Nội dung chính

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Phương pháp này được dân gian áp dụng rộng rãi, do dễ thực hiện và tốn ít chi phí. Ngoài ra, vì lá lốt là thảo dược thiên nhiên nên lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị vảy nến.

Mách bạn cách chữa vảy nến bằng lá lốt không lo chi phí
Chữa vảy nến bằng mẹo dân gian, trong đó có lá lốt

Vì sao lá lốt được sử dụng vào điều trị vảy nến?

Vảy nến là một căn bệnh da liễu kéo dài dai dẳng. Cho đến hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng bệnh này do cơ chế gây bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền.

Bệnh vảy nến xuất hiện khiến da của người bệnh khô và bong tróc thành vảy, sưng đỏ,…khó chịu. Các phương pháp điều trị chỉ kiểm soát bệnh, trên thực tế không loại bỏ hoàn toàn được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, khi gặp điều kiện thuận lợi, vảy nến có thể tái phát thậm chí kéo dài không dứt.

Tuy nhiên, để giảm những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe, người bệnh phải can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ngoài sử dụng thuốc tân dược, các mẹo chữa dân gian cũng được nhiều người lựa chọn.

Trong số đó, cách chữa vảy nến bằng lá lốt là biện pháp hữu hiệu giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da. Không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn, lá lốt còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề da liễu mà bạn đọc không nên bỏ qua.

Vì sao lá lốt được sử dụng vào điều trị vảy nến?
Trong lá lốt có chứa nhiều thành phần giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng do vảy nến gây ra

Cụ thể, theo nghiên cứu cho thấy lá lốt chứa các chất có lợi cho việc điều trị triệu chứng vảy nến như:

  • Ancaloit: Đây là một loại axit amin thực vật. Công dụng chính mà nó mang lại là giúp người bệnh chống lại hiện tượng dị ứng. Đồng thời, cải thiện những vấn đề liên quan khác như ngứa ngáy, giảm sưng viêm, giúp vết thương sớm hồi phục.
  • Benzyl axetat , beta – caryophyllene: Công dụng dưỡng ẩm, làm dịu những vị trí da đang gặp tổn thương do vảy nến gây nên. Tình trạng bong tróc, ngứa, nứt nẻ trên da sẽ được cải thiện.
  • Vitamin A,C, E: Những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với làn da. Chúng là các chất góp phần bảo vệ các tế bào da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da do khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt.

Ngoài ra, theo ghi nhận của y học cổ truyền, lá lốt là một thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Với tính ấm, lá lốt giúp người bệnh vảy nến tiêu viêm, sát khuẩn ngoài da, giảm đau,…hiệu quả. Ngoài ra, một số tác dụng khác của lá lốt còn được tận dụng vào việc hỗ trợ cải thiện bệnh về xương khớp, thần kinh,..không riêng gì các vấn đề về da liễu.

Chữa vảy nến bằng lá lốt phù hợp cho tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp vùng da tổn thương rộng, bong tróc tạo nhiều vết thương hở,…cần được can thiệp điều trị chuyên sâu hơn để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm: Chia Sẻ Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Lốt Cực Hay Dành Cho Bạn

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt tốn ít chi phí

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện. Bên cạnh đó chi phí mà người bệnh cần bỏ ra không nhiều, có thể nói người bệnh sẽ không lo về chi phí trong quá trình điều trị. Tuy nhiên như đã đề cập, việc điều trị bằng thảo dược thiên nhiên chỉ phù hợp khi vảy nến ở mức độ nhẹ. Tham khảo các cách làm sau:

Ngâm rửa da vảy nến bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt nấu nước ngâm rửa vùng da đang bị vảy nến nhẹ được nhiều người áp dụng. Thông qua đó, làn da của người bệnh sẽ được làm sạch. Các thành phần trong lá lốt giúp loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm cho làn da, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương an toàn, lành tính.

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt tốn ít chi phí
Ngâm rửa vùng da bị vảy nến bằng nước nấu từ lá lốt

Phương pháp này cũng đồng thời giúp các dây thần kinh trong cơ thể được thư giãn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Cách làm như sau:

  • Sử dụng một nắm lá lốt tươi (khoảng 100g), ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất bám trên lá. Sau đó để cho ráo nước.
  • Cắt lá lốt thành nhiều đoạn ngắn, cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Chờ cho nước nguội còn độ ấm vừa phải, vệ sinh vùng da cần điều trị.
  • Ngâm nước lá lốt trong 10 – 20 phút, rồi dùng khăn bông mềm thấm khô da.

Ngoài cách làm này, người bệnh cũng có thể pha loãng nước lá lốt sao cho nhiệt độ nước còn âm ấm. Tắm nước lá lốt trong trường hợp vùng da cần điều trị rộng khắp cơ thể. Phần xác lá lốt có thể tận dụng đắp lên vị trí da khô có vảy bong để giúp loại bỏ da chết dễ dàng hơn.

Sử dụng nước lá lốt để ngâm, tắm giảm triệu chứng vảy nến mỗi ngày một lần. Thực hiện kiên trì để có được kết quả tốt nhất. Thông thường, người bệnh sau một tuần đã nhận thấy các triệu chứng vảy nến thuyên giảm đáng kể, nhất là khi kết hợp chăm sóc tốt cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Chia Sẻ 4 Cách Trị Vảy Nến Bằng Lá Khế Đơn Giản, Hiệu Quả

Xông hơi bằng lá lốt cải thiện vảy nến

Bên cạnh cách dùng lá lốt để ngâm rửa hoặc tắm để điều trị vảy nến tại nhà. Người bệnh có thể dùng lá lốt, nấu nước xông hơi để loại bỏ các hại khuẩn bám trên da, giúp vùng da tổn thương sớm hồi phục, tránh để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ.

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt tốn ít chi phí
Nấu nước lá lốt xông hơi loại bỏ hại khuẩn bám trên da, phòng tránh viêm nhiễm vùng da bị vảy nến

Đặc biệt, phương pháp này khá phù hợp nếu người bệnh bị vảy nến trên diện rộng. Tận dụng hơi nước mang theo các thành phần trong lá lốt tiếp xúc với da, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thực hiện theo phương pháp sau:

  • Rửa sạch một nắm lá lốt theo cách trên, sau đó cắt nhỏ thành nhiều đoạn.
  • Cho vào nồi nước đun sôi trong 10 phút để tinh chất có trong lá lốt tỏa ra nước.
  • Sau đó tiến hành xông hơi, chú ý khoảng cách để tránh hơi nước quá nóng khiến da bị bỏng.
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần. Phần nước lá lốt sau đó có thể tận dụng để pha nước tắm.

Nên xem: Bệnh vảy nến móng tay, chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Đắp lá lốt chữa bệnh vảy nến

Bên cạnh ngâm rửa, xông hơi, người bệnh có thể sử dụng lá lốt giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, biện pháp này phù hợp khi diện tích vảy nến không nhiều, chủ yếu ở một vài vị trí trên cơ thể.

Tinh chất có trong lá lốt sẽ giúp người bệnh tiêu diệt vi khuẩn, bụi bẩn, nấm,…đang bám trên da. Không chỉ cải thiện triệu chứng ngứa, bong tróc, nóng rát da, cách làm này còn giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm do tác nhân từ bên ngoài thâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Thực hiện như sau:

  • Dùng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, lượng lá lốt người bệnh tự cân chỉnh sao cho phù hợp với diện tích da cần điều trị.
  • Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng 15 phút trước khi sử dụng để loại bỏ tạp khuẩn.
  • Sau đó, đem lá lốt giã nát hoặc xay nhuyễn cùng với một ít muối tinh.
  • Phần da đang bị vảy nến cần được vệ sinh sạch sẽ rồi sử dụng hỗn hợp lá lốt đắp lên trực tiếp.
  • Sử dụng băng gạc băng lại hoặc nằm cố định thư giãn trong 20 – 30 phút để tinh chất thấm vào da.
  • Rửa lại vùng da vảy nến với nước ấm một lần nữa, thấm khô da bằng khăn bông mềm, không chà xát mạnh.
Cách chữa vảy nến bằng lá lốt tốn ít chi phí
Đắp lá lốt lên vùng da bị vảy nến, uống nước ép lá lốt giúp phục hồi cơ thể hiệu quả hơn

Áp dụng cách làm này mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất. Trường hợp vùng da bị vảy nến rộng, có nhiều vết thương trước khi điều trị nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ.

Đọc thêm: Tham Khảo Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản Tiết Kiệm Chi Phí

Dùng nước lá lốt uống chữa vảy nến

Ngoài những biện pháp ngoài da kể trên, người bệnh có thể áp dụng cách chữa vảy nến bằng nước cốt lá lốt. Theo các chuyên gia, việc ngâm rửa điều trị kết hợp với tác động bên trong sẽ gấp đôi công dụng của lá lốt. Thông qua đó, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn, giúp người bệnh mau chóng phục hồi tổn thương trên da. Thực hiện theo cách đơn giản sau:

  • Sử dụng khoảng 50g lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
  • Sau đó cho lá lốt vào máy xay nhuyễn với nước.
  • Chắt lấy nước cốt lá lốt uống ngày 2 lần sáng, tối.

Người bệnh nên kiên trì áp dụng để có được kết quả tốt nhất. Phần bã lá lốt có thể tận dụng đắp ngoài da. Sau khoảng 1 tuần, triệu chứng vảy nến sẽ cải thiện đáng kể.

Giảm triệu chứng vảy nến qua các món ăn từ lá lốt

Chế biến món ăn từ lá lốt và cho vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày là biện pháp thực hiện đơn giản nhất. Việc ăn lá lốt sẽ giúp cơ thể hấp thụ những dược chất từ lá. Áp dụng nếu trường hợp người bệnh không uống nước nước cốt lá lốt tươi.

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt tốn ít chi phí
Các món ăn thơm ngon từ lá lốt phù hợp cho người bệnh vảy nến

Có khá nhiều món ăn chế biến với lá lốt thơm ngon, bổ dưỡng giúp cơ thể tăng cường đề kháng chống lại bệnh vảy nến. Tham khảo những món như thịt bò xào cùng với lá lốt, ốc xào lá lốt, lá lốt cuộn thịt bò nướng,…

Trên đây là các cách chữa vảy nến bằng lá lốt được nhiều người áp dụng. Bạn đọc có thể tham khảo để cải thiện triệu chứng vảy nến trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu sau khi áp dụng một thời gian bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt, người bệnh cần thăm khám da liễu để có cách can thiệp phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tham Khảo Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Bạn Nên Thử

Lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá lốt

Vảy nến là bệnh lý da liễu dễ tái phát, triệu chứng dai dẳng khiến người bệnh gặp không ít vấn đề trong cuộc sống. Cách chữa vảy nến bằng lá lốt trên thực tế không điều trị dứt điểm được chứng bệnh này, phương pháp chỉ giúp xoa dịu triệu chứng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm nhẹ.

Trong quá trình thực hiện, để đạt được hiệu quả như mong đợi,tránh làm bệnh chuyển biến xấu, bạn nên lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nhất là vùng da bị vảy nến.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mắt trời trong thời gian đỉnh điểm trong ngày, tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm,…để bảo vệ da. Chống nắng và thực hiện bảo hộ cho làn da cẩn thận khi đi ra ngoài.
  • Chọn quần áo thoải mái, rộng rãi để giúp da không bị cọ xát làm ảnh hưởng vết thương. Đặc biệt là không làm da đổ nhiều mồ hôi khiến cơ thể ngứa ngáy, tăng nguy cơ viêm nhiễm tại khu vực bị vảy nến.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi, chứa nhiều vitamin, khoáng chất để giúp phục hồi sức khỏe từ bên trong. Khi cơ thể được củng cố sức đề kháng, hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng vảy nến khó chịu.
  • Sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm ưu tiên có thành phần thiên nhiên. Tránh sử dụng các loại chăm sóc, vệ sinh da có chứa thành phần hóa chất tẩy rửa mạnh.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá lốt
Chăm sóc, dưỡng ẩm cho da đang bị vảy nến bằng các sản phẩm phù hợp
  • Kiên trì thực hiện điều trị bệnh vảy nến nếu chọn cách chữa theo mẹo dân gian. Bởi đa số thảo dược đều lành tính, không gây tác dụng phụ nên hiệu quả sẽ không tức thời. Cần kiên trì một thời gian để nhận thấy những chuyển biến của cơ thể.
  • Tránh tự ý kết hợp những phương pháp chữa vảy nến khi chưa được người có chuyên môn hướng dẫn. Đặc biệt là điều trị vừa Đông – Tây – Nam y khiến cho tình trạng bệnh có nguy cơ biến chứng dưới tác động tương tác của các bài thuốc.
  • Trường hợp điều trị theo mẹo chữa dân gian một thời gian không thấy vảy nến thuyên giảm, người bệnh nên thăm khám y tế để được hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt phù hợp cho người bệnh ở mức độ nhẹ. Tình trạng bệnh nếu có dấu hiệu nghiêm trọng, vùng da bị ảnh hưởng rộng và có nhiều tổn thương nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu. Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn, trong quá trình điều trị người bệnh nên kết hợp thăm khám và nhận sự tư vấn của người có chuyên môn.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa