Chàm Khô Ở Mặt Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị An Toàn
Chàm khô ở mặt không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến nhan sắc bởi sự xuất hiện của các vùng da đỏ bong tróc, ngứa ngáy, thậm chí là nứt nẻ da. Da mặt bị chàm khô khá nhạy cảm nên cần thận trọng khi lựa chọn thuốc và cách điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
⇒ XEM THÊM: Chàm Khô Ở Tay – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Chàm khô ở mặt là gì?
Chàm khô ở mặt là một bệnh lý ngoài da chỉ tình trạng lớp sừng Keratin trên da mặt bị khô do mất nước hoặc không được đáp ứng đầy đủ chất lỏng. Lúc này, cấu trúc da bị mất cân bằng và trở lên nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng khi tiếp xúc với vi khuẩn, nấm hay các yếu tố dị nguyên.
Khi da mặt bị chàm khô, vùng tổn thương khô ráp, da bong tróc, sần sùi, ngứa ngáy và đôi khi còn bị viêm đỏ, nứt nẻ, đau rát và chảy máu. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên mặt, nhiều nhất là ở môi và hai bên má.
Yếu tố cơ địa đóng góp một phần quan trọng cho sự khởi phát của bệnh chàm khô ở mặt. Do vậy, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những trường hợp có cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch bị rối loạn. Căn cứ vào nguyên nhân và đặc điểm của bệnh, chàm khô da mặt được chia thành 3 loại chính gồm: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã.
Tương tự như bệnh chàm khô ở các vị trí khác, người mắc chàm khô da mặt có thể phải mang theo căn bệnh này suốt đời. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi y học hiện đã tìm ra được nhiều phương pháp cho hiệu quả tích cực trong việc điều trị và ngăn chặn tái phát bệnh.
Nguyên nhân khiến da mặt bị chàm khô
Bệnh chàm khô ở mặt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, sự khởi phát của bệnh do nhiều yếu tố kết hợp cùng lúc khiến cho các triệu chứng bệnh bùng phát mạnh và khó kiểm soát.
Dưới đây là những nguyên nhân gây chàm khô da mặt thường gặp:
- Trong gia đình từng có người mắc bệnh chàm khô và các bệnh dị ứng khác. Nhiều bằng chứng cho thấy, yếu tố di truyền có liên quan mật thiết với sự phát triển của các triệu chứng chàm khô trên mặt.
- Cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch nhạy cảm với các yếu tố kích thích bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường khiến cho các triệu chứng bệnh dễ dàng bùng phát.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Nhiều người bị chàm khô ở mặt sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng, chứa chất tẩy trắng mạnh hoặc chứa thành phần không phù hợp với da.
- Viêm da tiếp xúc: Dạng chàm khô này xảy ra sau khi da mặt tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như thuốc lá, phấn hoa, dầu gội đầu, bụi bẩn, lông chó mèo…
- Dị ứng thực phẩm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị chàm khô. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sau khi ăn bạn các thực phẩm gây dị ứng một vài giờ.
- Mất cân bằng nội tiết gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng phòng thủ của hệ miễn dịch và độ nhảy cảm của da. Các trường hợp đang bị rối loạn nội tiết có nguy cơ bị chàm khô ở mặt cao hơn khi tiếp xúc với các tác nhân có hại.
- Thường xuyên bịt khẩu trang, đội mũ trùm kín cả trán khiến cho da mặt bị bí bách, đổ nhiều mồ hôi. Trong điều kiện ẩm ướt của da mặt, vi khuẩn và nấm có thể phát triển mạnh, tạo điều kiện cho sự khởi phát của bệnh chàm khô.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị chàm khô da mặt:
- Nhỏ tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
- Mắc các bệnh mãn tính gây suy giảm hệ thống tự miễn của cơ thể.
- Căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lo âu và các rối loạn tâm lý khác.
- Tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
- Thiếu nước do uống ít nước hoặc do tiêu chảy, nôn ói kéo dài khiến da mặt bị khô.
- Các rối loạn ở cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa, gan.
Triệu chứng nhận biết chàm khô da mặt
Khi da mặt bị chàm khô, người bệnh có thể nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường như:
- Đỏ da: Ở giai đoạn đầu của bệnh, da mặt xuất hiện các vệt hay mảng đỏ ở trán, má, cằm, quanh mắt, tai, tai, lông mày hoặc hai bên mũi… Khu vực tổn thương cũng có thể bị sưng viêm, nhất là các vùng da nhạy cảm như ở mí mắt.
- Nổi mụn nước: Vùng da bị chàm ở mặt hình thành nhiều mụn nước nhỏ li ti. Chúng có thể xuất hiện dày đặc thành cụm và tồn tại đến vài tuần.
- Tiết dịch, đóng vảy: Sau một thời gian, mụn nước vỡ ra và tiết dịch. Dịch khô lại tạo thành một lớp vảy nổi cộm trên bề mặt da.
- Bong tróc da: Da chết và lớp vảy bong tróc sẽ để lộ ra lớp da non mới nhẵn bóng nằm bên dưới vảy.
- Da khô, dày sừng, tăng sắc tố: Dùng tay sờ vào khu vực da mặt bị chàm khô sẽ có cảm giác da khá thô ráp và dày sừng. Hiện tượng tăng sắc tố da cũng xảy ra khiến da trở lên sẫm màu hơn.
- Nứt nẻ da: Vùng da bị bệnh xuất hiện những vết nứt gây đau đớn và có thể rướm máu. Đây được xem là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh chàm khô ở mặt, khiến da mất thẩm mỹ và rất dễ nhiễm trùng.
⇒ XEM THÊM: Tổng Quan Về Bệnh Chàm Khô Tróc Vảy Và Cách Điều Trị
Bệnh chàm khô ở mặt có nguy hiểm không?
Chàm khô da mặt tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây truyền nhiễm nhưng cũng có thể mang đến những tác hại và một số biến chứng nếu không được điều trị tốt. Bao gồm:
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Khuôn mặt được xem là trung tâm đại diện cho toàn bộ cơ thể. Sở hữu một gương mặt xinh đẹp với làn da không tì vết sẽ khiến bạn trở nên tự tin trong giao tiếp. Tùy nhiên, bệnh chàm khô ở mặt không chỉ mang đến những cơn ngứa ngáy thường trực mà còn gây ra những dấu tích mất thẩm mỹ. Đặc biệt, sự hình thành của các vết sẹo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của bạn.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Tình trạng bong tróc, nứt nẻ da khiến người bệnh ngại phải lộ mặt và dần trở nên tự ti, sống khép kín. Bệnh kéo dài hoặc hay tái phát còn gây hoang mang lo lắng, khiến bệnh nhân lâm vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, mất tập trung trong học tập và trong công việc hàng ngày.
- Chàm khô toàn thân: Chàm khô da mặt tuy không lây cho người khác nhưng lại có thể lan rộng khu vực ảnh hưởng lên đầu, xuống cổ, ngực, tay, lưng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến toàn thân nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
- Chàm bội nhiễm: Vùng da mặt bị chàm khô không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ và tấn công vào da gây bội nhiễm.
⇒TÌM HIỂU NGAY: Bệnh Chàm Sữa Bội Nhiễm – Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý
Cách chữa trị chàm khô ở mặt an toàn
Da mặt khá nhạy cảm, mỏng manh và dễ bị tổn thương sâu khó phục hồi nếu không lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ ban đầu. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp chữa chàm khô da mặt đòi hỏi sự thận trọng từ chính các bác sĩ chuyên khoa lẫn bệnh nhân.
Nguyên tắc điều trị:
- Dưỡng ẩm cho da
- Chống viêm
- Điều trị nhiễm trùng nếu có
- Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh giúp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
- Sử dụng thuốc đúng cách, an toàn
Những sự lựa chọn an toàn trong điều trị chàm khô ở mặt bao gồm:
1. Chữa chàm khô da mặt bằng thuốc bác sĩ kê đơn
Các loại thuốc bôi thường được ưu tiên lựa chọn để điều trị cho da mặt bị chàm bởi chúng chỉ có tác dụng trong phạm vi sử dụng, không gây tác dụng toàn thân nên an toàn hơn so với khi dùng thuốc uống. Tùy theo triệu chứng cùng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc sau:
- Kem steroid: Thuốc chứa steroid dạng bôi thường được chỉ định để trị chàm khô ở mặt trong thời gian ngắn. Thuốc giúp giảm nhanh cơn ngứa cũng như tình trạng viêm đỏ trên da. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc steroid quá liều hoặc kéo dài dẫn đến teo da cùng nhiều biến chứng khôn lường.
- Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, giúp ngăn chặn hoạt động của chất trung gian gây viêm histamin, qua đó xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi da mặt bị nhiễm trùng.
- Thuốc kháng nấm: Kem bôi kháng nấm có thể được chỉ định khi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tìm thấy nấm.
- Thuốc ức chế calcineurin: Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để thay thế cho kem steroid trong điều trị chàm khô và các vấn đề khác như bệnh eczema, viêm da cơ địa ở mặt, bạch biến,… Thuốc giúp ngăn chặn sự bùng phát và lan rộng của bệnh bằng cách làm giảm hoạt động của chất gây viêm.
⇒ MÁCH BẠN: 11 Thuốc Chữa Chàm Khô An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
2. Cách điều trị chàm khô ở mặt bằng quang trị liệu
Quang trị liệu được chỉ định cho những bệnh nhân có da mặt bị chàm khô ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng được với thuốc bác sĩ kê đơn.
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chiếu tia PUVA và UVB để tác động lên vùng tổn thương nhằm cải thiện các dấu hiệu bệnh và thúc đẩy cơ chế chữa lành tổn thương của cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp quang trị liệu không được khuyến khích áp dụng trong thời gian dài vì những ảnh hưởng từ tia cực tím có thể dẫn đến ung thư da.
Cách chăm sóc, phòng ngừa chàm khô da mặt tái phát
Để các triệu chứng chàm khô ở mặt nhanh được kiểm soát, ngoài việc tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc da tại nhà, kết hợp với một số mẹo dưới đây để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Dưỡng ẩm cho da, không chỉ riêng ở khu vực bị bệnh mà tốt nhất nên áp dụng cho toàn bộ da mặt. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm hay thuốc mỡ dịu nhẹ, có khả năng cấp ẩm tốt như Eucerin, Vaseline, Cetaphil. Chú ý rửa mặt sạch sẽ trước khi thoa kem và chỉ nên bôi một lớp mỏng vừa phải lên da để lỗ chân lông không bị bít tắc.
- Sử dụng sữa rửa mặt chứa thành phần tự nhiên, an toàn, không chất tạo bọt để rửa mặt mỗi ngày. Sau khi vệ sinh da mặt xong, hãy dùng khăn mặt nhẹ nhàng thấm khô da.
- Không rửa mặt bằng nước ấm
- Tránh sử dụng phấn trang điểm trên vùng da bị bệnh và tuyệt đối không để da mặt tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng da đã được xác định.
- Không để vùng da bị bệnh tích tụ mồ hôi, bụi bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Các đồ dùng như nón mũ, khẩu trang nên lựa chọn các chất liệu thông thoáng và an toàn cho da mặt. Không mang chúng quá lâu và nên giặt thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho da.
- Tránh đưa tay lên mặt sờ hoặc gãi ngứa ở vùng tổn thương dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Để giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể chườm lạnh hoặc bôi thuốc bác sĩ kê đơn.
- Tránh ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh và không sử dụng các thức uống chứa cồn. Bạn nên tăng cường thêm rau xanh, hoa quả tươi, cá béo, các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, ngũ cốc,… để bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi để tái tạo da mặt, tăng khả năng miễn dịch.
- Thu dọn, vệ sinh nhà ở thường xuyên.Các vật dụng trong phòng ngủ như chăn, màn, chiếu, ga trải giường, vỏ gối cần được giặt sạch và phơi khô ngoài nắng to định kỳ.
- Tránh để căng thẳng kéo dài
- Tập thể dục thường xuyên kết hợp ngủ đủ giấc để cải thiện khả năng tự miễn, ổn định nội tiết tố, tăng cường trao đổi các chất dinh dưỡng đến sửa chữa, tái tạo vùng da bị tổn thương.
- Thăm khám và điều trị triệt để các bệnh lý có liên quan đến sự khởi phát của bệnh chàm khô da mặt nếu có.
- Áp dụng các mẹo chữa chàm khô ở mặt tại nhà như dùng mật ong, nghệ, dầu ô liu, dầu dừa, vitamin E,… giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng và dưỡng ẩm cho da.
⇒ ĐỪNG BỎ QUA: 5 Cách Chữa Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Đang Được Nhiều Người Tin Dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!