Nội dung chính

Chàm tai là một căn bệnh da liễu về viêm da diễn ra khá phổ biến ở nhiều người. Cũng giống như những loại chàm khác, chàm tai cũng có những mảng da bị tổn thương, bong tróc, sưng phù, gây ngứa ngáy, khó chịu và đau rát. Người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống khi mắc phải chàm tai.

Bệnh chàm tai là gì?

Bệnh chàm tai hay còn gọi là Eczema ở tai, là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Bệnh chàm có thể xâm nhập vào bất kỳ vùng da nào trên cơ thể và tai cũng vậy. Chàm tai có thể xuất hiện ở ngoài vành tai, sau tai, ngoài ống tai, bên trong tai,… khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu dai dẳng.

Bệnh chàm tai là gì?
Chàm tai là một bệnh viêm da cơ địa, khiến da mẩn đỏ, bong tróc da, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Cũng giống như những dạng chàm khác thì chàm tai cũng sẽ có một số biểu hiện tương đương. Các vùng da bị chàm bắt đầu phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy, bắt đầu xuất hiện mụn nước chứa dịch xung quanh. Sau một thời gian, chàm sẽ bắt đầu khô lại, da và vảy tiết bong tróc rất nhiều.

Bệnh chàm tai sẽ bắt đầu với những triệu chứng ngứa ngáy khoanh vùng, có những vết đỏ nhỏ như côn trùng cắn,… bệnh nhân thường nhầm lẫn chàm tai với các bệnh viêm da, ngứa da, rôm sảy thông thường khác. Chàm ta sẽ có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm thấp hơn nhiều so với vảy nến hoặc viêm tiết bã ở tai.

Bệnh chàm tai có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và mọi độ tuổi khác nhau. Nhưng theo ghi nhận khảo sát được thì bệnh nhân là trẻ em sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người lớn, vì vậy thường hay xuất hiện bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Lý do là vì trẻ sơ sinh thường hay bị chàm ở mặt nên dễ lây lan sang vành tai và tai trong.

Bệnh chàm tai được phân thành 3 cấp độ chính có thể dễ dàng quan sát để xác định được tình hình diễn biến của bệnh: cấp tính, bán cấp và mạn tính. Chàm da có thể là do ảnh hưởng bởi các vấn đề xung quanh tai, từ những vấn đề này mà khiến da tai bị tổn thương, kích ứng và gây ra chàm bao gồm: chàm da, chàm dị ứng, chàm bã nhờn.

Thông thường, bệnh chàm da cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nó khiến sức khỏe bị tác động mạnh gây ra những hệ quả xấu đến chất lượng cuộc sống. Cần đến bác sĩ để được kiểm tra nếu cảm thấy có các triệu chứng giống chàm. Cha mẹ cũng cần quan tâm đến các vùng da bị khuất của trẻ để kịp thời xử lý nếu có chàm.

Xem thêm: Chàm Sinh Dục Là Gì? Biểu Hiện Của Bệnh Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm tai

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm tai, có thể từ nhiều yếu tố tạo nên khiến tai bị mắc chàm. Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định được đâu là nguyên do chính dẫn đến vấn đề chàm ở tai, những yếu tố nội sinh từ cơ thể hay do tác động từ môi trường bên ngoài cũng có thể gây ra bệnh cho tai.

Trước khi có thể chữa hiệu quả được vấn đề chàm tai thì các bác sĩ sẽ làm rõ nguyên nhân bắt nguồn từ đâu để có thể xử lý “tận gốc”, tránh trường hợp tái đi tái lại. Nhưng nếu chàm tai đã đến giai đoạn mạn tính thì rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn và bệnh có thể bùng phát trở lại. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh chàm tai:

Yếu tố nội sinh

Một số chuyên da nghiên cứu đã nhận thấy có một hiện tượng gọi là đột biến gen di truyền. Loại gen đột biến này đã tác động đến Filaggrin là một loại protein có trong cơ thể và đang đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc da và bảo vệ da. Nên khi loại gen này tác động nó sẽ khiến da bị tổn thương, nhạy cảm hơn và sinh ra vấn đề chàm.

Gen này thuộc về vấn đề di truyền, khi gen mang bệnh mạn tính rất có thể sẽ được lưu truyền cho những thế hệ đời sau. Đó là lý do vì sao không thể tìm được nguyên nhân cụ thể, thì rất có khả năng trong gia đình của bệnh nhân đã từng có thành viên bị chàm tai.

Có thể trong cơ địa bẩm sinh của bệnh nhân dễ kích ứng, có làn da mỏng và nhạy cảm, nên khi tiếp xúc với các yếu tố ở môi trường bên ngoài dễ bị tổn thương về da. Vấn đề bẩm sinh là việc không thể can thiệp, bệnh nhân cần hiểu rõ tình trạng bản thân mình, nếu mắc phải quá nhiều bệnh về da, cần có biện pháp để hỗ trợ.

Ngoài ra, vị trí ở vùng da tai là một vị trí khá khuất và bệnh nhân thường bỏ qua hoặc rất hời hợt khi vệ sinh vùng này. Một số vị trí như: sau lỗ tai, vành tai trong, ống tai là những vị trí khó vệ sinh nhưng lại tiết ra nhiều dầu thừa, bã nhờn và mụn nhất. Vì không vệ sinh sạch kết hợp với dầu nhờn có thể khiến da ngứa ngáy và gây ra chàm.

Kích ứng với môi trường

Một số bệnh nhân bị chàm tai có thể do đang sinh sống hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường có không khí hoặc nhiệt độ không được tốt. Lâu dài gây kích ứng da, viêm ngứa và bắt đầu xuất hiện các vấn đề về da liễu. Các môi trường có điều kiện không được tốt như: xăng dầu, hóa chất, bụi bẩn, rác thải, nước bẩn,…

Da tai của vài người cũng dễ bị khô và có da bong tróc, vì vậy khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết quá lạnh sẽ khiến da bị căng rát và gây ra chàm da, mề đay. Hoặc những môi trường có nhiệt độ cao, quá nóng, khiến bên ngoài và cả bên trong tai tiết ra nhiều mồ hôi, bã nhờn gây ẩm ướt, cùng là nguyên nhân gây ra các bệnh như dị ứng.

Kích ứng với sản phẩm

Bệnh chàm tai cũng có thể được gây ra bởi nguyên nhân bị kích ứng với các sản phẩm. Một số sản phẩm thường chứa nhiều hương liệu và hóa chất khiến các làn da nhạy cảm dễ ngứa, nổi mẩn đỏ như: dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt,… Khi sử dụng có thể đã vô tình dính vào các vùng da trên ta, sau một thời gian vùng da đó bắt đầu bị kích ứng, ngứa ngáy, nổi cộm và bùng phát chàm.

Một số loại nước hoa cũng có thể khiến da bị dị ứng vì có chứa hương liệu và nhiều hóa chất. Thông thường, nhiều người có thói quen xịt nước hoa ở sau tai, điều này khiến làn da ở tai vô tình tiếp xúc quá gần với hóa chất và bắt đầu dị ứng. Những hiện tượng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, tróc da, mụn nước,… đó là dấu hiệu của chàm da.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm tai
Các sản phẩm sử dụng chứa nhiều hóa chất cũng khiến da bị kích ứng gây ra chàm tai.

Bột giặt để làm sạch khăn lau mặt cho trẻ cũng là nguyên nhân gây nên chàm vành tai ở trẻ sơ sinh. Khi lau khăn đã được giặt bởi bột giặt có chứa nhiều hóa chất vào phần tai sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu và gãi. Việc gãi vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra chàm tai ở trẻ em.

Kích ứng với trang sức

Chàm tai cũng có thể do da bệnh nhân nhạy cảm không phù hợp với một số chất liệu trang sức như: nhựa, niken, vàng, bạc, sắt,… Khi đeo vào tai lâu ngày sẽ khiến tai và lỗ đeo bị ngứa ngáy liên tục. Bệnh nhân bắt đầu gãi và vi trùng xâm nhập vào vùng da đang tổn thương và sinh ra chàm tai.

Hoặc đeo bông tai quá chặt và khít cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Khi đeo bông quá sát với phần lỗ, có thể khiến da bị bí bách, đau nhức, khó chịu, từ những tổn thương đó, dần hình thành nên bệnh về da tai.

Vệ sinh không sạch sẽ

Vấn đề về vệ sinh có thể coi là một yếu tố chính gây ra căn bệnh chàm tai ở nhiều người. Vì vệ sinh không cẩn thận hoặc nhiều lần bỏ qua việc lau rửa và khử khuẩn cho tai, vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ra viêm nhiễm. Hoặc những vùng bị khuất đi khiến bệnh nhân đôi khi quên vệ sinh cũng sẽ dễ bị mắc bệnh.

Một số người hay bị mụn bọc mủ ở ngoài và trong lỗ tai, dịch mủ thường chảy ra và dính vào các vùng da ở tai. Lâu ngày, nếu không vệ sinh và sát khuẩn cẩn thận rất có thể khiến da bị nhiễm khuẩn và sinh ra các bệnh như: viêm tai, dị ứng da, chàm tai, vảy nến, viêm da ống tai,…

Vấn đề về tâm lý

Theo nghiên cứu thì lý do về tâm lý cũng có thể gây ra bệnh chàm tai. Khi bệnh nhân trở nên căng thẳng, stress, mắc các bệnh tâm lý như: rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm,… cũng có thể khiến ảnh hưởng đến da. Khi sức khỏe tinh thần không tốt, có thể gây ra rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của da.

Chế độ ăn uống

Không chỉ chàm tai, mà tất cả các căn bệnh đều có thể xảy ra nếu chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng, mẩn cảm cho da quá nhiều sẽ khiến da mất đi khả năng chống lại vi trùng vi khuẩn. Da thiếu đi những dưỡng chất, vitamin để tái tạo và kháng khuẩn nên sinh ra nhiều bệnh da liễu.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm tai
Chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể gây ra chàm tai.

Quá lạm dụng chất kích thích cũng khiến da dễ mắc phải chàm. Vì những chất này có thể kích thích những vấn đề gây ngứa ngáy và dị ứng trên da. Khi dùng bia, rượu sẽ khiến da hay bị đỏ do giãn mạch máu, việc này xảy ra nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến da và khả năng hồi phục khi có bệnh cũng sẽ giảm đi.

Tham khảo thêm: Bệnh Chàm Đồng Tiền Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tai

Bệnh chàm tai nói riêng và các bệnh chàm nói chung không khó để có thể nhận biết vì chúng sẽ có những dấu hiệu riêng và khá tương đương nhau, chỉ khác là xảy ra ở những vị trí khác nhau. Nhưng vẫn có một số bệnh nhân vẫn hay nhầm lẫn giữa bị chàm và một số các bệnh khác như: hắc lào, nấm da, viêm da dị ứng, mề đay, rôm sảy, côn trùng đốt,…

Việc nhầm lẫn này có thể gây ảnh hưởng đến việc chữa trị vì sai cách, khiến vết chàm không thuyên giảm mà còn lan rộng và nghiêm trọng hơn. Vì thế cần xác định rõ bệnh trạng qua các dấu hiệu nhận biết, từ đó mới có thể chọn ra được cách điều trị phù hợp và hiệu quả cho căn bệnh.

Các dấu hiệu của chàm tai cũng sẽ giống với những loại chàm khác. Mức độ nghiêm trọng sẽ qua từng giai đoạn phát triển của bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến như:

  • Ngứa ngáy, phát ban, mẩn đỏ.
  • Da sưng phù, nổi cộm và viêm.
  • Có các mụn nước nhỏ li ti chứa dịch, dễ vỡ.
  • Vùng da trở nên ngứa dữ dội, dịch chảy ra từ tai.
  • Da bắt đầu khô lại và đóng vảy xung quanh tai.
  • Da bắt đầu đổi màu sẫm hơn lúc ban đầu.
  • Đau rát, khó chịu, kích ứng.
  • Có thể da bị nứt nẻ gây rỉ máu.
  • Có thể bị viêm nhiễm và nhiễm trùng sau một thời gian.

Khu vực da bị chàm có thể phát triển và lây lan sang các vùng da lân cận xung quanh như; má, mặt, cổ, gáy, da dầu,… Cần hạn chế việc gãi hoặc tác động mạnh lên da, dễ làm da bị nhiễm trùng. Cần phát hiện sớm để điều trị, tránh để bệnh trở nên mạn tính sẽ kéo dài dai dẳng và rất khó chữa

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Chàm vành tai cũng giống như chàm tai ở các vị trí khác, nhưng nó thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Hiện tượng này diễn ra khá nhiều ở những em bé mới chào đời, khiến các bậc phụ huynh khá hoang mang và lo lắng về sức khỏe của con. Khi gặp căn bệnh này, các bé sẽ rất khó chịu ngứa ngáy, quấy khóc và có thể bỏ ăn và ngủ không sâu.

Thực tế, chàm tai hay chàm vành tai ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh không nguy hiểm và cũng không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nhưng nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cản trở giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Vì những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu kéo dài khiến trẻ luôn trằn trọc, quấy khóc, chán ăn.

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt.

Việc chán ăn, bỏ bú, ngủ không sâu giấc sẽ khiến sự phát triển của trẻ bị chậm lại. Không đủ dưỡng chất và đề kháng để chống lại các bệnh khác, cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sẽ làm trẻ bị kiệt sức. Phụ huynh nên lưu ý chữa trị sớm, nếu không bệnh sẽ rất khó chữa dứt điểm và hay tái đi tái lại nhiều lần.

Chỉ cần chịu khó vệ sinh và điều trị đúng cách thì vết chàm sẽ khô lại, bong tróc da và tái tạo lại da mới. Nhưng trẻ nhỏ khi ngứa thường sẽ gãi mà không kiềm chế như người lớn, việc gãi mạnh có thể khiến các mụn nước vỡ ra, nếu không sát trùng hiệu quả sẽ dễ khiến da bị nhiễm trùng dẫn theo nhiều hệ lụy về sau.

Hình ảnh thực tế của bệnh chàm vành tai

Một số hình ảnh chàm vành tai và các vị trí khác của tai, giúp bệnh nhân có thể hiểu thêm về biểu hiện và những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.

Hình ảnh thực tế của bệnh chàm vành tai
Chàm tai khiến da bị bong tróc nhiều mảng và nhiều vảy tiết.
Hình ảnh thực tế của bệnh chàm vành tai
Bên trong ống tai cũng có thể bị chàm và gây ra ngứa ngáy.
Hình ảnh thực tế của bệnh chàm vành tai
Các mảng da bắt đầu khô, bong tróc và có thể gây chảy máu.

Gợi ý cho bạn: Chàm Vi Khuẩn (Vi Trùng) Là Bệnh Gì? Biến Chứng Và Cách Chữa Trị

Chẩn đoán và điều trị bệnh chàm tai

Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở tai cũng như đã xác định được là bệnh chàm tai, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp cho bệnh có khả năng hồi phục nhanh hơn, khả năng để lại các biến chứng cũng thấp hơn.

Chẩn đoán bệnh chàm tai

Bệnh chàm tai nằm ở vị trí tai nên sẽ không khám và kiểm tra giống như các vị trí khác. Để chẩn đoán được bệnh hiệu quả, trước hết bác sĩ sẽ thăm hỏi một số câu nhằm khai thác về tình trạng bệnh, bệnh sử bệnh nhân, tiền sử bệnh của gia đình để sàng lọc khả năng di truyền,… giúp nắm rõ được tình hình của bệnh.

Khi kiểm tra tai, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng như: đèn soi, kẹp, đèn khám tai,… để quan sát tình trạng vùng da chàm của bệnh nhân. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề xác định bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện sinh thiết để xét nghiệm. Tránh được tình trạng nhầm lẫn với các bệnh về da khác.

Cách chữa trị hiệu quả cho bệnh chàm tai

Đối với bệnh chàm tai ở người lớn sẽ có rất nhiều cách để chữa trị. Nhưng quan trọng phải tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề chàm tai để từ đó điều trị đúng cách. Người bệnh cũng nên quan tâm đến những biểu hiện của bệnh để biết được giai đoạn phát triển của bệnh đang ở đâu, giúp việc trị bệnh được dễ dàng hơn.

  • Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây chính là phương pháp phổ biến nhất trong việc chữa trị chàm. Vì chàm rất khó để chữa dứt điểm và cũng rất dễ bị tái phát trở lại nên thuốc Tây sẽ có tác dụng mạnh giúp nhanh chóng chữa trị hiệu quả bệnh. Một số dạng thuốc được chỉ định điều trị cho chàm tay như: dung dịch nhỏ, thuốc bôi, thuốc uống, thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng.

Dung dịch nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy do chàm gây ra. Một số thuốc như: Hydrocortison, Ciprodex,..

Thuốc bôi chàm tai: Thuốc có thành phần chứa corticosteroid có thể giúp tai cải thiện được các vấn đề về khô da, nứt nẻ, bong tróc da. Một số thuốc thường được chỉ định như: Flucinar, Cidermex, Beprosone,…

Thuốc uống chống dị ứng: Nếu tình trạng ngứa ngáy quá dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc uống giúp chống dị ứng, kích ứng da. Các loại thuốc thường được kê như: Chlorpheniramine, Phenergan, Theralene

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp vết chàm đã lan rộng và có nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định một vài loại thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh cho chàm da như: Tetracycline, Diazepam, Medrol,…

Thuốc sát trùng: Chàm tai cũng nên được sát khuẩn sạch sẽ, vì vị trí tai rất khó có thể vệ sinh sạch sẽ nên cần thuốc sát trùng hỗ trợ. Một số loại thuốc tím thường dùng như: Methyl hoặc Methylene 2%.

  • Điều trị bằng đèn

Trong những trường hợp nặng, nhưng phương pháp khác không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị bằng cách soi đèn. Soi vùng da bị chàm ở tai dưới ánh đèn của tia UV có thể giúp da khắc phục được những vấn đề ngứa ngáy, khó chịu, viêm loét của vùng da đang tổn thương.

Do sử dụng tia tử ngoại nên điều trị bằng cách soi dưới đèn cũng có thể gây ra một số tác hại cho da. Chỉ khuyên áp dụng phương pháp này cho những trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, chàm lây lan ra nhiều vùng và không thuyên giảm khi chữa trị bằng những phương pháp khác.

  • Điều trị bằng chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh được áp dụng cho các trường hợp chàm nhẹ đến vừa. Việc chườm lạnh có thể giúp giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Người bệnh có thể lấy một chiếc khăn đã ướp quá nước lạnh hoặc có thể dùng túi đá chườm vào vùng da bị chàm 2 lần/ ngày và mỗi lần kéo dài 10 phút.

Chẩn đoán và điều trị bệnh chàm tai
Phương pháp chườm lạnh cũng có thể giúp cải thiện vấn đề ngứa ngáy của chàm.

Việc chườm lạnh có thể thực hiện tại nhà nhưng cần cẩn thận vì có thể gây ra phỏng lạnh. Chỉ nên chườm từ 10-20 phút, không được làm dụng phương pháp này vì có thể gây ra những tổn thương cho da.

Cách chữa chàm vành tai đối với trẻ sơ sinh

Thuốc chữa chàm vành tai ở trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn khá yếu nên việc điều trị cần phải cẩn thận và chọn lựa phương pháp phù hợp. Phụ huynh khi phát hiện ra các vấn đề bất thường từ tai trẻ, nên đến bác sĩ để trẻ được điều trị sớm, tránh kéo dài gây biến chứng nghiêm trọng.

  • Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây có thể giúp điều trị và có tác dụng nhanh chóng, nhưng cũng cần cẩn thận khi dùng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Việc dùng nhiều chất kháng sinh có thể khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây ra một số biến chứng cho sự trưởng thành sau nay.

Chăm sóc tại chỗ: Nếu tai trẻ có dấu hiệu chảy mủ hoặc dịch trong mụn nước bị vỡ ra, có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc bôi Nitrat bạc 5%. Nếu bệnh đã phát triển nặng hơn gây ra bội nhiễm vi khuẩn, có thể cân nhắc để dùng thuốc xanh Methylen và nhỏ thuốc tai có chứa Steroids.

Thuốc kháng sinh: Thuốc chữa chàm vành tai cũng có thể cân nhắc đến các loại kháng sinh có thể giúp vết chàm tránh được các vấn đề nhiễm trùng, viêm nhiễm và sự phát triển của bệnh. Một số loại thường dùng cho trẻ như: Cefuroxime, Cefixime, Augmentin, Levofloxacin,…

Thuốc giảm đau: Để giảm đau cho trẻ, bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol 30- 40 mg/ ngày. Phụ huynh cần cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ, ngừng ngay nếu có dấu hiệu co giật, khó thở, sưng mặt,…

Thuốc tăng đề kháng: Nên bổ sung một số loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho bé như: Vitamin PP, Calcium C, B Complex C.

Chẩn đoán và điều trị bệnh chàm tai
Cần cân nhắc việc điều trị bằng thuốc cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
  • Điều trị bằng phương pháp dân gian

Nếu trẻ chưa thể dùng thuốc hoặc cha mẹ sợ thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể tham khảo phương pháp dân gian. Các liều thuốc dân gian thường sẽ sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, thảo dược để điều chế và chữa trị. Tuy chưa được xác nhận độ hiệu quả nhưng phương pháp này khá lành tính.

Đối với bệnh chàm tai ở trẻ sơ sinh, một số các loại lá được khuyên dùng như: lá trà xanh, lá trầu không, lá ổi, lá khế,…chọn một trong số những loại này để chữa chàm cho bé. Mỗi loại sẽ có cách thực hiện khác nhau, nhưng những cách này khá đơn giản, nhanh chóng không tốn nhiều thời gian, cố gắng thực hiện đều đặn để có kết quả.

Chàm tai ở người lớn cũng có thể dùng phương pháp dân gian này để chữa bệnh, nhưng cần xem xét tình hình vết chàm. Chỉ áp dụng nếu vết chàm mới bùng phát, chưa có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thực hiện.

Một số lưu ý khi chữa bệnh chàm tai

Trong quá trình chữa bệnh chàm tai cho cả người lớn và trẻ nhỏ cần lưu ý một số điều để giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. Ghi nhớ những lưu ý này cũng có thể giúp phòng ngừa được tình trạng tái lại của bệnh.

  • Dù là người lớn hay trẻ em cũng cần uống thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên cân nhắc với việc chữa trị bằng thuốc.
  • Không lạm dụng thuốc và tự ý thay đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Dưỡng ẩm cho da liên tục.
  • Tránh những môi trường có điều kiện xấu.
  • Tránh những sản phẩm chăm sóc da có nhiều hóa chất và hương liệu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tích cực trong quá trình chữa bệnh.
  • Tuyệt đối không gãi, tác động mạnh lên vết chàm.
  • Tuân thủ quy định vệ sinh vết chàm.
  • Giữ cơ thể thoáng mát, sạch sẽ.
  • Thay đổi chất liệu trang sức nếu gây kích ứng.

Bệnh chàm tai diễn ra khá phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. Chàm tai không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng và không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp