Nội dung chính

Chàm khô là tình trạng viêm da mạn tính do thiếu ẩm, dẫn đến da khô, bong tróc, nứt nẻ. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết hanh khô khiến da thiếu ẩm nghiêm trọng. Dầu dừa từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng làm mềm các lớp biểu bì, cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da rất tốt. Áp dụng cách trị chàm khô bằng dầu dừa là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người áp dụng. 

⇒Xem ngay: Thuốc Trị Chàm Cho Trẻ Em Tốt Nhất Được Nhiều Mẹ Tin Dùng

Tác dụng chữa chàm khô của dầu dừa

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm eczema, xảy ra khi lớp sừng Keratin của da không được đáp ứng đủ nước khiến cấu trúc da mất cân bằng, gây ra các triệu chứng như da khô, bong tróc, trầy xước, rướm máu. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở chân và các đầu ngón tay.

Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chàm khô
Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chàm khô

Dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho da, đồng thời sát trùng, chống viêm, giảm ngứa là nguyên tắc xử trí trong điều trị bệnh chàm khô. Đây cũng là lý do mà nhiều người sử dụng dầu dừa để trị chàm khô. Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc, thường được sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dầu dừa nổi tiếng với khả năng làm mềm các lớp biểu bì cứng. Trong dầu dừa có chứa nhiều axit béo ngậm nước, có hiệu quả tốt trong việc cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da, làm mềm kẽ chân – tay, giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng mất nước trên da, giảm khô và bong tróc da ở bệnh chàm khô.

Sở dĩ phương pháp trị chàm khô bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng và đánh giá cao là vì:

  • Trong dầu dừa chứa nhiều axit béo ngậm nước: Có tác dụng làm mềm vùng da bị khô, bong tróc do bệnh chàm khô gây ra. Sử dụng dầu dừa đúng cách giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ, duy trì độ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
  • Dầu dừa chứa Axit Lauric: Có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh, có thể diệt nấm Candida Albicans và vi khuẩn tụ cầu vàng. Sử dụng dầu dừa có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Chứa các thành phần giảm viêm, kháng khuẩn: Phytonutrients, polyphenols trong dầu dừa giúp giữ ẩm, làm mềm da; Caprylic, Capric acid giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khó chịu; Monolauric giúp chống viêm, kháng khuẩn; Antibacterial, antioxidant, antimicrobial, anti-fungal giúp giảm lở loét. Ngoài ra, dầu dừa giàu vitamin E, có tác dụng thúc đẩy hồi phục, làm lành vùng da tổn thương.

5 Cách trị chàm khô bằng dầu dừa an toàn, đơn giản, dễ thực hiện

Có rất nhiều cách sử dụng dầu dừa trị chàm khô đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Dầu dừa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe làn da. Dưới đây là một số cách trị chàm khô bằng dầu dừa đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

1. Dùng dầu dừa nguyên chất

Chúng ta có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để chăm sóc sức khỏe làn da và hỗ trợ điều trị chàm sữa. Với phương pháp này, bạn có thể tự làm dầu dừa hoặc mua dầu dừa để sử dụng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi mua dầu dừa, tránh nguy cơ mua phải sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước ấm, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, thấm khô với khăn mềm, sạch
  • Dùng tay hoặc bông gòn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên vùng da khô, massage trong 5 – 10 phút
  • Sau 30 phút khi dưỡng chất đã đủ thời gian thấm sâu vào bên trong da, có thể rửa lại với nước ấm
  • Kiên trì áp dụng 1 – 2 lần/ngày để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

2. Trị chàm khô bằng dầu dừa và lá trầu không

Lá trầu không chứa vitamin, khoáng chất và nước có tác dụng dưỡng ẩm, giữ ẩm, cải thiện tình trạng da khô bong tróc. Chứa Chavicol, Chavibetol và Cadinen giúp kháng khuẩn, sát khuẩn, làm sạch da, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Đặc biệt, trong lá trầu không có chứa tinh dầu, thành phần chính là Eugenol, có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Lá trầu không có thể kết hợp với dầu dừa để hỗ trợ trị chàm khô.

Dầu dừa có thể kết hợp với lá trầu không để hỗ trợ trị chàm
Dầu dừa có thể kết hợp với lá trầu không để hỗ trợ trị chàm

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch với nước nhiều lần, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo nước
  • Giã nát hoặc ép lá trầu vắt lấy nước cốt, trộn 1 muỗng nước cốt lá trầu với 1 muỗng dầu dừa, khuấy đều
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị lên da
  • Sau 20 – 30 phút thì rửa lại với nước ấm, thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Thận trọng khi chữa chàm khô bằng lá trầu không dài ngày vì có thể gây kích ứng da, làm mất sắc tố, độc tế bào sắc tố, gây viêm da tiếp xúc.

3. Chữa chàm khô bằng dầu dừa và bơ

Bạn có thể dùng quả bơ, hoặc dùng tinh dầu quả bơ kết hợp với dầu dừa để trị chàm khô đều được. Bơ có chứa axit oleic, vitamin A, vitamin E giúp làm mềm, nuôi dưỡng da. Khi kết hợp với dầu dừa có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, làm mềm da, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1/4 quả bơ chín nghiền nát, trộn đều với 1 thìa dầu dừa
  • Làm sạch vùng da bị chàm sữa bằng nước ấm, thấm khô
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị chàm, massage nhẹ nhàng
  • Sau 20 phút thì rửa lại da bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm.

4. Trị chàm khô bằng dầu dừa và mật ong

Mật ong cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện chàm khô. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, cấp ẩm, dưỡng ẩm, làm giảm các triệu chứng do bệnh chàm da gây ra. Do đó, người bệnh có thể kết hợp mật ong với dầu dừa để hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 thìa mật ong trộn đều với 1 thìa dầu dừa
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, thấm khô với khăn mềm
  • Trước khi đi ngủ thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da, dùng băng gạc che lại
  • Sáng hôm sau nhẹ nhàng tháo lớp băng gạc ra và rửa sạch da với nước ấm.

Lưu ý: Nên thử phản ứng của da bằng cách thoa một lượng nhỏ mật ong lên vùng da lành, nếu không có bất kỳ phản ứng gì thì mới bôi lên vùng da bị chàm.

5. Dùng nha đam và dầu dừa chữa chàm khô

Nha đam cũng được đánh giá cao về hiệu quả cấp ẩm, dưỡng ẩm, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da. Nha đam giàu nước, vitamin và khoáng chất, có thể cấp ẩm, tăng tính đàn hồi cho da. Trong nha đam có chứa hàm lượng axit amin cao, có tác dụng giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, hỗ trợ tái tạo và làm lành các tế bào tổn thương.

Nha đam có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm tuyệt vời cho da khô
Nha đam có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm tuyệt vời cho da khô

Cách thực hiện:

  • Lá nha đam rửa sạch, tách bỏ vỏ, lấy phần gel bên trong
  • Trộn gel nha đam với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm khô, thấm khô bằng khăn mềm
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị
  • Sau 20 – 30 phút thì rửa sạch da bằng nước ấm.

[Chuyên gia tư vấn]Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Sự Thật Về Bệnh Chàm

Dùng dầu dừa trị chàm khô có hiệu quả không?

Dùng dầu dừa trị chàm khô có hiệu quả không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Chàm khô là một bệnh da liễu thường gặp, phát triển vào thời điểm thời tiết lạnh, khô. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính, khó điều trị dứt điểm.

Dùng dầu dừa trị chàm khô là phương pháp được nhiều người áp dụng do nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, mức độ an toàn cao, cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, đây là mẹo dân gian, hiệu quả của cách điều trị này tương đối chậm, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh chàm ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người.

Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc dưỡng ẩm, cấp ẩm, làm dịu vùng da tổn thương, hỗ trợ phục hồi vùng da bị chàm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định được hiệu quả của dầu dừa trong điều trị bệnh chàm. Chưa có thuốc đặc trị chàm khô, việc sử dụng dầu dừa chỉ dừng ở mức hỗ trợ điều trị, không thể điểm trị dứt điểm bệnh. Nhất là với trường hợp người bệnh thường tiếp xúc với hóa chất, chất gây kích ứng, các tác nhân gây dị ứng…

Lưu ý khi dùng dầu dừa trị chàm khô

Khi sử dụng dầu dừa để hỗ trợ điều trị chàm khô, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dầu dừa chỉ có tác dụng với trường hợp chàm nhẹ, mới khởi phát. Nếu bạn bị chàm khô nghiêm trọng, có dấu hiệu bội nhiễm, nên sớm thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Chàm khô khó điều trị dứt điểm, để điều trị bệnh phải dựa vào sự kiên trì của bệnh nhân. Dầu dừa thường mang đến tác dụng chậm, vì thế, bạn cần kiên trì áp dụng mới thấy hiệu quả.
  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu kiên trì trong thời gian dài mà không thấy cải thiện, bạn nên thử áp dụng cách điều trị khác phù hợp hơn.
  • Bên cạnh việc sử dụng dầu dừa, bạn nên dùng các loại kem dưỡng, sữa tắm chuyên dụng, dành riêng cho da chàm. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Aveeno, Mustela, A-Derma…
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng như xà phòng, nước rửa chén, chất tẩy rửa mạnh
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường sức khỏe.

Có thể thấy, có nhiều cách trị chàm khô bằng dầu dừa an toàn, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Chữa chàm khô bằng dầu dừa chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn bị chàm nghiêm trọng, có dấu hiệu bội nhiễm hoặc kéo dài dai dẳng, hay tái phát, nên sớm đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.

⇒Xem thêm: Các Thuốc Trị Bệnh Chàm Khô Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa