Nội dung chính

Bệnh chàm bìu mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng sống cũng như sức khỏe của nam giới. Bệnh có tính chất kéo dài nên cần được điều trị đúng cách để hạn chế tái phát. 

⇒Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chàm khô ở tay hiệu quả nhất

Chàm bìu mãn tính là gì?

Bệnh chàm bìu ở nam giới được chia thành các thể gồm cấp tính, bán cấp và mãn tính. Chàm bìu mãn tính là tình trạng viêm da, kích ứng da ở vùng bìu của nam giới kéo dài , không thể điều trị khỏi dứt điểm và có thể tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Chàm bìu mãn tính
Bệnh chàm bìu mãn tính gây ra những triệu chứng có tính chất kéo dài, dễ tái phát

Khi bị chàm bìu mãn tính, tổn thương không chỉ xuất hiện các triệu chứng thông thường như nổi nhiều mụn nước, ngứa ngáy, da vùng bìu thô ráp, bong tróc và sần sùi mà khu vực này thường sậm màu hơn, thâm đen và dày sừng. Kèm theo đó, da bìu còn để lại nhiều vết cào gãi hoặc vết nứt nẻ, đau rát, rỉ máu do ảnh hưởng của tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Triệu chứng chàm bìu mãn tính

Ở giai đoạn cấp tính và bán cấp, bệnh chàm bìu gây ngứa nhiều, nổi sẩn đỏ, mụn nước, rỉ dịch huyết thanh, trợt da và bong vảy da. Tuy nhiên, khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, bệnh nhân còn xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu khác nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng thường gặp ở nam giới bị chàm bìu mãn tính bao gồm:

  • Da bìu bị viêm, có màu đỏ tươi hoặc màu sắc nhợt nhạt bất thường
  • Khô hoặc ẩm ướt da bìu do có dịch rò rỉ từ mụn nước
  • Đóng vảy tiết hoặc bong tróc da nhiều
  • Có cảm giác nóng, đau đớn và ngứa rát nghiêm trọng.
  • Da dày sừng, bị lichen hóa kèm theo các nốt sẩn ngứa do chàm bìu tái phát nhiều lần.
  • Có thể xuất hiện vết nứt, lở loét hoặc mủ ở vùng bìu
  • Rụng lông bìu

Các triệu chứng trên có thể chỉ xuất hiện ở phạm vi nhỏ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ bìu. Vùng da dưới dương vật và mặt trong đùi là những nơi tiếp xúc gần với khu vực tổn thương nên dễ bị ảnh hưởng.

⇒ Bạn cần biết: Dấu hiệu bệnh chàm khô tróc vảy và giải pháp khắc phục

Nguyên nhân gây chàm bìu mãn tính

Chàm bìu mãn tính được xem là hậu quả của việc điều trị bệnh chậm trễ và không đúng cách trong các giai đoạn cấp tính, bán cấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh. Bao gồm:

  • Căng thẳng quá mức: Stress kéo dài có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và làm tăng nặng cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng bìu. Điều này tạo ra một cái vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại dẫn đến tổn thương da kéo dài. Lúc này, da bìu khá nhạy cảm và dễ bị kích thích khi gặp các tác nhân có hại, từ đó khiến các triệu chứng bệnh chàm bìu mãn tính có cơ hội bùng phát.
  • Mặc quần bó sát: Nam giới có thói quen mặc quần bó sát, chất liệu thô cứng gây bí bách mồ hôi ở vùng kín và cọ sát vào bìu. Từ đây, vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển mạnh mẽ dẫn đến bệnh.
  • Tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng: Chẳng hạn như dầu máy, hóa chất, thuốc nhuộm quần áo, xà bông tắm… Chúng khiến da bìu bị kích thích, dị ứng và xuất hiện các tổn thương ở dạng chàm mãn tính.
  • Dị ứng bao cao su: Trong bao cao su thường chứa chất diệt tinh trùng, gel bôi trơn hay chất gây tê. Thường xuyên tiếp xúc với các chất này khiến cho da bìu bị kích ứng mạnh và xuất hiện các triệu chứng chàm bìu mãn tính.
  • Các nguyên nhân khác: Di truyền, sử dụng thuốc bôi bừa bãi, ăn uống thiếu chất, suy giảm hệ miễn dịch ( ở bệnh nhân bị HIV, đái tháo đường hoặc một số bệnh khác), dị ứng với thực phẩm.
nguyên nhân gây chàm bìu mãn tính
Chàm bìu mãn tính phát triển do bệnh không được điều trị tốt trong giai đoạn cấp tính và bán cấp

Chàm bìu mãn tính có nguy hiểm không?

Khi bị chàm bìu mãn tính, khu vực tổn thương thường có biểu hiện thâm đen, dày sừng kèm theo tình trạng bong tróc da gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến phái mạnh mất tự tin khi làm chuyện chăn gối. Thông thường, nam giới cũng được khuyến cáo nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi tổn thương ở bìu hồi phục.

Bên cạnh đó, các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát cũng xuất hiện thường trực cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn dẫn đến mất ngủ kinh niên, tâm lý dễ cáu gắt. Cơn ngứa xuất hiện ở vùng kín khiến cho phái mạnh không biết dùng cách nào để giải tỏa, từ đó gây bức bối, mất tập trung trong lao động, học tập.

Một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra khi bị chàm bìu mãn tính, chẳng hạn như:

  • Chàm bìu bội nhiễm
  • Nhiễm trùng máu
  • Tổn thương, rối loạn các dây thần kinh ở khu vực lân cận tổn thương.
  • Bệnh không được kiểm soát tốt có thể lan rộng gây chàm trên dương vật, chàm ở mông, chàm chân hoặc thậm chí là chàm toàn thân.

⇒ Giải đáp: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? – Chuyên Gia Cảnh Báo

Chẩn đoán chàm bìu mãn tính

Bệnh chàm bìu mãn tính thường được chẩn đoán thông qua tiền sử bệnh, thời gian mắc bệnh và các dấu hiệu lâm sàng. Tại phòng khám chuyên khoa Da liễu, bác sĩ sẽ quan sát tổn thương trên da bạn để tìm kiếm các triệu chứng  liên quan như da dày sừng, bong tróc, nổi mụn nước, đóng vảy, nứt nẻ da, chảy máu hay vết loét do nhiễm trùng…

chẩn đoán chàm bìu mãn tính
Bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh để chẩn đoán chàm bìu mãn tính

Trường hợp nghi ngờ nam giới mắc chàm bìu mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm xét nghiệm dị ứng để xác định tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, các xét nghiệm máu và sinh thiết mô cũng cần thiết được thực hiện khi bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm.

Do có nhiều triệu chứng tương đồng với các vấn đề khác về da như vảy nến, á sừng, tổ đỉa và các dạng viêm da dị ứng khác, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán phân biệt nhằm đảm bảo chắc chắn bệnh nhân thực sự mắc chàm bìu mãn tính trước khi tiến hành điều trị.

Cách điều trị chàm bìu mãn tính

Bên cạnh các phương pháp chữa chàm bìu mãn tính trong y học hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo trị bệnh tự nhiên để giảm bớt các dấu hiệu khó chịu, đẩy quanh quá trình tái tạo tổn thương ở vùng kín.

Điều trị y tế

Các giải pháp khắc phục chàm bìu mãn tính tại bệnh viện chủ yếu là dùng thuốc hoặc can thiệp điều trị bằng quang trị liệu.

– Thuốc trị chàm bìu mãn tính:

  • Corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm mạnh, qua đó cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng tổn thương. Bệnh nhân có thể được đề nghị dùng kem bôi Corticosteroid, thuốc uống hay dung dịch tiêm tĩnh mạch tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nên cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ hướng dẫn trong đơn.
  • Thuốc kháng histamin: Chống dị ứng, làm giảm hoạt động của các chất gây viêm, làm dịu cơn ngứa ở vùng bìu bị chàm mãn tính.
  • Thuốc điều trị nhiễm trùng, bội nhiễm: Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc tiêu diệt nấm hay thuốc kháng virus. Tùy theo tác nhân gây nhiễm trùng được tìm thấy mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Các thuốc khác có thể được chỉ định: Thuốc giảm đau, thuốc an thần (dùng khi bị mất ngủ, căng thẳng quá mức), thuốc sát trùng ngoài da…

⇒ Mách bạn: 9 Loại Thuốc Chữa Chàm Bội Nhiễm Hiệu Quả Nhất

thuốc điều trị chàm bìu mãn tính
Bệnh chàm bìu mãn tính thường được điều trị nội khoa với thuốc bác sĩ kê đơn

– Quang trị liệu (Liệu pháp ánh sáng) chữa chàm bìu mãn tính:

Trường hợp các triệu chứng chàm bìu mãn tính không thuyên giảm sau khi tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc bệnh tái đi tái lại thường xuyên sẽ được đề nghị dùng quang trị liệu. Phương pháp này sử dụng năng lượng của nguồn tia cực tím nhân tạo UVA và UVB để tác động trực tiếp lên cùng tổn thương.

UVA và UVB có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, phương pháp quang trị liệu không được khuyến cáo áp dụng trong thời gian dài bởi tác động từ tia cực tím có thể gây biến đổi ADN và khiến bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư da cao.

Mẹo chữa chàm bìu mãn tính tại nhà

Dân gian hiện đang lưu truyền một số mẹo tự nhiên, giúp nam giới cải thiện các triệu chứng khó chịu do chàm bìu mãn tính gây ra. Bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện những cách dưới đây:

  • Dưỡng ẩm cho da: Do ảnh hưởng của bệnh chàm, da vùng bìu khá khô, bong tróc và còn bị dày sừng. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm là cần thiết, giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng trên. Một số sản phẩm dưỡng ẩm còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tổn thương ở vùng bìu nhanh hồi phục hơn. Chú ý đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm và tránh sử dụng những loại kem chứa chất có thể gây dị ứng, kích ứng da.
  • Uống nhiều nước: Đây cũng là giải pháp cấp ẩm thiết thực cho vùng tổn thương. Cơ thể được cung cấp đủ nước cũng giúp lưu thông máu đến vùng kín và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ vậy, tổn thương do chàm bìu mãn tính gây ra cũng nhanh được chữa lành.
  • Chườm mát: Sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp lên vùng bìu có thể giúp xoa dịu kích ứng, cải thiện đáng kể tình trạng ngứa rát. Mỗi lần xuất hiện cảm giác khó chịu, người bệnh hãy tìm một không gian riêng tư và chườm khăn lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút. Có thể lặp lại cách này nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau từ 2 – 3 tiếng. Tránh để cục đá lạnh trực tiếp lên bìu gây bỏng nhiệt và ảnh hưởng không tốt đến tinh hoàn.
  • Sử dụng các bài thuốc chữa bệnh chàm bìu từ nguyên liệu thiên nhiên: Chẳng hạn như mật ong, dầu dừa, chè xanh, lá ổi, nha đam, lá trầu không,… Chúng được dùng theo công thức truyền miệng, hầu hết chưa được kiểm chứng khoa học. Do vậy, nam giới nên tham khảo và nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.

⇒ Bỏ túi ngay: 9 Cách Trị Chàm Bìu Tại Nhà Đang Được Review Tốt

cách chữa chàm bìu mãn tính
Một số mẹo tự nhiên có thể giúp nam giới giảm nhẹ triệu chứng khó chịu khi bị chàm bìu mãn tính

Những lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khi bị chàm bìu mãn tính

Các triệu chứng chàm bìu mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách. Để bệnh được kiểm soát tốt, nam giới cần lưu ý:

  • Mặc trang phục đúng kích cỡ, thoải mái, chất liệu mềm mại, có khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh vùng kín, tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. Đặc biệt, quần lót cần được giặt kỹ và phơi ngoài nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ cao cho thật khô trước khi mắc lại. Điều này sẽ giúp phái mạnh giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Sàng lọc các thực phẩm, sản phẩm ( sữa tắm, bột giặt, chất liệu quần…) có thể khiến da ở vùng bìu bị kích thích, dị ứng và ngừng sử dụng ngay.
  • Không để vùng tổn thương tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn.
  • Lau mồ hôi ở vùng kín hoặc thay quần ngay nếu có dấu hiệu ẩm ướt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, tăng cường rau xanh, trái cây. Hạn chế sử dụng tôm, mực, cá biển, thịt bò, nội tạng động vật, các món chiên xào, thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị cay nếu bạn không muốn các triệu chứng chàm bìu mãn tính bùng phát nghiêm trọng hơn.
  • Không cố gắng cọ sát hoặc dùng tay gãi mạnh khi bị ngứa khiến vùng bìu bị tổn thương, chảy máu hoặc thậm chí nhiễm trùng.
  • Không sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu. Chúng có thể làm tăng phản ứng viêm ngứa hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
  • Kiểm soát căng thẳng, điều trị các tối loạn tâm lý và những vấn đề sức khỏe có thể khiến bệnh chàm bìu mãn tính tái phát trở lại nếu có.

⇒ Xem thêm: Bệnh Chàm Bội Nhiễm Nhũ Hoa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Câu hỏi liên quan

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp