Nội dung chính

Vẩy nến thể giọt là thể lâm sàng phổ biến của bệnh vẩy nến, chỉ đứng sau thể mảng. Thể bệnh này có xu hướng bùng phát mạnh sau khi bị nhiễm khuẩn do liên cầu. Tổn thương trên da có thể đi kèm với tình trạng ngứa ngáy nhẹ gây khó chịu.

vẩy nến thể giọt
Vẩy nến thể giọt là thể lâm sàng khá thường gặp của bệnh vẩy nến

Vẩy nến thể giọt là bệnh gì?

Vẩy nến thể giọt (Psoriasis Guttate) là một thể lâm sàng thường gặp của bệnh vẩy nến. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương điển hình là các chấm nhỏ có đường kính chỉ một vài mm, có màu đỏ tươi.

Bề mặt của các chấm giọt thường được phủ bởi 1 lớp vảy mỏng có màu trắng đục. Các chấm này có thể xuất hiện rải rác khắp toàn thân, đặc biệt là ở phần thân trên của cơ thể. Chúng rất đễ bị bong vảy, nếu cạo vun ra thì rất giống với bụi phấn.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh vẩy nến thể giọt có xu hướng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Bệnh khởi phát một cách đột ngột và có thể liên quan đến một số bệnh khác. Điển hình như viêm tai giữa, viêm amidan liên cầu khuẩn… Ngoài ra việc dùng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng.

Trong một số trường hợp, vẩy nến thể giọt có thể bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác có tổn thương tương tự. Điển hình nhất là giang mai phát ban dạng vảy nến hay bệnh á vảy nến thể giọt.

Xem thêm: Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến thể giọt nói riêng. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh được cho là có mối liên hệ với gen nằm ở vị trí nhiễm sắc thể số 6.

Cùng với đó là một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh cộng hưởng. Chính vì căn nguyên của bệnh có liên quan tới gen nên bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến thể giọt nói riêng sẽ có khả năng di truyền.

Đối với bệnh vẩy nến thể giọt, các triệu chứng có thể bùng phát khi có các yếu tố sau:

– Nhiễm khuẩn:

Các chuyên gia cho biết, nhiễm khuẩn là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vẩy nến thể giọt. Ở một số trường hợp bị nhiễm khuẩn liên cầu, viêm tai giữa… thì bệnh thường bùng phát mạnh hơn.

– Stress:

Những người mắc bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến thể giọt nói riêng đều sở hữu hệ thần kinh nhạy cảm. Họ rất dễ bị căng thẳng, stress và lo âu hơn bình thường. Các yếu tố này có thể kích hoạt gen gây bệnh. Từ đó làm bùng phát cả các triệu chứng thực thể và cơ năng.

nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt
Căng thẳng thần kinh có thể làm bùng phát các triệu chứng bệnh vẩy nến thể giọt

– Dị ứng:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dị ứng thời tiết, thuốc, thực phẩm… đều có khả năng kích hoạt gen gây bệnh vẩy nến. Từ đó dẫn tới rối loạn hoạt động tăng sinh các tế bào thượng bì. Kết quả là trên bề mặt da xuất hiện các chấm đỏ mọc rải rác tại ngực, lưng, bụng, da đầu, tay… Trường hợp xảy ra do dị ứng thì tổn thương da thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy từ nhẹ tới dữ dội.

– Một số yếu tố khác:

Tương tự như các thể bệnh vẩy nến lâm sàng khác, vẩy nến thể giọt cũng có thể làm bùng phát triệu chứng khi có một số yếu tố như:

Các yếu tố được đề cập ở trên có vai trò khởi động gen gây bệnh. Từ đó gây ra sự bất thường ở quá trình tăng sinh thượng bì. Kết quả là khiến cho các tế bào sừng được sản sinh một cách quá mức. Ở những người không mang gen gây bệnh thì các yếu tố trên hầu như không làm phát sinh bất cứ tổn thương nào trên da.

Đọc thêm: Vảy Nến Có Bị Lây Không? Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giả Đáp

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh vẩy nến thể giọt

Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể chấm giọt thường không quá khác biệt so với các thể vẩy nến lâm sàng khác. Tuy nhiên nếu không chú ý thì tổn thương da ở thể bệnh này có thể bị nhầm lẫn với ban giang mai và á vảy nến.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết bệnh vẩy nến thể giọt:

  • Thể bệnh vẩy nến này chủ yếu ảnh hưởng tới các vùng da ở nửa phần thân trên. Điển hình như ngực, lưng, tay, bụng và da đầu.
  • Tổn thương điển hình là các chấm nhỏ có kích thước chỉ 1 vài mm. Chúng xuất hiện rải rác và rất ít khi mọc tập trung ở 1 vị trí.
  • Bề mặt các chấm đỏ được phủ lên trên 1 lớp vảy có màu trắng đục. Lớp vảy này rất dễ bong, nếu cạo ra sẽ thành bột mịn như bụi phấn. Số lượng vảy của thể giọt thường ít hơn so với vảy nến thể đồng tiền và thể mảng.
  • Trong một số trường hợp, các chấm đỏ có thể liên kết với nhau và tạo thành các mảng lớn có kích thước khoảng vài cm.
  • Các triệu chứng của bệnh vẩy nến thể chấm giọt thường có xu hướng bùng phát một cách đột ngột. Đặc biệt là khi cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus.
  • Bệnh có thể gây ngứa nhẹ hoặc không. Tình trạng ngứa thường kích hoạt trong giai đoạn bệnh vượng (bùng phát mạnh).
dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến thể giọt
Hình ảnh bệnh vẩy nến thể giọt ở tay

Thực tế cho thấy, các trường hợp bị vẩy nến thể giọt rất hiếm khi gặp tổn thương ở móng. Tình trạng vảy nến móng tay, móng chân thường ảnh hưởng chủ yếu tới những người mắc bệnh vảy nến thể mảng.

Tham khảo: Bị vảy nến da mặt: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Vẩy nến thể giọt có nguy hiểm không?

Vẩy nến chấm giọt là thể lâm sàng thường gặp của bệnh vẩy nến có tiến triển dai dẳng, mãn tính. Và đặc biệt đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm vẩy nến nói chung và vẩy nến thể giọt nói riêng.

Vì chưa thể chữa khỏi nên rất nhiều người bệnh quan ngoại rằng bệnh lý này có thể đe dọa tới cả sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, vẩy nến thể chấm giọt là trường hợp lành tính và ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, thể bệnh này thường có tiến triển dai dẳng, mãn tính và rất dễ tái phát. Sau một đợt điều trị, bệnh có thể tạm khỏi về mặt lâm sàng nhưng lại dễ dàng tái phát sau đó nếu có các yếu tố thuận lợi.

Do đó, những người bị vẩy nến thể giọt thường rất dễ rơi vào trạng thái lo âu và căng thẳng quá mức. Ngoài ảnh hưởng tới tâm lý thì bệnh còn tác động rất tiêu cực tới tính thẩm mỹ của làn da. Đồng thời gây phiền toái cho đời sống sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Mặc dù không phổ biến nhưng một số trường hợp vẩy nến thể giọt còn có khả năng chuyển biến thành vẩy nến thể đỏ da toàn thân. Thể bệnh này có mức độ nặng và ảnh hưởng đến hầu khắp các vùng da trên cơ thể. Đồng thời còn gây sốt cao, ngứa nhiều, đau rát, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn tới suy kiệt và đe dọa cả tính mạng.

Có thể bạn quan tâm: Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến thể giọt

Như đã đề cập, vẩy nến thể giọt là thể bệnh vẩy nến tương đối phổ biến. Đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

Mục đích của việc điều trị là làm cải thiện các triệu chứng của bệnh và khắc phục tổn thương da. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

Để kiểm soát bệnh vẩy nến thể giọt, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp điều trị sau đây:

1. Điều trị bằng thuốc

Cũng giống như các thể lâm sàng khác, bệnh vẩy nến thể giọt chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Trong đó, thuốc bôi là lựa chọn ưu tiên do có tác dụng nhanh, ít tác dụng phụ và chi phí thấp.

Trường hợp các loại thuốc bôi đáp ứng kém hay bệnh tiến triển nặng nề tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp với thuốc uống.

thuốc bôi chữa vẩy nến thể giọt
Thuốc bôi là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh vẩy nến thể giọt

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa điều trị bệnh vẩy nến chấm giọt:

– Kem bôi chứa corticoid:

Corticoid có thể được bác sĩ chỉ định với mục đích làm giảm viêm và loại bỏ vảy bong. Đồng thời hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng cơ năng như ngứa ngáy, châm chích, đau rát…

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc bôi có chứa corticoid là ức chế tổng hợp DNA, ức chế gián phân, chống viêm và ức chế bạch cầu đa nhân. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được dùng trong điều trị ngắn ngày, khoảng 20 – 30 ngày. Cần dừng 1 thời gian trước khi dùng lại để hạn chế các rủi ro ngoại ý.

Tham khảo thêm: Review TOP 7 Thuốc Kem Bôi Trị Vảy Nến Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

– Goudron: 

Goudron là một loại thuốc điều trị các thể vẩy nến lâm sàng được sử dụng phổ biến. Thuốc được điều chế ở dạng lỏng, có màu nâu hoặc đen. Có thể được chiết xuất từ than đá hoặc nhựa cây thông.

Thuốc bôi Goudron phát huy tốt các tác dụng làm giảm viêm, bong vảy và đánh tan nhiễm cộm. Hơn nữa thuốc ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên Goudron có mùi hắc, khó sử dụng và có thể gây viêm nang lông.

– Thuốc mỡ acid salicylic:

Trong trường hợp bệnh vẩy nến thể giọt gây ra tình trạng bong vảy nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng acid salicylic dạng thuốc mỡ. Thuốc mỡ acid salicylic có hiệu quả tốt trong việc làm giảm vảy bong và chống á sừng. Tuy nhiên thuốc có khả năng hấp thu toàn thân nên chỉ được sử dụng trên phạm vi nhỏ.

– Retinoid:

Retinoid là một loại dẫn xuất của vitamin A có thể được bác sĩ chỉ định khi bệnh vẩy nến thể giọt ảnh hưởng trên diện rộng. Retinoid có tác dụng kháng nhiễm sừng và kháng tân tạo. Từ đó có thể làm giảm đáng kể các tổn thương do bệnh gây ra.

Retinoid thường được chỉ định dùng khoảng từ 6 – 12 tháng. Hơn nữa, có thể giảm liều và dùng duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên dẫn xuất này của vitamin A có khả năng gây quái thai nên ít được sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ.

– Corticoid đường uống: 

Corticoid đường uống thường được chỉ định trong trường hợp bệnh vẩy nến thể giọt bùng phát một cách ồ ạt. Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến thành thể đỏ da toàn thân.

vẩy nến thể giọt dùng thuốc gì
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống kết hợp để kiểm soát tốt tiến triển của bệnh

Thuốc Corticoid đường uống có tác dụng tốt trong việc làm giảm ngứa ngáy và kiểm soát tốt thương da. Tuy nhiên loại thuốc này có rủi ro và nguy cơ cao nên chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn.

Tất cả các thuốc dùng điều trị bệnh vẩy nến thể giọt cần sử dụng đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ khuyến cáo. Tuyệt đối tránh việc tùy tiện thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ dẫn. Trường hợp toa thuốc đáp ứng kém hay gây ra vấn đề bất thường thì hãy báo ngay cho bác sĩ được biết để kịp thời điều chỉnh.

2. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng hay còn được gọi là quang hóa trị liệu. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao với việc kiểm soát tổn thương cũng như triệu chứng cơ năng của bệnh vẩy nến thể giọt.

Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách tận dụng tia UV từ ánh nắng mặt trời hay sử dụng tia tử ngoại nhân tạo. Quang hóa trị liệu thường sẽ được chỉ định luân phiên với điều trị bằng thuốc. Mục đích là giúp hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn nhưng liệu pháp ánh sáng vẫn có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý. Điển hình như ngứa ngáy, đỏ da, nổi phỏng nước, buồn nôn… Trường hợp lạm dụng trong thời gian dài người bệnh còn có thể bị đen sạm da, lão hóa nhanh. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ ung thư da.

Đọc thêm: Tham Khảo Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Mới Nhất Của Bộ Y Tế 2023

3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Vẩy nến thể giọt là bệnh lý có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát sau điều trị. Việc bệnh thường xuyên tái phát có thể dẫn tới hệ quả lạm dụng thuốc Tây quá mức.

Chính vì vậy, song song với việc điều trị, người bệnh được khuyên là nên áp dụng một số giải pháp hỗ trợ tại nhà. Đây đều là các mẹo chữa đơn giản, lành tính. Ngoài làm giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện tổn thương da thì còn hỗ trợ ngăn bệnh tái phát. Từ đó sẽ giúp hạn chế đáng kể tần suất cũng như thời gian sử dụng thuốc.

Một số biện pháp hỗ trợ tại nhà cho bệnh vẩy nến thể giọt có thể bao gồm:

– Sử dụng gel nha đam:

Gel nha đam là nguyên liệu được dùng phổ biến trong làm đẹp và chăm sóc da. Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh về da thường gặp, trong đó có vẩy nến thể giọt.

Hàm lượng nước, acid amin, các vitamin và khoáng chất dồi dào trong gel nha đam có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm ngứa. Hơn nữa còn làm giảm tình trạng da bong tróc và thúc đẩy tổn thương chóng lành.

mẹo chữa vẩy nến thể giọt
Dùng gel nha đam giúp làm dịu da, dưỡng ẩm, giảm bong tróc và giảm ngứa
  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ rồi rửa cho sạch nhựa mủ
  • Cạo lấy phần gel trong suốt để sử dụng
  • Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa gel nha đam lên
  • Massage vài phút và để thêm 20 phút nữa rồi rửa lại cho sạch

– Ngâm nước ấm:

Ngâm nước ấm cũng là giải pháp tại nhà rất dễ áp dụng. Đặc biệt là có thể làm giảm bong tróc trên bề mặt các tổn thương do bệnh vẩy nến thể giọt gây ra.

Ngoài ra, việc ngâm nước ấm đều đặn mỗi ngày còn giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt là trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh.

– Sử dụng dầu dừa:

Ngoài nha đam thì dầu dừa cũng là nguyên liệu lành tính chứa nhiều thành phần tốt cho da. Đặc biệt là lượng acid lauric dồi dào có tác dụng làm giảm viêm, kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Ngoài dùng chữa vẩy nến thể giọt thì dầu dừa còn có tác dụng với các bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc…

  • Chuẩn bị 1 lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị tổn thương
  • Thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên trên bề mặt da
  • Để nguyên khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi dùng nước ấm rửa lại

Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Mẹo Dùng Dầu Dừa Trị Vảy Nến Cực Hay Bạn Nên Thử

– Liệu pháp tâm lý:

Tình trạng stress, căng thẳng thần kinh có thể kích thích bệnh vẩy nến bùng phát. Hơn nữa còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tổn thương trên da.

Trường hợp người bệnh bị căng thẳng, lo âu quá mức thì nên cân nhắc điều trị tâm lý. Ngoài giúp hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh thì còn làm giảm ảnh hưởng của các tổn thương.

Chăm sóc và dự phòng bệnh vẩy nến thể giọt

Bệnh vẩy nến thể giọt gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống. Đồng thời còn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như ngoại hình. Hơn nữa, nếu điều trị không đúng cách thì bệnh còn tiến triển nặng nề và tái đi tái lại nhiều lần.

bệnh vẩy nến thể giọt
Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nên chủ động thăm khám đề được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách

Trong quá trình điều trị và dự phòng bệnh vảy nến thể giọt, cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc hay áp dụng các mẹo chữa dân gian khi chưa nhận tham vấn y khoa.
  • Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
  • Chỉ điều trị bằng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Cần tuân thủ thời gian và liều lượng thuốc điều trị. Tuyệt đối tránh tình trạng lạm dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống quá mức.
  • Trường hợp bệnh diễn tiến dai dẳng hay tái phát nhiều thì nên áp dụng luân phiên giữa điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống và liệu pháp ánh sáng. Điều này giúp hạn chế tình trạng phụ thuộc thuốc và hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Để kiểm soát bệnh tốt nhất cần tránh các yếu tố kích hoạt gen gây bệnh. Điển hình như stress, căng thẳng thần kinh, nhiễm khuẩn, tác động cơ học/ vật lí…
  • Ăn uống và sinh hoạt điều độ. Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể (2 – 2.5 lít/ ngày). Tránh các chất kích thích, thực phẩm dị ứng… Chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc, không nên thức khuya sau 23 giờ.
  • Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan. Tránh tình trạng lo âu và căng thẳng quá mức. Có thể áp dụng một số liệu pháp như tắm nước ấm, yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách… để giải tỏa căng thẳng tốt hơn.
  • Nên dành khoảng 5 – 10 phút/ ngày cho việc tắm nắng trong khung giờ khoảng từ 7:00 – 9:00. Tia UV và 1 lượng lớn vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp biệt hóa tế bào sừng. Đồng thời điều tiết miễn dịch và cải thiện đáng kể tổn thương trên da.

Vẩy nến thể giọt là thể bệnh vẩy nến khá phổ biến ở trẻ em và người trẻ tuổi. Người bệnh cần chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị để làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống. Ngoài dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ thì cần kết hợp với các mẹo điều trị và chăm sóc tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp