Bệnh vảy nến vùng kín có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nhưng vảy nến xảy ra ở cơ quan sinh dục có thể làm mất thẩm mỹ, gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, do vị trí bị tác động là bộ phận nhạy cảm nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là rất dễ xảy ra viêm nhiễm.
Bệnh vảy nến vùng kín là gì?
Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng sinh hoạt và công việc của nhiều người. Bệnh xuất hiện do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Lúc này, trên da người bệnh nổi nhiều mảng đỏ, ngứa, đôi khi gây đau rát dữ dội.
Vảy nến có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, trong đó có vùng kín. Bệnh vảy nến vùng kín có cơ chế hình thành tương tự như bệnh vảy nến nói chung, đều là do tác động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, do là vị trí nhạy cảm nên trường hợp tổn thương xuất hiện ở vùng kín sẽ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, cuộc sống.
Bộ phận sinh dục có thể bị ảnh hưởng một hoặc một vài nơi, nhưng cũng có thể là toàn bộ vùng kín. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể lan ra cả những vùng da liền kề xung quanh như xương mu, háng, đùi, hông,…Những vị trí kín đáo bị tổn thương khiến người bệnh còn e ngại trong vấn đề thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vùng kín
Bệnh vảy nến ở vùng kín như đã đề cặp có cơ chế gây bệnh chủ yếu do tác động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vảy nến cho đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể. Đối với trường hợp vảy nến vùng kín, các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng của hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, hoạt động quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Trong đó, tình trạng viêm nhiễm xuất hiện vô cùng phổ biến. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy tế bào da tăng sinh số lượng lớn ở một vài vị trí. Những tế bào dư thừa lúc này bị đẩy lên trên tạo thành nhiều mảng đỏ, cộm và đóng vảy.
- Yếu tố di truyền: Bệnh vảy nến có mối liên hệ mật thiết với gen di truyền. Do đó, trong gia đình nếu có người mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra có thể gặp phải vấn đề này. Mặc dù thế, theo các nghiên cứu có thấy, tỷ lệ các gen di truyền bệnh vảy nến chỉ ở mức thấp.
- Tác động bên ngoài: Bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến vùng kín nói riêng có thể là hệ quả của việc cơ thể tiếp xúc với môi trường độc hại. Những tác nhân bên ngoài kích thích gen mang bệnh vảy nến. Vì thế, khi đi nắng, bị côn trùng đốt, trầy xước da, sử dụng thuốc trị bệnh,…có thể khiến người bệnh bùng phát vảy nến.
Ngoài những yếu tố gây bệnh vảy nến hàng đầu kể trên, nhiều người còn khởi phát bệnh vảy nến do hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, hay đổ mồ hôi, mặc quần bó sát,…Vùng kín bị ảnh hưởng của bệnh, xuất hiện mảng đỏ, gây ngứa ở mông, háng hoặc lan ra nhiều vùng khác.
Tìm hiểu thêm: Vảy Nến Toàn Thân Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến vùng kín
Khi bị bệnh vảy nến ở khu vực nhạy cảm như bộ phận sinh dục, háng, mông,…bắt đầu có những triệu chứng như:
- Ngứa ngáy khó chịu: Vùng da ở vùng kín bị tổn thương, các vi khuẩn bắt đầu tấn công khiến khu vực này bị ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài suốt cả ngày, một số trường hợp còn lặp lại theo chu kỳ. Thông thường, cơn ngứa sẽ xuất hiện dữ dội vào ban đêm. Người bệnh có thể cào gãi khiến cho vết thương chảy máu.
- Cảm giác như có kiến bò: Vùng da ở vùng kín trở nên khô hơn khi bị vảy nến. Khi thời tiết nóng, kết hợp giữa việc cơ thể tiết mồ hôi và sự ma sát của da với vải quần áo khiến cho khu vực nhạy cảm càng trở nên khó chịu hơn so với bình thường. Người bệnh miêu tả tình trạng này tương tự như cảm giác kiến bò hoặc kim châm vào da.
- Da vùng kín có nhiều mảng đỏ: Dựa vào mức độ bệnh của mỗi người mà mảng đỏ trên da sẽ có kích cỡ khác nhau. Vùng bị tổn thương màu đỏ tươi, dày cộm, sần sùi hơn những khu vực khác.
- Đau rát trên da vùng kín: Trường hợp người bị vảy nến ở mức độ nặng sẽ thấy đau rát vùng kín, nhất là khi di chuyển. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người mắc vảy nến ở vùng nhạy cảm nên hạn chế vận động hoặc tham gia thể thao mạnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau rát khi quan hệ, gây ra nhiều trở ngại đối với đời sống tình dục.
Do xuất hiện ở khu vực nhạy cảm, đồng thời vùng da ở đây mỏng hơn những vùng da khác nên khi bị vảy nến chúng có màu đỏ tươi và sáng bóng hơn so với các thể vảy nến thông thường. Ngoài ra, khi di chuyển, cử động, lớp vảy bong tróc ở vùng kín nhanh chóng bong ra ngoài, biến mất khiến người bệnh khó nhận thấy được biểu hiện này.
Trường hợp bệnh nhân là nữ giới, khi tổn thương do vảy nến gây ra ở vùng kín, khu vực này có thể sẽ sẫm màu hơn những vùng khác. Đồng thời, nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên âm hộ, vùng ngoài âm đạo có vảy trắng. Những chỗ có nếp gấp da có màu hồng.
Tình trạng bệnh vảy nến ở vùng kín, cụ thể là cơ quan sinh dục nữ có thể lan rộng xuống mông và hậu môn. Tuy nhiên, vảy nến sẽ không xuất hiện bên trong âm đạo nữ giới. Chính vì thế, cơ quan này vẫn hoạt động bình thường.
Trường hợp bệnh nhân là nam giới, bộ phận sinh dục bị vảy nến thường xuất hiện ở diện tích nhỏ. Quan sát thấy có nhiều mảng da nhỏ, tổn thương trên da có thể xuất hiện ở khu vực mu, bìu, hậu môn, mông.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Vảy Nến Có Lây Nhiễm Không? Chuyên Gia Giải Đáp Cho Bạn
Bệnh vảy nến xuất hiện ở vùng kín có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ còn còn gây ra nhiều trở ngại về tâm lý, đặc biệt là đối với nữ giới. Khu vực nhạy cảm trở nên sần sùi, đỏ ngứa khiến chị em e ngại, mất tự tin trước bạn tình.
Bệnh không được điều trị hoặc áp dụng sai phương pháp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nguy cơ lớn nhất là tổn thương gây hại đến sức khỏe sinh sản, để lại hệ lụy đến sức khỏe tổng thể.
Những tổn thương ở vùng kín, bộ phận sinh dục nam nữ thường ở mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng sâu. Âm đạo, tử cung phụ nữ vẫn hoạt động bình thường. Dương vật, tinh hoàn của nam giới cũng không có nhiều trở ngại đối với việc sinh hoạt tình dục.
Trường hợp người bệnh cào gãi gây trầy xước, chảy máu có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao. Lúc này, hoạt động ở bộ phận sinh dục sẽ có những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là có thể gây viêm nhiễm, bệnh nam khoa, phụ khoa. Trong đó, điển hình là bệnh viêm tinh hoàn, bao quy đầu ở nam giới hoặc viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới.
Cần sớm nhận biết và điều trị tình trạng vảy nến xảy ra ở vùng kín. Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị. Kiểm soát bệnh đúng cách sẽ góp phần phòng ngừa nguy cơ tái phát hoặc khiến bệnh chuyển biến nặng nề hơn.
Khái niệm: Bệnh Vẩy Nến Da Đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
Điều trị bệnh vảy nến vùng kín như thế nào?
Để giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh tại vùng kín, thường khi có kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, việc điều trị lúc này sẽ có những khó khăn nhất định.
Áp dụng phương pháp điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát được chứng bệnh này. Một số hướng điều trị như sau:
Điều trị vảy nến vùng kín tại chỗ
Điều trị bệnh vảy nến vùng kín với thuốc mỡ, kem bôi ngoài da giúp người bệnh cải thiện tình trạng đỏ da, giảm ngứa, kháng viêm. Các thành phần thường có trong những loại thuốc điều trị bệnh vảy nến là:
- Corticosteroid: Thường được dùng với dạng kem bôi, corticosteroid giúp điều trị các vấn đề ngoài da, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Công dụng chính của thuốc chứa thành phần corticosteroid giúp da chống dị ứng, phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm.
- Vitamin D3: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại kem chứa vitamin D3. Mục đích, giảm các tổn thương trên da do những tác động của ánh sáng mặt trời.
- Anthralin hoặc nhựa đường: Bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng những loại kem bôi có chứa hai thành phần này, giúp người bệnh giảm viêm da.
- Retinol: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kem hoặc thuốc mỡ có chứa retinol. Tác dụng chính giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và lão hóa da.
- Elidel và protopic: Hai dạng thuốc cũng được dùng cho người đang bị bệnh vảy nến. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định và hướng dẫn người dùng sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Trường hợp người bệnh vảy nến có triệu chứng nặng, thuốc dạng elidel và protopic có thể được kết hợp dùng chung với thuốc sinh học để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tham khảo thêm: Review TOP 8 Thuốc Bôi Điều Trị Vảy Nến Tốt Nhất Thị Trường
Điều trị vảy nến vùng kín bằng mẹo dân gian
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị bệnh vảy nến bằng mẹo dân gian cho trường hợp nhẹ. Tham khảo các cách sau:
- Dùng muối hạt: Muối có tác dụng kháng khuẩn an toàn, lành tính, giúp cải thiện một số vấn đề về da. Người bị vảy nến nhẹ có thể sử dụng nước muối pha loãng vệ sinh vùng kín hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Không pha nước quá nóng và nhiều muối, chỉ dùng một lượng nhỏ muối để đảm bảo không gây xót, rát da. Trường hợp có vết thương hở do cào gãi không nên áp dụng.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa là một trong những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên. Ngoài ra, do có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên dầu dừa cấp ẩm tốt. Người mắc bệnh vảy nến ở khu vực nhạy cảm có thể sử dụng loại dầu thiên nhiên này để hỗ trợ cải thiện tình trạng bong tróc, khô da. Cách thực hiện đơn giản, sau khi tắm, bạn dùng 3 – 4 giọt dầu dừa massage nhẹ nhàng lên khu vực cần điều trị, giữ thêm 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Sử dụng lá trầu vệ sinh vùng kín giúp diệt khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm do vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần hái nắm lá trầu, đem rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ nước ra chậu, pha với nước mát để tắm, vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày.
Mẹo dân gian lành tính, an toàn cho nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, nếu có triệu chứng nặng cần can thiệp điều trị bằng biện pháp chuyên sâu hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên kiên trì thực hiện để nhận được kết quả tốt nhất. Đồng thời theo dõi y tế để kiểm soát được tốt chứng bệnh này, phòng ngừa tái phát hay biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh vảy nến vùng kín bằng quang trị liệu
Quang trị liệu được áp dụng cho đối tượng bệnh vảy nến vùng kín ở mức độ vừa và trung bình. Bác sĩ sẽ dùng tia tử ngoại B hoặc tia sáng UVB kết hợp bước sóng ngắn tiến hành trị liệu cho người bệnh. Hiệu quả quang trị liệu đối với bệnh vảy nến được ghi nhận khá nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ sau điều trị. Điển hình là lão hóa da, gia tăng nguy cơ ung thư da cho người bệnh.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến vùng kín
Chăm sóc tốt cơ thể sẽ giúp cho tình trạng vảy nến ở vùng kín phục hồi hiệu quả. Đồng thời, người bệnh có thể phòng ngừa được nguy cơ tái phát hay biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Lưu ý những vấn đề sau:
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thầy thuốc. Không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc hoặc kết hợp nhiều thứ thuốc khi chưa được yêu cầu.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, chú ý vị trí có nếp gấp, khe hở như khu vực mông, háng,…Đặc biệt, nên vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc để có được kết quả điều trị tốt nhất.
- Sử dụng kem dưỡng, dung dịch vệ sinh ưu tiên chọn loại có thành phần nhẹ dịu, phù hợp, không chứa chất gây kích ứng da.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không thực hiện giao hợp quá mạnh bạo ảnh hưởng đến tổn thương ở vùng kín.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước, thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau xanh, các loại thịt cá,…Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo không lành mạnh, không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt. Không mặc đồ bó sát khiến ma sát giữa vải và da gây bong tróc hay trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Bên cạnh đó hạn chế dùng móng tay hoặc vật cứng cào gãi vùng da đang bị tổn thương.
Bệnh vảy nến vùng kín là tình trạng thường gặp. Để điều trị bệnh đạt hiệu quả, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chăm sóc tại nhà. Tránh tình trạng chủ quan hoặc áp dụng biện pháp chữa bệnh không phù hợp khiến vảy nến ở vùng kín biến chứng gây hại cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Bài viết xem thêm
- XEM NGAY 4 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả
- Tham Khảo Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bằng Thảo Dược