Nội dung chính

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm mạc, móng và khớp xương. Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

bệnh vảy nến có nguy hiểm không
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Làm sao chữa?

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu mãn tính tiến triển dai dẳng theo từng đợt. Bệnh vảy ra khi quá trình sản xuất các tế bào da mới diễn ra nhanh hơn bình thường. Điều này gây ra sự tích tụ các mảng da chết khiến cho vùng da ảnh hưởng trở nên dày, sần sùi và khô ráp.

Số liệu thống kê ghi nhận, bệnh vảy nến ảnh hưởng khoảng 2 – 3 % dân số tùy theo từng khu vực. Riêng ở Việt Nam, theo báo cáo từ Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010 thì tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến chiếm khoảng 2.2% tổng số người bệnh tới thăm khám.

Các chuyên gia cho biết bệnh vảy nến thường ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Đồng thời không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên tổn thương mà bệnh gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình và thẩm mỹ. Điều này khiến cho người bệnh bị tự ti, áp lực và ảnh hưởng đến tâm lý.

Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Một số vấn đề ảnh hưởng cũng như biến chứng của bệnh được đề cập dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về da khác

Bệnh vảy nến khiến cho da bị bong tróc tế bào sừng liên tục. Từ đó làm suy giảm hàng rào bảo vệ da. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh da liễu khác. Điển hình như viêm da tiết bã nhờn, nấm da, viêm da tiếp xúc… Bên cạnh đó còn gây ra các tổn thương thứ phát dạng chàm.

2. Biến chứng tại khớp

Viêm khớp được cho là một biến chứng thường gặp của bệnh vảy nến. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 10 – 30% người bị vảy nến. Các triệu chứng viêm khớp do vảy nến có thể bao gồm:

  • Sưng đỏ các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, cột sống.
  • Các khớp bị co cứng và đau nhức, nhất là khi mới ngủ dậy.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều ở dây chằng bám xương, gót chân, mặt trong bàn chân…
  • Khả năng vận động suy giảm
  • Người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi
biến chứng bệnh vảy nến
Viêm khớp là một trong những biến chứng tại khớp thường gặp của bệnh vảy nến

Trường hợp bệnh vảy nến tiến triển nặng thì có thể dẫn tới đau vùng cột sống, xương chậu, viêm cột sống, viêm cột sống dính khớp. Các tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng, khớp và gân tại cột sống.

Đọc thêm: Tham Khảo Phương Pháp Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc Chi Tiết

3. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Thực tế cho thấy rằng, một số trường hợp bệnh vảy nến có thể tác động xấu đến hệ thống tim mạch. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Những người bị vảy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp khoảng 3 lần bình thường.

Tỷ lệ bị cao huyết áp ở bệnh nhân bị vảy nến là khoảng 20%. Trong đó vảy nến thể nghiêm trọng lên tới 47%.

Chưa kể đến một số thuốc trị vảy nến còn gây ra các tác dụng phụ làm tăng cholesterol trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như đau tim, đột quỵ…

4. Biến chứng tại thận

Một số bệnh nhân vảy nến còn gặp phải biến chứng tại thận gây ra tình trạng suy thận. Ngoài ra, nếu người bệnh tùy tiện dùng thuốc điều trị không theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ thì rất dễ gây tổn thương thận. Đây được cho là vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì tình trạng tổn thương kéo dài sẽ khiến cho thận mất hoàn toàn chức năng hoạt động và không thể hồi phục.

Nên xem: Top 3 Thuốc Chữa Vảy Nến Của Mỹ Hiệu Quả, Được Tin Dùng Nhất

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh vảy nến có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân là do vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu. Đồng thời làm cơ thể đề kháng với insulin.

bệnh vảy nến nguy hiểm không
Bệnh vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Nguy cơ mắc tiểu đường sẽ tăng lên tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Ngoài ra, bệnh vảy nến còn làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh chuyển hóa khác. Điển hình như tăng lipid máu, béo phì, gan nhiễm mỡ…

Có thể bạn quan tâm: Bị Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không? GIẢI ĐÁP

6. Ảnh hưởng đến thị lực và thính giác

Bệnh vảy nến có thể gây ra tình trạng ngứa và nóng rát mắt. Đồng thời còn gây khô mắt và làm rối loạn chuyển động của đồng từ. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm kết mạc, viêm màng bồ đào hay viêm bờ mi. Nếu không sớm điều trị thì có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.

Ngoài ra, bệnh lý này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thính giác cũng như làm suy giảm chức năng nghe. Bởi tổn thương do bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến vùng tai.

Bệnh vảy nến có chữa được không? Bằng cách nào?

Hiện nay vẫn chưa có giải pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên nếu vận dụng và phối hợp tốt các giải pháp điều trị thì sẽ duy trì tốt sự ổn định của bệnh. Đồng thời hạn chế được tình trạng bùng phát các đợt bệnh.

Cần chú ý vào các giai đoạn của bệnh, mức độ ảnh hưởng của triệu chứng để lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Có thể dùng thuốc tại chỗ, thuốc uống, thuốc tiêm hay quang trị liệu. Ngoài ra còn có thể áp dụng các mẹo chữa tự nhiên và chăm sóc tốt tại nhà để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

1. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để chỉ định thuốc bôi hay thuốc điều trị toàn thân cho phù hợp. Người bệnh cần chú ý tuân thủ chỉ định, với thuốc nào cũng cần chú ý dùng đúng tần suất, liều lượng và thời gian.

bệnh vảy nến có chữa được không
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi để kiểm soát tổn thương do bệnh vảy nến gây ra

– Sử dụng thuốc bôi:

Nhóm thuốc này có tác dụng làm bong vảy và ức chế hiện tượng á sừng. Một số loại được dùng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc mỡ salicylic 2%,3%, 5%
  • Thuốc bôi Goudron
  • Thuốc chứa corticoid
  • Thuốc bôi Anthralin

– Thuốc điều trị toàn thân:

Được chỉ định với các trường hợp vảy nến có tổn thương nghiêm trọng hay tiến triển phức tạp. Các loại thuốc điều trị toàn thân được kê toa có thể là:

  • Methotrexate
  • Cyclosporin A
  • Retinoid

Đây là các loại thuốc ức chế miễn dịch và chống viêm có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh vảy nến. Tuy nhiên bạn cần đặc biệt chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc điều trị toàn thân.

Xem thêm: Điểm Danh TOP 8 Thuốc Bôi Trị Vảy Nến Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

2. Quang trị liệu

Trước hết người bệnh sẽ được bác sĩ cho uống thuốc cảm ứng ánh sáng. Sau đó khoảng 2 giờ sẽ tiến hành quang trị liệu. Chiếu tia cực tím có bước sóng từ 320 – 400nm vào vùng bị ảnh hưởng.

Quang trị liệu sẽ giúp làm sạch các tổn thương một cách nhanh chóng. Đồng thời còn có tác dụng chống phân bào. Ưu điểm là an toàn và rất ít gây độc hại.

3. Chăm sóc và dự phòng

Bệnh vảy nến không thể điều trị dứt điểm. Hơn nữa còn rất dễ bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng sau đây:

kiểm soát bệnh vảy nến
Nên ăn uống và sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến
  • Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ. Cần sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tắm và dầu gội dịu nhẹ. Khi vệ sinh cần massage nhẹ nhàng để làm sạch da và loại bỏ vảy bong trên da.
  • Giảm khối lượng công việc và chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục, đọc sách… để cải thiện các vấn đề thần kinh. Trong các trường hợp bị stress, căng thẳng kéo dài thì nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tâm lý.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hay dùng các chất kích thích. Cần tránh tiếp xúc với những yếu tố dễ gây kích thích. Điển hình như hóa chất, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời, đồ uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Nên dành 5 – 10 phút mỗi ngày để tắm nắng vào khung giờ 6:00 – 9:00. Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng điều hòa miễn dịch. Đồng thời ức chế hoạt động gián phân.
  • Ăn uống và sinh hoạt khoa học. Ngoài giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe thì còn làm giảm căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết.

Mong rằng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn nhận định rõ bệnh vảy nến có nguy hiểm không. Đồng thời luôn có sự chủ động trong việc điều trị cũng như dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe