Nội dung chính

Bị chàm ở chân cũng tương tự với chàm ở vị trí khác, những biểu hiện đặc trưng cũng khá giống nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh chàm chân có thể đến từ việc chân thường tiếp xúc nhiều với vi khuẩn hơn vị trí khác. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị chàm da chân an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biểu hiện đặc trưng của chàm da chân

Chàm da chân cũng nằm trong một dạng của bệnh chàm (Eczema), căn bệnh này thuộc về viêm da cơ địa. Bị chàm ở chân được xem là một dạng tổn thương da mạn tính xuất hiện ở các vị trí xung quanh chân, có thể là: bắp chân, cổ chân, ngón chân, mu bàn chân,… Bệnh còn có tên gọi khác là chàm tổ đỉa hoặc Pompholyx.

Biểu hiện đặc trưng của chàm da chân
Các vết chàm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí ở chân

Chàm da chân diễn ra khá phổ biến, bệnh cũng tương tự như các dạng chàm khác có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì những người dưới độ tuổi 40 sẽ dễ có nguy cơ bị chàm ở chân cao hơn. Các triệu chứng của bệnh này thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như: hắc lào, dị ứng, vảy nến, mề đay, bị côn trùng cắn,…

Vì chân là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, lâu ngày sẽ khiến lớp bảo vệ ở da chân bị bào mòn, dễ cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương da. Ngoài ra, chân cũng là môi trường lý tưởng cho nhiều vi trùng sinh sôi vì tiếp xúc với mặt đất nhiều, da chân cũng thường hay quá ẩm hoặc quá khô điều này cũng khiến chân dễ mắc phải chàm.

Chân bị chàm sẽ có một vài những biểu hiện nổi bật, nó sẽ khá giống với chàm ở những vị trí khác. Chàm ở chân có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da chân, ngay cả lòng bàn chân cũng có thể mắc chàm, nên bệnh nhân cần lưu ý những dấu hiệu sau để tránh nhầm lẫn:

  • Da chân nổi mẩn đỏ ở một số vị trí, có nổi cộm.
  • Da sưng phù và đỏ hơn so với những vùng da khác.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát, khó chịu.
  • Mụn nước li ti xuất hiện xung quanh vùng đỏ, mụn chứa dịch trắng đục.
  • Mụn có thể vỡ sau một thời gian, dịch mụn sẽ khô lại trên da và tạo thành lớp vảy.
  • Da xuất hiện lớp sừng, dày, khô, bong tróc vảy tiết.
  • Da bắt đầu sẫm màu hơn và liên tục gây ngứa ngáy.
  • Dịch mủ từ mụn nếu không vệ sinh sạch có thể gây nhiễm trùng.
Bị chàm ở chân gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và có mụn nước là những biểu hiện đặc trưng của chàm da chân.

Gợi ý thêm: Chàm Ướt Là Tình Trạng Gì? Giải Pháp Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Chân bị chàm là do đâu?

Chân bị chàm cũng phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng khó có thể xác định được đâu là nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Bệnh có thể bị gây ra bởi yếu tố bên trong cơ thể và cả tác động bên ngoài. Có 5 nguyên nhân chính có khả năng cao gây ra bệnh chàm da chân:

  • Di truyền: Các bệnh da liễu về viêm da cũng có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình đã có người từng mắc phải chàm da chân, thì khả năng các thế hệ sau cũng mắc bệnh là rất cao.
  • Đặc điểm vùng da: Filaggrin là một loại protein giúp cung cấp nước cho các tầng da, khi chất này bị rối loạn chức năng cấp ẩm có thể sẽ khiến da mất đi độ ẩm và dễ mắc phải chàm. Bên cạnh đó da chân tiết ra dầu nhiều, cùng với việc tiếp xúc với nhiều bề mặt nên dễ phát triển nấm men và gây ra chàm da.
  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Vì chân là vùng tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài nhiều nhất, nên khả năng bị kích ứng sẽ rất cao. Chân có thể tiếp xúc với một số dị nguyên như: khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, nước bẩn, chất tẩy rửa,… Các dị nguyên này có thể giải phóng histamin và gây ra chàm.
  • Bị tác động: Những người có thói quen cào gãi hoặc chà mạnh da thường xuyên cũng có thể gây ra chàm. Trong móng tay, có chứa nhiều vi khuẩn nên nếu tác động quá mạnh vào da có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
    Ngoài ra, nhiều người có thói quen lấy chân này gãi cho chân kia, càng dễ khiến vi khuẩn từ chân này xâm nhập vào vùng da đang tổn thương của chân kia và gây ra chàm.
  • Dung nạp histamin: Một số loại thức ăn chứa hàm lượng histamin cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra ngứa da và chàm. Các loại thức ăn không nên dùng nhiều như: bơ sữa, cá biển, hải sản có vỏ, nước tương, bia rượu, giấm, xúc xích,… chứa nhiều histamin khiến người có da nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng.
Biểu hiện đặc trưng của chàm da chân
Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và có mụn nước là những biểu hiện đặc trưng của chàm da chân.

Ngoài những nguyên nhân trên thì vẫn còn rất nhiều lý do khiến chân bị chàm như: thời tiết, vệ sinh, tâm lý,… Bệnh nhân cần cố gắng xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh của mình để có thể chữa trị và phòng ngừa hiệu quả. Tránh việc không rõ nguyên nhân có thể khiến chàm bùng phát lại nhiều lần.

Bị chàm ở chân gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Bệnh chàm da chân không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và cũng không từ người này sang người kia. Nhưng sức khỏe của người mắc chàm là yếu tố bị ảnh hưởng lớn nhất. Việc ngứa ngáy khó chịu liên tục có thể khiến chế độ sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng tiêu cực, không thể ăn ngon và ngủ sâu giấc.

Điều này cũng khiến cơ thể bệnh nhân luôn mệt mỏi, uể oải, thiếu ngủ và mất năng lượng. Từ đó ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần, khiến chất lượng cuộc sống trở nên kém đi. Bệnh chàm là căn bệnh khó chữa dứt điểm và dễ tái phát nếu bệnh nhân không cẩn thận chọn cách điều trị phù hợp và đúng đắn cho bản thân.

Vấn đề tâm lý cũng bị ảnh hưởng mạnh, vì da chân là vùng dễ nhận thấy nên khi bị chàm sẽ dễ khiến bệnh nhân trở nên mặc cảm, tự ti và xấu hổ. Khi ra bên ngoài, giao tiếp hoặc tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng khiến bệnh nhân rất e dè, ngại ngùng và luôn lo lắng mọi người sẽ nhìn thấy vết chàm.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra một số những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài như:

  • Chàm bội nhiễm: Là tình trạng ở thể nặng của bệnh, chàm da chân sẽ dễ bị bội nhiễm vì chân tiếp xúc nhiều với các bề mặt nên dễ mang theo vi khuẩn. Ngoài ra, việc thường xuyên tác động cơ học như cào, gãi, chà xát da chân quá mạnh sẽ tạo cơ hội cho các vi trùng xâm nhập gây ra bội nhiễm.
  • Lichen hóa: Đây là biến chứng làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và bề ngoài của bệnh nhân. Do vùng bị lichen sẽ khác biệt hơn so với vùng da bình thường, nó sẽ khiến cho da trở nên khô cứng, thâm sạm, có những vết nứt trên da. Tình trạng này xảy ra khi chàm trở nên mạn tính, khiến ngứa ngáy và tổn thương da kéo dài.
  • Biến dạng móng: Bệnh chàm cũng có thể khiến chân mắc thêm bệnh lý đó là nấm móng. Do vi khuẩn từ chàm lây lan và phát triển tác động lên móng chân, có thể làm móng chân trở nên sẫm màu, giòn đục và dễ gãy. Điều này cũng gây mất thẩm mỹ cho chân và cả cơ thể.
Chân bị chàm là do đâu
Chân là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với nhiều bề mặt, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra chàm da chân.

Bị chàm ở chân có thể được chữa trị dứt điểm và hiệu quá nếu được thăm khám và điều trị sớm. Việc chủ quan và kéo dài bệnh có thể khiến bệnh phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Chàm Sữa Bội Nhiễm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Cho Trẻ

Cách điều trị chàm da chân hiệu quả

Bệnh chàm da chân sẽ điều trị rất dễ dàng nếu được phát hiện và chữa nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để lâu có thể khiến bệnh trở nên mạn tính, khó chữa dứt điểm và thời gian điều trị cũng sẽ rất lâu. Vì chân là bộ phận thường hay tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, môi trường với điều kiện xấu nên chàm sẽ dễ tái phát và phát triển trở lại.

Có rất nhiều phương pháp giúp chữa trị bệnh viêm da cơ địa như tình trạng chàm da chân, dù là chọn phương pháp nào người bệnh cũng cần phải kiên trì và cố gắng điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cố gắng duy trì việc chữa trị đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển và cải thiện nhanh chóng.

Chữa trị bằng phương pháp Tây y

  • Thuốc bôi: Một số loại thuốc chứa corticoid được chỉ định dùng trong việc chữa trị chàm da chân và các loại chàm khác. Thuốc giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng, kháng lại các chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn liều lượng sử dụng tùy vào tình trạng của bệnh, không lạm dụng và sử dụng quá lâu sẽ gây tác dụng phụ.
  • Thuốc histamin H1: Các thuốc như Chlorpheniramine, Loratadin, Cetirizine, Fexofenadine có thể kháng được Histamin gây ra dị ứng cho da. Những loại thuốc dùng cho giai đoạn bệnh đã mạn tính giúp kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hiệu quả và nhanh chóng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
  • Thuốc kháng sinh: Để có thể kìm hãm sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn làm cho vết chàm bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp. Thuốc kháng sinh nên dùng liên tục trong một thời gian đến khi hồi phục bệnh.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Mục đích của thuốc là ngăn chặn tổng hợp cytokine, kích hoạt bạch cầu trung tính và hạn chế calcineurin và tế bào mast. Điều này sẽ giúp kháng viêm, giảm được các triệu chứng của bệnh, tránh bị tổn thương lên vùng da. Một số thuốc thường được dùng là Pimecrolimus, Tacrolimus.

Chữa trị bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian có thể thực hiện tại nhà với nguyên liệu đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí. Tuy phương pháp này an toàn và lành tính nhưng chưa có sự đảm bảo về hiệu quả, cần cân nhắc trước khi thực hiện. Có 3 bài thuốc dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công trong việc chữa trị chàm da chân:

  • Chữa bằng nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội, một loại thảo dược giúp chữa hiệu quả các bệnh về da. Nha đam chứa nhiều nước, vitamin và hợp chất giúp da giảm sưng viêm, ngứa ngáy. Mang lại độ ẩm cho da và vùng bị chàm. Lấy lá nha đam tươi bỏ vỏ, bôi phần gel của nha đam vào phần da chân bị chàm trong 20 phút. Cố gắng duy trì bôi từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả.
  • Chữa bằng lá sim: Lá sim sẽ giúp mang lại hiệu quả cho bệnh chàm da mạn tính. Sim có tính bình, chứa hoạt chất rhodomyrtone kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, diệt khuẩn vùng chàm. Chuẩn bị 2 nắm lá sim, đun trong nước sôi đến cô đọng lại thành cao, bôi lên vùng chàm để trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại với nước. Bôi từ 2-3 lần/ ngày để phát huy được công hiệu.
  • Chữa bằng dầu dừa: Dầu dừa là một nguyên liệu từ thiên nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị chàm khô. Với thành phần là các hoạt chất lành tính giúp kháng khuẩn, giảm ngứa rát, hạn chế sự lây lan của chàm. Vệ sinh vùng chàm, sau đó thoa dầu dừa lên và massage từ 15- 30 phút. Duy trì thực hiện trong nhiều ngày đến khi cải thiện được bệnh.

Gợi ý một số cách phòng ngừa chàm da chân

Gợi ý một số cách giúp phòng ngừa tình trạng bị chàm ở chân cũng như ngăn chặn chàm bùng phát trở lại. Những cách này khá đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ da chân.

  • Giữ chân khô ráo, sạch sẽ.
  • Lau khô chân trước khi mang giày.
  • Nếu thường dùng vớ, phải thay vớ mỗi ngày.
  • Cắt và vệ sinh móng chân thường xuyên.
  • Hạn chế sơn móng chân và để chân tiếp xúc với hóa chất.
  • Dưỡng ẩm cho da chân.
  • Không cào gãi hoặc tác động mạnh vào da chân.
  • Các phương pháp chữa trị cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa phù hợp

Chàm da chân là một vấn đề viêm da khá phổ biến. Mang lại nhiều bất tiện và khó khăn cho người bệnh, vị trí chân cũng dễ nhìn thấy nên ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và ngoại hình. Bệnh nhân cần lưu ý nếu phát hiện những điểm bất thường về da ở chân hoặc bất kỳ vị trí nào cũng nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp