Nội dung chính

Vẩy nến da đầu là một dạng rối loạn da rất phổ biến, chiếm khoảng gần 80% tổng số người mắc bệnh vẩy nến. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da đầu bị viêm đỏ, nổi cộm, bong vảy và ngứa ngáy rất khó chịu. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu sớm phát hiện và can thiệp thì các tổn thương sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

bệnh vẩy nến da đầu
Vẩy nến da đầu là thể bệnh vẩy nến thường gặp nhất gây ra tổn thương ở vùng da đầu

Vẩy nến da đầu là bệnh gì?

Vẩy nến da đầu là dạng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến. Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 51% trường hợp bị vảy nến xảy ra tổn thương ở vùng da đầu. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh quá mức bình thường của các tế bào da đầu.

Căn nguyên của bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, thông qua các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định sự kích hoạt của bệnh là do lỗi của hệ miễn dịch. Tình trạng này có liên quan tới bất thường ở nhiễm sắc thể số 6. Cộng hưởng với đó là các yếu tố khác tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể.

Tổn thương do vẩy nến da đầu thường xuất hiện thành từng mảng. Nhiều trường hợp còn lan ra cả đầu, ăn xuống vùng vành tai, trán và phía sau cổ gáy. Đi kèm với đó là tình trạng ngứa ngáy nhẹ nhưng rất khó chịu.

Mặc dù có tiến triển dai dẳng nhưng vẩy nến da đầu được đánh giá là bệnh da liễu lành tính. Bệnh rất ít gây nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ và tạo tâm lý tự ti. Từ đó khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm.

Đọc thêm: Vảy Nên Toàn Thân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị Dứt Điểm

vẩy nến da đầu
Trên bề mặt tổn thương da do vẩy nến thường xuất hiện lớp vảy trắng bong tróc

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu

Các chuyên gia cho biết, cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến da đầu rất phức tạp. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên thông qua nghiên cứu di truyền, dịch tễ học và mô bệnh học, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng bệnh có liên quan tới rối loạn da và cơ chế miễn dịch.

Gen gây bệnh được xác định là nằm ở nhiễm sắc thể số 6 (HLA-DR7, B13, BW16, BW17). Tuy nhiên các gen này chỉ hoạt động khi có các yếu tố thuận lợi kích hoạt. Bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các yếu tố thuận lợi sẽ cộng hưởng và tác động tới tế vào lympho T (chủ yếu T4 và T8). Từ đó dẫn tới sự bất thường về miễn dịch ở lớp thượng bì. Điều này gây ra sự mất kiểm soát yếu tố tăng trưởng thượng bì. Tiếp đến là dẫn tới rối loạn PG, cAMP và cGMP. Sau đó làm tăng sinh thượng bì, tăng gián phân và rút ngắn chu chuyển tế bào thượng bì. Cuối cùng gây ra bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng.

Chu chuyển tế bào thượng bị ở người bình thường kéo dài khoảng 22 – 27 ngày. Trong khi quá trình này ở người bị vảy nến chỉ kéo dài khoảng từ 2 – 4 ngày. Chính tình trạng tăng sinh tế bào sừng quá mức được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.

Ngoài ra, cơ chế bệnh sinh còn liên quan đến một số yếu tố khác như:

– Yếu tố di truyền:

Di truyền yếu tố bất thường tại nhiễm sắc thể số 6 được xác định là một nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng nên nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh da liễu liên quan đến cơ chế miễn dịch. Điển hình như viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiết bã nhờn…

Bạn có biết: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng

– Căng thẳng thần kinh:

Một số yếu tố liên quan tới thần kinh như stress, căng thẳng hay xúc động mạnh, trầm cảm cũng có thể kích hoạt hoạt động miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh vẩy nến da đầu.

nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu
Căng thẳng thần kinh có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh vẩy nến da đầu

– Tác động cơ học:

Các tác động cơ học như cào gãi, ma sát hay chà xát lên da đầu có thể gây kích thích hoạt động miễn dịch. Ngoài ra có thể dẫn tới rối loạn da và làm bùng phát bệnh vẩy nến da đầu.

– Rối loạn chuyển hóa đường đạm:

Rối loạn chuyển hóa đường đạm cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự bùng phát của bệnh vẩy nến da đầu. Ngoài ra, tổn thương da còn có xu hướng lan tỏa rộng và tiến triển nặng nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

– Rối loạn chuyển hóa da:

So với da bình thường thì da của người bệnh vẩy nến có mức sử dụng oxy hóa cao gấp khoảng 400%. Tình trạng này sẽ làm tăng tổng hợp ADN và thúc đẩy gián phân. Từ đó gây ra tình trạng tăng sinh tế bào sừng một cách bất thường.

– Nhiễm trùng:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiễm trùng do nhóm retrovirus hoặc liên cầu khuẩn có thể kích thích gen gây bệnh vẩy nến. Chúng còn tác động tới tế bào lympho T. Đồng thời gây ra sự bất thường trong quá trình tăng sinh tế bào sừng.

– Các yếu tố khác:

Ngoài các yếu tố nêu trên, sự kích hoạt bệnh vẩy nến da đầu còn có thể liên quan tới:

  • Rối loạn nội tiết
  • Dị ứng với dầu gội
  • Ảnh hưởng từ thuốc điều trị
  • Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài

Đọc thêm: Bệnh Vẩy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến da đầu

Khi mắc bệnh vẩy nến da đầu, bạn thường sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Trên da đầu xuất hiện các mảng đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau
  • Ban đầu những mảng tổn thương này chỉ khu trú và chưa có dấu hiệu lan rộng
  • Vùng da bệnh bị cộm cứng và nổi gồ cao lên, đôi khi còn có dấu hiệu bị viêm nhiễm
  • Da đầu có xu hướng bị khô ráp và có xuất hiện lớp vảy màu trắng rất dễ bong tróc
  • Tóc có thể bị rụng nhiều hơn bình thường, một số trường hợp còn bị rụng vĩnh viễn không mọc lại
  • Tổn thương da có thể lan tỏa đến những vùng da lân cận như vùng trán, sau tai hay gáy
  • Vảy nến da đầu thường gây ngứa nhiều hơn ở các vị trí khác do da đầu có hoạt động tiết dầu mạnh, khó làm sạch và tần suất tiếp xúc cao
  • Bệnh không gây nóng rát, đau nhức hay châm chích
  • Tình trạng bệnh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm nấm hay hình thành các tổn thương thứ phát
dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu
Tổn thương có thể ảnh hưởng đến cả vùng sau tai và lan rộng xuống vùng gáy

Đọc thêm: Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Đơn Giản Dễ Làm

Vẩy nến da đầu có lây không? Nguy hiểm không?

Những người mắc bệnh vẩy nến da đầu rất dễ bị những người xung quanh xa lánh do nỗi sợ bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo nhận định từ các chuyên gia, đây không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh hoàn toàn không có khả năng lây cho người khác khi tiếp xúc thông thường.

Tuy nhiên, vẩy nến da đầu lại có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Ngoài ra thì vùng da bị tổn thương cũng sẽ có xu hướng lan tỏa trên phạm vi rộng. Nhất là khi người bệnh không chú ý kiểm soát và điều trị kịp thời.

Bệnh vẩy nến da đầu ít ảnh hưởng đến sức khỏe và không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái. Nhất là ảnh hưởng đến ngoại hình và thẩm mỹ. Từ đó tạo tâm lý e ngại, tự ti và dễ bị áp lực gây tổn thương tâm lý. Đặc biệt là khi bị những người xung quanh kỳ thị, xa lánh.

Vẩy nến da đầu khiến cho da bong tế bào sừng liên tục nên làm cho hàng rào bảo vệ da suy giảm. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác. Điển hình như nấm da đầu, gàu, bệnh viêm da tiết bã nhờn. Ngoài ra còn làm phát sinh các tổn thương thứ phát dạng chàm.

Hơn nữa, vẩy nến da đầu không chỉ là bệnh da liễu thông thường mà bệnh còn có tính hệ thống. Sự tiến triển của bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Đặc biệt làm tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, suy thận, mắc các bệnh về tim hay gây rụng tóc vĩnh viễn.

Đọc thêm: Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không? Hỏi Đáp

Chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu

Dưới đây là một số kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu:

1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định sẽ dựa vào vị trí tổn thương. Trong trường hợp này là vùng đầu. Cùng với đó là tổn thương cơ bản. Điển hình như xuất hiện nhiều mảng da đỏ có vảy trắng phủ lên trên, nền da cứng cộm…

Để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như:

– Phương pháp cạo vảy Brocq:

Đây là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng với bệnh vẩy nến da đầu cũng như các bệnh da liễu có xuất hiện tổn thương da dạng bong vảy. Bác sĩ sẽ dùng thìa hoặc dao cạo nhẹ nhiều lần lên tổn thương da. Sau đó quan sát các dấu hiệu. Ở bệnh vẩy nến, phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu vỏ hành, dấu hiệu vết nến và dấu hiệu giọt sương máu.

chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu
Bác sĩ có thể dùng phương pháp cạo vảy Brocq để chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu

– Hiện tượng Koebner:

Hiện tượng này đề cập đến tình trạng tổn thương xảy ra ở vết sẹo hay vết xước trên da đầu. Hiện tượng Koebner chỉ xảy ra trong giai đoạn bùng phát mạnh của bệnh.

– Mô bệnh học:

Xét nghiệm mô bệnh học ở người bệnh vẩy nến da đầu thường có hiện tượng dày sừng và á sừng. Đi kèm với đó là tình trạng giảm sắc tố da trong lớp tế bào đáy và lớp gai, giãn mao mạch chân bì…

2. Chẩn đoán phân biệt

Sau khi đưa ra chẩn đoán xác định thì bác sĩ có thể đề nghệ chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự. Bao gồm:

Tham khảo thêm: Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Chi Tiết Từ Bộ Y Tế [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Các phương pháp điều trị vẩy nến da đầu

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng. Hầu như các giải pháp đều dùng với mục đích cải thiện tổn thương lâm sàng. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh bùng phát.

Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng điều trị bệnh vẩy nến da đầu:

1. Dùng thuốc điều trị tại chỗ

Đối với bệnh vẩy nến da đầu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với các loại thuốc tại chỗ để kiểm soát tổn thương. Dưới đây là một số thuốc điều trị tại chỗ thường được kê toa:

– Thuốc bong vảy và bạt sừng:

Thuốc bong vảy và bạt sừng (acid salicylic) có khả năng làm giảm tình trạng á sừng. Đồng thời giúp làm giảm viêm và loại bỏ vảy bong xuất hiện trên da đầu. Riêng với trường hợp bị vẩy nến da đầu thì nên dùng các sản phẩm dầu gội có chứa acid salicylic. Chúng sẽ hỗ trợ làm giảm tổn thương da và giúp cải thiện chức năng thẩm mỹ.

chữa vảy nến da đầu
Có thể gội đầu bằng dầu gội có chứa acid salicylic để làm giảm mức độ tổn thương

– Dầu gội kháng nấm:

Ngoài dầu gội chứa acid salicylic thì dầu gội kháng nấm cũng có thể được chỉ định trong điều trị vẩy nến da đầu. Loại dầu gội này sẽ được dùng trong trường hợp tổn thương da có dấu hiệu bị nhiễm nấm. Selenium sulfide, Ketoconazole,… là các loại dầu gội kháng nấm được dùng phổ biến nhất.

Điều trị tại chỗ đối với bệnh vẩy nến da đầu thường có chỉ định rất hạn chế do không thể dùng các loại thuốc bôi thông thường. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương xâm lấn tới vùng trán, tai hay sau gáy thì có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ. Điển hình như thuốc bôi Calcipotriol, corticoid, Anthralin, Goudron,…

Xem thêm: Top 9 Bài Thuốc Trị Bệnh Vẩy Nến Bằng Đông Y An Toàn Hiệu Quả Nhất

2. Điều trị bằng thuốc uống

Thuốc uống có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều so với các thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra các rủi ro và tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Vì vậy bác sĩ chỉ kê toa thuốc uống khi tổn thương lan rộng hay có mức độ nặng và diễn tiến phức tạp.

Một số loại thuốc uống được dùng trong điều trị vẩy nến da đầu bao gồm:

– Retinoid:

Retinoid chính là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng. Thuốc này có tác dụng ức chế và làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng. Ngoài ra còn giúp điều biến miễn dịch và kiểm soát tổn thương da.

– Methotrexate:

Methotrexate có tác dụng đối kháng với acid folic. Từ đó sẽ giúp ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic. Đồng thời làm giảm hoạt động tăng sinh tế bào thượng bì. Tuy nhiên thuốc này chỉ được dùng khi bệnh vẩy nến lan tỏa trên 50% diện tích cơ thể. Và Methotrexate rất hiếm khi được chỉ định cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

thuốc chữa vẩy nến da đầu
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để điều trị vảy nến da đầu nằm kiểm soát tốt hơn diễn tiến của bệnh

– Thuốc kháng Histamine H1:

Các thuốc kháng Histamine H1 được dùng với mục đích làm giảm nhanh cơn ngứa. Đồng thời giảm nhẹ mức độ tổn thương da do bệnh vẩy nến da đầu gây ra. Nhất là trong các trường hợp sự bùng phát bệnh liên quan đến vấn đề dị ứng.

– Viên uống bổ sung:

Để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và kiểm soát tốt hơn tổn thương da, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp dùng một số viên uống bổ sung. Điển hình như biotin, vitamin B3, vitamin B12 và vitamin C.

Nên đọc: ĐỪNG BỎ LỠ TOP 10+ Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Chuyên Gia Khuyên Dùng

3. Áp dụng các mẹo tự nhiên

Ngoài việc dùng thuốc thì có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để làm giảm nhẹ tổn thương và các triệu chứng do bệnh vẩy nến da đầu gây ra. Đây là giải pháp đơn giản, lành tính và có thể áp dụng ngay tại nhà.

Một số lựa chọn điều trị tại nhà bằng mẹo tự nhiên bao gồm:

– Sử dụng dầu dừa:

  • Trước tiên, bạn cần dùng nước ấm để làm sạch da đầu
  • Sau đó lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ để thoa trực tiếp lên da đầu
  • Nhẹ nhàng massage vài ba phút rồi để qua đêm
  • Sáng sớm hôm sau gội đầu lại cho sạch
  • Với cách này có thể áp dụng tần suất 2 – 3 lần/ tuần

– Sử dụng muối Epsom:

  • Trộn đều 1 thìa cafe muối Epsom cùng dầu gội
  • Làm ướt da đầu rồi thoa hỗn hợp này lên
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút
  • Cuối cùng gội lại cho sạch bằng nước lã

– Dùng giấm táo chữa vẩy nến da đầu:

  • Chuẩn bị 2 thìa giấm táo, nửa cốc nước lọc và 1 ít bông y tế
  • Pha loãng giấm táo với nước, sau đó dùng bông thấm vào và thoa lên da đầu
  • Để yên khoảng 20 phút rồi dùng nước lạnh gội lại cho sạch
  • Áp dụng đều đặn 2 lần/ tuần để nhận được kết quả tốt nhất

Tham khảo thêm: TOP 7 Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cho Bạn

mẹo chữa vảy nến da đầu
Dùng giấm táo chữa vẩy nến da đầu là mẹo tự nhiên được áp dụng phổ biến

Biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh bùng phát

Bệnh vẩy nến da đầu mặc dù không nguy hiểm nhưng lại có nguy cơ cao bùng phát sau điều trị. Đặc biệt là khi có các điều kiện thuận lợi. Vì vậy bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh.

Hãy chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ có thành phần lành tính và an toàn để gội đầu. Khi gội cần massage nhẹ nhàng để có thể làm sạch da đầu cũng như loại bỏ vảy bong.
  • Cải thiện các vấn đề thần kinh bằng cách giảm khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách, tập thể dục hay trò chuyện với người thân. Trong các trường hợp cần thiết, có thể tìm gặp bác sĩ để được điều trị tâm lý.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích thích. Ví dụ như nhiệt độ cao, hóa chất, thực phẩm dễ gây dị ứng, ánh nắng mặt trời, thức uống chứa cồn…
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên tổn thương da. Đồng thời hạn chế tình trạng cột tóc quá chặt.
  • Nên tắm nắng khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày trong khung giờ từ 6 đến 9 giờ sáng. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp điều hòa miễn dịch và ức chế hoạt động gián phân. Từ đó hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu.
  • Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt và ăn uống khoa học. Điều này giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường chức năng miễn dịch. Đồng thời làm giảm suy nhược, căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết.
  • Cần chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm hô hấp. Điển hình như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản… Bởi nhiễm trùng cũng được cho là một trong những yếu tố kích thích bệnh vẩy nến da đầu bùng phát.

Vẩy nến da đầu là bệnh da liễu lành tính nhưng có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Người bệnh cần tích cực điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp