Nội dung chính

Chàm sinh dục là một bệnh về viêm da xảy ra ở rất nhiều người. Bệnh được xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có những biểu hiện đặc trưng. Khi mắc chàm sinh dục, bệnh nhân luôn ngứa ngáy, khó chịu, đau rát gây bất tiện khi sinh hoạt. Cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng để tránh các hậu quả về sau.

Chàm sinh dục là gì?

Bệnh chàm sinh dục cũng giống như chàm da, bệnh thuộc một phần của viêm da cơ địa. Đây cũng là căn bệnh không hiếm gặp, bệnh xảy ra ở trên da của vùng kín hoặc khu vực da xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh chàm sinh dục khiến người mắc luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, bong tróc trên vùng da bị chàm.

Chàm sinh dục là gì?
Chàm sinh dục khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và đau rát.

Chàm sinh dục có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đặc biệt, sẽ xảy ra nhiều đối với những đối tượng từ độ tuổi thanh niên, khi bộ phận sinh dục đã trưởng thành hoàn toàn. Hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân đã từng quan hệ tình dục nhưng không an toàn và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Theo ghi nhận, bệnh chàm sinh dục thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Thông thường, bệnh sẽ diễn biến trên vùng da ở phần bìu của nam giới, có tên gọi là bệnh chàm bìu. Nhưng vẫn có không ít nữ giới bị mắc chàm sinh dục, nó thường xảy ra ở vùng da trên âm hộ. Ngoài ra, vẫn có trường hợp chàm sinh dục xảy ra ở trẻ em.

Nhưng dù là chàm sinh dục nam hay nữ đều sẽ có những biểu hiện khá giống nhau như ngứa ngáy, bong tróc, vảy tiết, mụn nước, đau rát,… Gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tâm lý người bệnh cũng bị tác động do sự mặc cảm, xấu hổ và tự ti về bệnh.

Nhận biết được căn bệnh này không khó, nhưng cần phân biệt rõ giữa chàm sinh dục với các bệnh da liễu khác như: mề đay, viêm da dị ứng, vảy nến, các bệnh xã hội, rôm sảy,…. Bệnh chàm sinh dục cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các hậu quả nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: 11 Thuốc Trị Chàm Khô Tốt Nhất Và Những Lưu Ý Khi Dùng

Nguyên nhân gây ra chàm sinh dục

Bệnh chàm bìu cũng giống như các dạng chàm da khác, khó có thể xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Điều này, khiến nhiều bệnh nhân hoang mang khi không biết bệnh xuất phát từ đâu để phòng tránh hợp lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra chàm sinh dục, nó có thể do nội sinh và cả các yếu tố bên ngoài tác động.

Đối với nguyên nhân do nội sinh, người bệnh cũng khó có thể nhận biết và khắc phục, có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Còn đối với bệnh do tác động từ yếu tố bên ngoài sẽ có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.

Yếu tố nội sinh

  • Di truyền: Vấn đề này cũng không hiếm khi xảy ra khi trong gia đình có người từng mắc phải chàm sinh dục cũng có thể di truyền sang thế hệ sau. Đây là một căn bệnh nên nó thuộc về những gen bệnh, nhất là đối với người nào hay tái lại bệnh. Khi đó, gen bệnh này sẽ được di truyền sang đời con cháu sau này.
  • Bẩm sinh: Bẩm sinh có thể là nguyên nhân phổ biến hay xảy ra đối với bệnh nhân mắc chàm sinh dục. Có thể do da quá nhạy cảm và mỏng nên dễ kích ứng với môi trường, thời tiết, cơ địa bẩm sinh yếu cùng với hệ miễn dịch không đủ mạnh để kháng lại những vi khuẩn xâm nhập.
  • Mắc các bệnh lý khác: Có thể bản thân bệnh nhân đang mắc phải những bệnh lý khác như: rối loạn nội tiết, xơ gan, rối loạn thần kinh,…cũng có thể gây ra các biến chứng như chàm sinh dục. Đôi khi, các bệnh tâm lý như: stress, trầm cảm, rối loạn lo âu,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Vị trí vùng da: Đặc trưng của những vùng da cận hoặc tại bộ phận sinh dục thường sẽ rất khuất, khít, có nhìn độ cao, thường ẩm nóng, vì thế đây là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì vị trí khá bất tiện nên việc vệ sinh sạch sẽ cũng trở nên khó khăn, dễ sinh ra bệnh chàm sinh dục.

Tác động từ môi trường

Nếu bệnh nhân đang sống trong một môi trường với điều kiện không tốt như: bụi bẩn, rác thải, khói thuốc, hóa chất, xăng dầu, lông động vật,… cũng có thể khiến những làn da nhạy cảm dễ mắc bệnh chàm. Môi trường với khí hậu quá khắc nghiệt, quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến da không thể thích nghi và gây ra chàm.

Môi trường khiến da quá khô hoặc quá nóng gây mồ hôi ẩm ướt cũng dễ khiến da mắc các bệnh da liễu, không chỉ chàm sinh dục mà còn là các vấn đề khác như: nấm, lở loét, dị ứng, mề đay, vảy nến,…

Sử dụng sản phẩm gây kích ứng

Chàm sinh dục cũng được gây ra bởi việc da kích ứng với một số đồ vật, chất liệu hoặc sản phẩm không phù hợp. Nếu bệnh nhân thường xuyên chăm sóc và vệ sinh da với những sản phẩm chứa các chất gây kích ứng hoặc quá nhiều hương liệu sẽ khiến da nhạy cảm và trở nên mẩn đỏ.

Nguyên nhân gây ra chàm sinh dục
Sử dụng một số sản phẩm nhiều hương liệu cũng có thể gây chàm sinh dục.

Một số những chất liệu đồ vật có thể gây kích ứng với một số người như: kim loại, nhựa, cao su khi tiếp xúc với tần suất liên tục, có thể khiến da ngứa ngáy gây ra chàm da. Vài người dùng nước hoa cho vùng kín, sản phẩm này cũng chứa các hóa chất có thể gây độc tố cho da, bùng phát các bệnh da liễu nghiêm trọng.

Quần áo, các loại vải

Khi bệnh nhân mặc những bộ quần áo với thiết kế quá khít, bó sát gây nóng bức khó chịu sẽ dễ gây ra các bệnh về da như chàm sinh dục. Da bị bí bách lâu ngày cũng khiến các vi khuẩn trong da dễ dàng sinh sôi và phát triển. Hoặc một số phụ nữ có thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày điều này khiến vùng kín hầm bí gây ra chàm.

Các loại vải cũng có thể là nguyên nhân của bệnh chàm sinh dục. Một số loại vải quá thô cứng như: vải bố, vải đũi, vải jean, vải thô mộc,… dùng để làm quần, áo, chăn mền, gối, ga giường,… khi tiếp xúc nhiều với da sẽ dễ gây trầy xước, ngứa ngáy. Việc ngứa lâu ngày khiến vùng da đỏ trở nên nhạy cảm và bị viêm nhiễm.

Vệ sinh không sạch sẽ

Đây có thể là nguyên nhân phổ biến nhất, mà các bệnh nhân là nam giới thường mắc phải. Vệ sinh vùng kín không đúng cách, độ pH không đạt chuẩn khiến da dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi vi khuẩn. Thường xuyên để vùng kín ẩm ướt, có mùi, có dịch tiết nhưng không vệ sinh, lau khô thoáng làm cho vùng kín dễ mắc bệnh.

Nhiều người vệ sinh vùng kín rất hời hợt, bỏ qua những vùng da bị khuất và kín, điều này vô tình tạo cơ hội cho một số vi khuẩn xâm nhập và khiến da ngứa ngáy. Một số người bị kích ứng với giấy vệ sinh, nên khi sử dụng để lau chùi vùng kín cũng có thể gây ra chàm sinh dục.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, khoa học cũng khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị yếu đi, từ đó dễ hấp thụ những vi khuẩn gây bệnh. Ăn thường xuyên những thực phẩm không lành mạnh, dễ gây ra dị ứng như: hải sản có vỏ, bơ sữa, chất quá béo, thực phẩm chứa chất kích thích, thịt gia cầm,…

Chế độ sinh hoạt không ổn định gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da nói riêng và cả cơ thể nói chung. Đặc biệt là vấn đề sinh hoạt tình dục, vì đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kín, nếu quan hệ không lành mạnh, vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra chàm sinh dục.

Xem thêm: Chàm Bìu Mãn Tính Là Gì? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Biểu hiện của bệnh chàm sinh dục

Biểu hiện của chàm sinh dục cũng khá giống với các loại chàm khác, những vị trí là ở bộ phận sinh dục. Chàm sinh dục nữ hay nam cũng có các biểu hiện giống nhau, nhưng nhiều người chủ quan khi chỉ thấy ngứa ngáy, nếu không kịp thời chữa trị có thể phát sinh thêm một số các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn.

Khi biểu hiện trở nên nghiêm trọng đồng nghĩa với việc bệnh sẽ khó chữa trị hơn. Biểu hiện bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết chàm và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện từ mức độ nhẹ đến nặng qua từng giai đoạn phát triển của chàm sinh dục:

  • Tấy đỏ, nóng rát.
  • Ngứa ngáy, khó chịu.
  • Cộm ngứa, nổi sần.
  • Ban đỏ, mụn nước li ti có chứa dịch vàng.
  • Da thô ráp, bong tróc, vảy tiết.
  • mụn bọc mủ nếu kéo dài.
  • Lở loét, sưng tấy, đau rát.
  • Da phù nề, da chuyển từ đỏ trở nên sẫm màu hơn.
  • Bắt đầu lan rộng sang các vùng da xung quanh.
Biểu hiện của bệnh chàm sinh dục
Biểu hiện chính của vấn đề chàm sinh dục đó là ngứa ngáy và khó chịu.

Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu để biết rõ diễn biến bệnh của mình. Không nên kéo dài bệnh quá lâu sẽ khó chữa, đến kiểm tra bác sĩ sớm để có các phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.

Giai đoạn diễn biến của bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm diễn biến và phát triển theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát và theo dõi để biết được tình hình của bệnh. Nên chữa trị nhanh chóng từ những giai đoạn đầu, không nên kéo dài dễ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vùng kín.

Giai đoạn 1: Da sẽ bắt đầu ngứa ngáy âm ỉ, các vết đỏ xuất hiện hơi cộm. Cơn ngứa bắt đầu liên tục và dữ dội hơn. Hạt đỏ lấm tấm dần chuyển thành mụn nước nhỏ li ti xuất hiện khắp vết chàm.

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, mụn nước bắt đầu phát triển và lan rộng ra bên ngoài vùng chàm. Số lượng bắt đầu nhiều và dày đặc hơn, tuy mụn chỉ nhỏ bằng đầu tăm nhưng chứa dịch dễ vỡ. Chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể khiến mụn vỡ ra, chảy dịch, gây ra ngứa ngáy. Dịch bám vào các vảy da bong tróc khiến chàm nặng thêm.

Giai đoạn 3: Dịch và mủ mụn trên các vảy tiết của vùng tổn thương bắt đầu khô và tạo da non. Lúc này, tình trạng ngứa ngáy càng nhiều và liên tục hơn. Vùng chàm bắt đầu sẫm màu hơn giai đoạn đầu, lớp da không còn sần sùi sưng đỏ nữa mà trở nên trơn láng với những mảng da khô.

Giai đoạn 4: Chàm sinh dục bắt đầu trở nên mạn tính và khó chữa dứt điểm. Tình trạng bệnh đã kéo dài quá lâu. Da xù xì, có cục cộm, sẫm màu hơn nhiều so với các vùng xung quanh, bắt đầu sừng hóa, khiến da khô ráp bong tróc vảy liên tục. Tuy không còn sưng đỏ, chảy dịch nhưng đây là giai đoạn da tổn thương và khó chữa nhất.

Bệnh nhân khi mắc phải chàm sinh dục thường trải qua 4 giai đoạn phổ biến, bệnh sẽ không tự thuyên giảm mà kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Càng về sau, vết chàm càng lan rộng ra thêm các vùng lân cận, khiến nhiều vùng da bị tổn thương và đau rát.

Chàm sinh dục có gây nguy hiểm không?

Bệnh chàm sinh dục là một bệnh lý về da liễu chỉ xảy ra ở ngoài da, vì thế nó không ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, đồng thời đây cũng là một loại bệnh không gây lân lan sang người khác. Chàm sinh dục chỉ lây lan sang các vùng da khác trên bệnh nhân, vì thế có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bị chàm sinh dục.

Tuy không lây và cũng không gây tử vong nhưng chàm sinh dục cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cả sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Gây ra những bất tiện, khó khăn, mệt mỏi vì những triệu chứng của bệnh, khiến người mắc luôn lo âu, căng thẳng.

Nhiều người e ngại khi mắc phải chàm sinh dục nên họ chịu đựng mà không đi đến bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị. Đây là căn bệnh mạn tính, nếu để lâu trong một thời gian dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Bệnh chàm sinh dục rất khó để có thể chứa trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và có nguy cơ tái phát lại nhiều lần. Khi bệnh bắt đầu đến giai đoạn mạn tính, sẽ phát triển thành chàm bội nhiễm, lúc này nguy cơ bị nhiễm trùng cao, khó điều trị và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Chàm sinh dục kéo dài trong thời gian dài, liên tục bị tác động bởi các yếu tố môi trường không tốt có thể khiến người bệnh mắc phải các vấn đề như: động kinh, nhiễm trùng máu, co giật, vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công.

Ngoài ra, chàm sinh dục gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc luôn trong tâm lý lo lắng, xấu hổ, mặc cảm. Với những tâm lý này sẽ khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi và tiêu cực. Bệnh chàm sinh dục cũng gây cản trở đến việc quan hệ tình dục, khiến bệnh nhân tự ti, đau rát khi giao hợp, ảnh hưởng đến tình cảm của vợ chồng, gia đình.

Hình ảnh thực tế của chàm sinh dục

Một số hình ảnh chàm sinh dục để có thể hiểu thêm về biểu hiện và những đặc trưng của bệnh. Chàm sinh dục nam và nữ cũng sẽ có những triệu chứng giống nhau, cần chú ý kỹ những biểu hiện để chữa trị được hợp lý.

Hình ảnh thực tế của chàm sinh dục
Chàm sinh dục thường có các mụn nước nhỏ chứa dịch xuất hiện xung quanh vùng chàm.
Hình ảnh thực tế của chàm sinh dục
Sau một thời gian vết chàm sẽ khô lại và bắt đầu bong tróc vảy.
Hình ảnh thực tế của chàm sinh dục
Bệnh chàm sinh dục nếu để lâu sẽ khó chữa và gây ra các vấn đề khác cho sức khỏe.

Xem thêm: Bệnh Chàm Đồng Tiền Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Ngừa

Bệnh chàm sinh dục có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Có rất nhiều cách để chữa trị bệnh chàm sinh dục. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp để giúp trị hiệu quả vấn đề chàm sinh dục. Tuy căn bệnh này sẽ cần rất nhiều công sức và thời gian để điều trị, nhưng người bệnh cần cố gắng kiên trì để có thể đạt được kết quả tốt.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Phương pháp Tây y là cách phổ biến và thông dụng nhất đối với việc chữa trị bệnh chàm sinh dục. Bởi độ tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả cao nên rất được nhiều người tin dùng. Phương pháp này có rất nhiều cách để điều trị, mỗi cách đề có những hiệu quả và phù hợp với từng tình trạng riêng.

Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần riêng, bệnh nhân cần tham khảo kỹ để tránh các tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, viêm da,…. Các bác sĩ da liễu cũng sẽ tư vấn về công dụng, cách dùng và liều dùng hợp lý để bệnh nhân có thể sử dụng thuốc một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả.

  • Thuốc bôi ngoài: Pimecrolimus, Tacrolimus (là thuốc ức chế calcineurin), thuốc mỡ, Fucicort, Eumovate, Elomet (là thuốc chứa steroid).
  • Thuốc uống: Một số loại thuốc uống cũng được các bác sĩ kê đơn cho việc chữa trị chàm sinh dục, có thể kể đến là azathioprine, cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil, prednisone.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu vết chàm bắt đầu tiết dịch mủ, nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập gây đau rát và khó chịu dữ dội, bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh để giảm tình trạng nhiễm khuẩn. Một số loại có thể được dùng là cetirizine, chlorpheniramine.
  • Thuốc kháng Histamin: Histamin là một chất làm kích thích và hình thành vấn đề dị ứng và ngứa ngáy ở da. Vì vậy dùng một số thuốc kháng Histamin để giảm được tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa ngáy ở vùng chàm. Một số thuốc được chỉ định là fexofenadine, cetirizine, loratadin.
  • Thuốc tiêm: Nếu điều trị bằng các loại thuốc khác không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định để tiêm thuốc. Loại thuốc Dupixent đã được phê duyệt và chỉ định là loại thuốc tiêm giúp điều trị các vấn đề chàm trên da.
  • Soi đèn: Phương pháp soi đèn cũng là một cách để điều trị chàm sinh dục. Bệnh nhân sẽ được soi vùng da chàm dưới tia cực tím UV, các triệu chứng của bệnh sẽ được giảm nhiều sau khi soi đèn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp bệnh đã diễn biến nặng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
Bệnh chàm sinh dục có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Thuốc tây chính là phương pháp hữu dụng được nhiều bác sĩ chỉ định khi điều trị chàm sinh dục.

Các phương pháp chữa trị bằng thuốc cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng. Không tự ý tăng giảm liều thuốc cũng như kết hợp với những thuốc điều trị bệnh khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc Tây giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng nhưng cũng có các tác dụng phụ cần lưu ý.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Theo dân gian ngày xưa sẽ có một số mẹo hay dùng để chữa bệnh, tuy những phương pháp này chưa được xác nhận hiệu quả bởi y khoa nhưng khá lành tính và không gây hại đến sức khỏe. Có một số mẹo hay dùng để chữa chàm sinh dục cho cả nam và nữ, tùy theo tình trạng bệnh có thể tham khảo để có thể áp dụng.

  • Chữa trị bằng tỏi: Đây là phương pháp dân gian dùng để chữa chàm sinh dục nam, giúp kháng viêm và chống nhiễm khuẩn rất tốt. Tỏi lột vỏ, giã nát lấy nước cốt. Mỗi ngày từ 2-3 lần bôi nước cốt tỏi lên ở tại vùng da sinh dục mắc chàm. Có thể giảm ngứa da chỉ sau 3-5 tuần, chàm sẽ ngừng phát triển và lây lan.
  • Chữa trị bằng lá trầu không: Lá trầu không có thể dùng để chữa chàm sinh dục nữ. Lá trầu rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút. Sau đó giã nát lấy nước cốt và đắp lên vùng da chàm sinh dục nữ từ 2-3 lần/ ngày. Lá trầu không có thể trị được mầm bệnh trong vết chàm, kháng khuẩn tốt, hiệu quả sau 7-9 tuần. Tuy nhiên cũng sẽ hơi nóng và rát nên bệnh nhân cần lưu ý.

Phương pháp dân gian không được đảm bảo tuyệt đối về độ hiệu quả cho việc chữa trị. Vì thế trước khi thực hiện, cần nghiên cứu và tham khảo kỹ từ nhiều nguồn tin uy tín. Không thực hiện một cách bừa bãi và tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra và chữa trị.

Lưu ý khi chữa trị chàm sinh dục

Bệnh nhân cần lưu ý một số những vấn đề sau để giúp cho việc chữa trị chàm sinh dục được hiệu quả và an toàn hơn:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cân nhắc việc điều trị bằng thuốc.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
  • Uống thuốc đúng giờ quy định của bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng da chàm đúng cách và nhẹ nhàng.
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, phù hợp với da nhạy cảm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Quần áo và các đồ dùng tiếp xúc phải được giặt giũ và vệ sinh khô ráo.
  • Không tiếp xúc với những môi trường có điều kiện xấu.
  • Dưỡng ẩm vùng da chàm thường xuyên.
  • Cố gắng uống nhiều nước.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm kiêng kị khi bị chàm.

Chàm sinh dục là một bệnh da liễu phổ biến nhưng khá nhạy cảm đối với nhiều người. Khiến vùng da trở nên khô ráp, sưng đỏ, bong tróc và ngứa ngáy liên tục. Điều này khiến bệnh nhân gặp khó khăn và cản trở trong sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và cả chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp