Nội dung chính

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, một trong những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn chính là bệnh chàm sinh dục có lây không. Thắc mắc này sẽ được chuyên gia của Phòng khám Favina giải đáp chi tiết ngay dưới đây. 

→Xem ngay:Cách Trị Bệnh Chàm Bìu Tại Nhà An Toàn, Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Hiểu hơn về bệnh chàm sinh dục

Chàm sinh dục là tình trạng viêm da xuất hiện ở da vùng kinh hoặc khu vực da quanh bộ phận sinh dục, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, khô, ngứa, dày sừng và bong tróc… Chàm sinh dục là bệnh chàm eczema xảy ra ở bộ phận sinh dục, do đó, các triệu chứng của bệnh chính là các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm.

Bệnh chàm sinh dục có lây không là thắc mắc chung của nhiều người
Bệnh chàm sinh dục có lây không là thắc mắc chung của nhiều người

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, trong đó, nam giới thường phổ biến hơn nữ giới. Đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố nội sinh (di truyền, cơ địa) và các tác động từ yếu tố môi trường.

Chàm sinh dục phát triển theo từng giai đoạn cụ thể, ban đầu là sự xuất hiện của một vùng da khô, đỏ, ngứa, trên bề mặt da có các mụn nước nhỏ li ti. Sau đó, các mụn nước này phát triển nhanh chóng, dày đặc, rồi vỡ ra, khô lại, đóng vảy và kéo da non. Vùng da bị chàm có màu sẫm hơn, phía trên có các vảy trắng, khô, ngứa. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, da có thể trở nên dày sừng, xù xì, sừng hóa rất khó điều trị.

Để điều trị dứt điểm bệnh chàm, đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì và nỗ lực. Có rất nhiều cách điều trị chàm sinh dục như điều trị bằng thuốc Tây Y, điều trị bằng thuốc Đông Y hay áp dụng mẹo dân gian để hỗ trợ. Dù áp dụng phương pháp nào, nếu có dấu hiệu bị chàm hay có bất kỳ bất thường nào ở vùng kín, bạn cũng nên nhanh chóng thăm khám để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Bệnh chàm sinh dục có lây không?

Chàm sinh dục là bệnh ngoài da, đặc trưng với các triệu chứng như da khô đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc, đôi khi có chảy dịch, lở loét, sưng hạch bạch huyết (trường hợp có bội nhiễm). Bệnh không chỉ gây ngứa nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh sinh ra tâm lý tự ti, e ngại, mặc cảm, nhất là khi chúng ta không hiểu rõ về bệnh.

Chàm sinh dục dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý sinh dục, điều này khiến nhiều người băn khoăn lo ngại không biết bệnh có nguy hiểm không, có lây truyền không. Trả lời thắc mắc này, Bác sĩ CK2 Hoàng Thị Vui hiện đang công tác tại Phòng khám Favina cho biết, cũng giống như các dạng bệnh chàm khác, chàm sinh dục không phải là bệnh lây lan.

Theo các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, chàm sinh dục là bệnh xuất phát từ yếu tố nội sinh như cơ địa dị ứng, di truyền kết hợp cùng các tác động của yếu tố môi trường. Bệnh không phải do lây nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm nên sẽ không lây nhiễm từ người này sang người khác. Chúng ta có thể yên tâm khi giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh chàm. Đồng thời, người bệnh không cần phải tự ti, e ngại, sợ lây bệnh cho người khác vì chàm sinh dục không thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây từ người này sang người khác nhưng vùng da bệnh có thể lan rộng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Chàm sinh dục là bệnh viêm da mạn tính, không nguy hiểm cũng không đe dọa đến tính mạng. Thế nhưng, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính, thường xuyên tái phát, gây tổn thương vùng kín nghiêm trọng nếu bạn chủ quan không sớm thăm khám và điều trị.

[Chuyên gia tư vấn]: Nam Giới Bị Chàm Bìu Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Ngừa

Bệnh chàm sinh dục có lây qua đường tình dục không?

Nếu không tìm hiểu, nhiều người sẽ rất dễ nhầm lẫn bệnh chàm sinh dục với các bệnh như giang mai, mụn rộp vùng sinh dục hay bệnh Chlamydia… Tuy nhiên, mặc dù khiến da khô, đỏ, nổi mụn nước li ti và thường hay ngứa rát nhưng chàm sinh dục không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Người bệnh chàm hoàn toàn không cần lo lắng bệnh sẽ lây truyền cho người bạn đời của mình khi quan hệ tình dục, vì bệnh hoàn toàn không lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh hay qua quan hệ tình dục.

Bệnh chàm sinh dục không lây qua tiếp xúc cũng không lây qua đường tình dục
Bệnh chàm sinh dục không lây qua tiếp xúc cũng không lây qua đường tình dục

Chàm sinh dục ở nam giới thường được gọi là bệnh chàm bìu. Khi mắc bệnh, bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường, không cần tự ti, e ngại hay sợ rằng bệnh sẽ lây nhiễm. Thế nhưng, một vấn đề mà người bệnh cần hết sức lưu ý là chúng ta nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang bị chàm. Vì những lý do sau đây:

  • Làm tăng nguy cơ bội nhiễm: Vùng da bị chàm cần được chăm sóc cẩn thận, giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là khi các mụn nước vỡ ra để tránh nguy cơ bội nhiễm. Việc quan hệ tình dục sẽ khiến vùng da bệnh bị ma sát liên tục, dễ tổn thương, lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh xâm nhập, gây ra bệnh chàm bội nhiễm.
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc yêu: Vùng da bệnh sần sùi mất thẩm mỹ khiến người bệnh lẫn đối tác đều có tâm lý e ngại. Thêm vào đó, việc ma sát với vùng da bệnh không chỉ khiến vùng tổn thương lâu lành mà còn gây cảm giác cộm, rát, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu.

Vì thế, mặc dù chàm sinh dục không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp, cũng không lây qua đường tình dục, trong giai đoạn bùng phát đợt chàm, người bệnh vẫn nên hạn chế quan hệ. Khi vùng da bệnh được chăm sóc tốt, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm, vùng tổn thương nhanh lành và hạn chế được nguy cơ tái phát.

Bệnh chàm sinh dục và yếu tố di truyền

Như đã đề cập, chàm là bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu nhận thấy rằng, mặc dù không lây truyền nhưng chàm là bệnh di truyền. Nếu gia đình có ba hoặc mẹ bị chàm con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ này có thể lên đến 80% nếu cả ba và mẹ đều mắc bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như tiền sử gia đình có người mắc bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố tương tác với nhau bệnh như gene, môi trường sống, hoạt động của hệ miễn dịch. Bệnh có yếu tố gia đình, hay xuất hiện ở những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Theo thống kê, có khoảng 35% người bị viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời, khoảng 60% người bị viêm da cơ địa có con mắc bệnh này.

Để điều trị bệnh chàm thì việc tránh chà xát, tránh gãi là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với việc bôi thuốc, bôi kem dưỡng ẩm, uống thuốc chống ngứa (khi cần) để làm giảm các triệu chứng bệnh. Đối với những người mà người thân trong gia đình mắc bệnh chàm, nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp vì bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền.

[Mẹo hay nên biết]: Cách Trị Bệnh Chàm Tại Nhà Đơn Giản, Được Nhiều Người Đánh Giá Cao

Một số lưu ý cho người mắc bệnh chàm sinh dục

Khi bị chàm sinh dục, để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dưỡng ẩm, vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh là điều hết sức cần thiết, không chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh mà còn có thể chống khô ngứa hạn chế tái phát hiệu quả.
  • Xác định, loại trừ và tránh các chất gây dị ứng, tác nhân làm bùng phát đợt chàm cấp tính để hỗ trợ điều trị và tránh bệnh tái phát.
  • Chàm là bệnh mạn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm, khi bệnh xuất hiện ở vùng kín, đây là vùng da đặc biệt nhạy cảm, người bệnh cần thận trọng khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.
  • Nên chọn đồ lót rộng rãi, thoải mái, được làm bằng vải cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, ít gây kích ứng để giúp vùng da tổn thương nhanh lành.
  • Khi tắm, nên rửa vùng kín, bộ phận sinh dục bằng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng, tránh dùng xà phòng và các sản phẩm có hương liệu, mùi thơm nồng.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh chàm sinh dục có lây không. Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm nhưng khi mắc bệnh, người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh gây tổn thương cho vùng da bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm.

→Tham khảo ngay: Chàm Bội Nhiễm Có Lây Không? Thông Tin Bạn Nên Biết

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Cách chữa