Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng tương tự như ở người lớn, thuộc nhóm bệnh da liễu liên quan mật thiết với hệ miễn dịch. Bệnh hình thành triệu chứng ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa rát, bong tróc,…Trường hợp không điều trị kịp thời, vảy nến có thể biến chứng gây hại cho làn da và sức khỏe của trẻ.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính hình thành trên cơ chế rối loạn tự miễn. Lúc này, hệ thống miễn dịch có sự rối loạn khiến cho việc sản xuất tế bào da trở nên bất thường. Chúng được tăng sinh nhiều hơn bình thường khiến cho bề mặt da trở nên dày cộm, bong tróc.

Hầu như những khu vực dư thừa tế bào da đều khô ráp và đỏ, bên trên còn mang một lớp vảy trắng bạc. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy trên da ngứa ngáy khó chịu. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà cơn ngứa rát có thể nặng hay nhẹ.

Căn bệnh da liễu này có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Trong đó, nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm, sức khỏe yếu như trẻ em, người già thường gặp phải chứng bệnh này.

Ngoài ra, bệnh vảy nến có thể xuất hiện với cả trẻ sơ sinh. Các triệu chứng ở các bé thông thường tập trung chủ yếu ở khu vực mặc tã. Đồng thời gần như các biểu hiện ngoài da của vảy nến ở trẻ sơ sinh khá giống với những vấn đề khác. Do đó bố mẹ có thể nhầm lẫn khiến điều trị sai hướng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì?
Tình trạng vảy nến không phải là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, bệnh vảy nến không phải là một bệnh lý có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc da. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ có thể yên tâm về vấn đề lây nhiễm. Các chuyên gia khuyến cáo, để tốt cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu khái niệm: Bệnh Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Các dạng vảy nến xuất hiện ở trẻ sơ sinh

Để phân biệt được một số dạng bệnh vảy nến hiện nay và có hướng điều trị tốt nhất, dưới đây là các dạng vảy nến ở trẻ sơ sinh phổ biến:

  • Vảy nến tã lót: Một dạng đặc trưng phổ biến ở các bé sơ sinh. Khu vực tã lót chịu nhiều ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn tình trạng vảy nến với những bệnh lý khác ngoài da như hăm, mề đay, phát ban,…khi vị trí xuất hiện triệu chứng ở khu vực tã lót, dễ bị bí bách gây ngứa. Do đó, bố mẹ nên lưu ý để tránh sự nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả.
  • Vảy nến thể giọt: Cũng tương tự như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh vảy nến thể giọt. Có thể nói, đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé sơ sinh. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do trẻ bị nhiễm lạnh, viêm họng trước đó gây bùng phát bệnh vảy nến. Trên da bé lúc này sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ với kích thước khác nhau.
  • Vảy nến thể mủ: Với thể mủ, trên da trẻ sơ sinh không chỉ xuất hiện nốt mẩn, mảng đỏ mà bên trong còn chứa dịch. Vị trí thường xuất hiện tổn thương da thể này là vùng bàn tay, bàn chân của trẻ. Tuy nhiên vảy nến thể mủ không phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn những thể bệnh khác.
  • Vảy nến da đầu: Những tổn thương xuất hiện ở khu vực da đầu, biểu hiện thông qua việc hình thành nhiều mảng sần bám trên da đầu. Da đầu trẻ lúc này trở nên ửng đỏ, bên trên có lớp màng trắng như vảy với kích thước khác nhau. Vảy nến da đầu cũng gây ngứa khó chịu như những dạng vảy nến khác.
  • Vảy nến móng: Móng tay, chân của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ xuất hiện những triệu chứng bất thường. Thể vảy nến này không phổ biến, giống như vảy nến thể mủ thì vảy nến móng tương đối hiện gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mắc phải thể bệnh này, phụ huynh có thể nhận thấy trên ngón tay, chân, móng tay, chân trẻ sẽ có những vết rỗ, rạn, nứt nẻ có khi bóc tách móng tay.
Các dạng vảy nến xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Tương tự như ở người lớn, vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng có nhiều thể với đặc trưng tổn thương đa dạng trên da
  • Vảy nến mảng: Với thể mảng, gần như là tình trạng phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải. Triệu chứng của bệnh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn cũng tương tự nhau. Trên da trẻ xuất hiện nhiều mảng da đỏ, bên trên như phủ một lớp vảy nến trắng bạc. Một số trường hợp bệnh khu trú ở lưng, da đầu, đầu gối hay khuỷu tay. So với người trưởng thành, những mảng da bị ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn, mềm và dễ bong tróc hơn.
  • Vảy nến đảo ngược: Khu vực da mắc bệnh thường là vị trí có nếp gấp. Lúc này trên da trẻ xuất hiện nhiều mảng đỏ, tổn thương. Một số vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất là da sau đầu gối, ở nách, háng của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đỏ da, trẻ còn bị ngứa ngáy khó chịu. Bệnh ở dạng đảo ngược không phổ biến ở trẻ sơ sinh.
  • Vảy nến toàn thân: Dạng này khá hiếm gặp không chỉ ở trẻ sơ sinh mà còn ở trẻ em hay người trưởng thành. Một số trường hợp hy hữu gặp phải sẽ đối mặt với nhiều mối đe dọa không chỉ ảnh hưởng làn da mà còn đối với sức khỏe. Bé cần được điều trị theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, nếu không khống chế, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Nhanh chóng nhận biết bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và can thiệp điều trị để không gặp phải những vấn đề hối tiếc, cũng như bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Dựa vào những thể bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, bạn đọc cũng phần nào có thể nhận biết dạng bệnh thông qua những biểu hiện, khu vực thường bị ảnh hưởng,…Đa số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thường có biểu hiện nhiều ở khu vực tay, chân, cổ, đầu gối, vị trí mặc tã, da đầu,…

Vùng da bị tổn thương trở nên sưng đỏ, có phủ lớp vảy trắng, bong tróc. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một vài điểm sau đó có khả năng lan ra nhiều vị trí khác nếu phụ huynh không can thiệp điều trị cho con.

Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị đỏ da, bong tróc thành mảng, có mụn nước,…

Tùy theo thể bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh mà biểu hiện sẽ có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh đều gây ra các triệu chứng khó chịu ngoài da cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ lẫn người lớn. Một số triệu chứng mà các bé thường gặp phải khi mắc chứng vảy nến như:

  • Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, móng tay móng chân có dấu hiệu dày hơn.
  • Khớp có dấu hiệu bị sưng hoặc cứng bất thường.
  • Trên da xuất hiện mảng đỏ, có vảy, bong tróc.
  • Da bị khô, nứt nẻ, đôi khi rớm máu, có dịch mủ bên trong các nốt mụn,…

Bố mẹ có thể quan sát những biểu hiện trên da trẻ dễ dàng. Tuy nhiên, các triệu chứng vảy nến ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ngoài da khác. Việc điều trị có thể bị ảnh hưởng, thậm chí gây biến chứng khi điều trị sai cách. Do đó, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhờ tư vấn điều trị theo phương pháp phù hợp với tình trạng của con.

Đọc thêm: Phác Đồ Chữa Vảy Nến Mới Nhất, Chi Tiết Nhất Từ Bộ Y Tế

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Theo các chuyên gia, yếu tố khiến bệnh bùng phát chủ yếu là do di truyền hoặc sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Dưới đây là những thông tin cụ thể:

Bệnh do di truyền

Vảy nến nói chung hay vảy nến ở trẻ sơ sinh nói riêng đều không có tính lây nhiễm trực tiếp giữa người và người. Do đó, thậm chí bạn tiếp xúc gần với da hay dịch tiết từ mảng đỏ trên da của người bệnh cũng không mắc phải vảy nến như một số người vẫn lầm tưởng.

Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền từ người thân trong gia đình bởi vảy nến có liên quan đến gen/ nhiễm sắc thể. Theo đó, khi cơ thể trẻ mang gen bệnh từ mẹ hoặc bố, khi chào đời trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây hại sẽ làm bùng phát bệnh vảy nến.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Trẻ có thể bị di truyền gen bệnh từ bố mẹ

Ngoài ra, trường hợp trẻ sơ sinh có người thân trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp, crohn, đa xơ cứng,…cũng sẽ có tỷ lệ bị vảy nến cao hơn so với những trẻ bình thường. Thống kê cho thấy, việc bố hoặc mẹ mắc vảy nến có tỷ lệ 10% con sinh ra cũng mắc bệnh. Ngoài ra, 40% ca bệnh được ghi nhận ở trẻ sơ sinh khi có bố và mẹ cùng bị vảy nến.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Vảy Nến Có Bị Lây Không? Có Di Truyền Không? HỎI ĐÁP

Nhiễm khuẩn da gây bệnh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể bùng phát do tình trạng nhiễm khuẩn da. Làn da trẻ sơ sinh khá mẫn cảm, yếu mềm nên có thể bị hại khuẩn bên ngoài tấn công gây hại. Do đó, tổn thương trên da bé có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là những trường hợp:

  • Trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông vật nuôi hoặc bị côn trùng cắn.
  • Thời tiết nắng nóng khiến da bé tiết nhiều mồ hôi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn lưu trú trên da gây hại.
  • Trầy xước ngoài da do ma sát với quần áo,..khiến cho vi khuẩn có điều kiện thâm nhập sâu vào bên trong.

Bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể bị nhầm lẫn với những vấn đề da liễu khác. Do đó bố mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám nếu thấy con có biểu hiện bất thường. Vảy nến khởi phát ở trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện đầu tương tự như chứng cảm lạnh, sau đó các triệu chứng ngoài da sẽ rõ ràng hơn.

Xem thêm: 6 Thuốc bôi trị viêm da cơ địa cho bé an toàn hiệu quả

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh không xuất hiện phổ biến. Triệu chứng ở trẻ nhỏ khá tương đồng với nhiều vấn đề da liễu khác như hăm tã, phát ban, mề đay,…Chính vì thế, việc xác định tình trạng cho trẻ sơ sinh ban đầu có thể xảy ra nhầm lẫn.

Để chẩn đoán được chính xác và có hướng điều trị an toàn, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra hoặc thực hiện xét nghiệm khi cần thiết để chẩn đoán và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc đúng phương pháp cho mỗi trẻ.

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường

Trẻ sơ sinh mắc bệnh vảy nến sẽ có nhiều cơ hội điều trị dứt điểm hơn so với người trưởng thành. Đồng thời, nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa tốt tình trạng tái phát bệnh cho trẻ nhỏ về sau. Một số cách điều trị bệnh vảy nến thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây cho bé

Thuốc được dùng để kiểm soát nhanh cơn ngứa, khó chịu hoặc khô da bong tróc cho trẻ sơ sinh mắc vảy nến. Tuy nhiên, do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, còn khá mềm yếu nên thuốc được lựa chọn sao cho phù hợp và ít gây tác dụng phụ nhất cho trẻ nhỏ.

Một số loại thường được dùng như kem dưỡng, thuốc ức chế calcineurin hoặc chứa vitamin điều trị vấn đề da liễu tại chỗ, kem bôi chứa corticoid, thuốc steroid,…Liều dùng được bác sĩ chỉ định theo từng tình trạng bệnh lý cụ thể.

Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc và cả sử dụng kem bôi ngoài da nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nếu xảy ra sai sót, hậu quả có thể nghiêm trọng khó lường, điển hình là nguy cơ sốc thuốc, tổn thương da nghiêm trọng,…thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tân dược cần thận trọng tuyệt đối. Bố mẹ chỉ sử dụng thuốc cho con khi được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và cho phép điều trị. Trường hợp không cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi chăm sóc để phục hồi thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Tham khảo thêm: Điểm Danh TOP 7 Thuốc Kem Trị Vảy Nến Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất

Chăm sóc điều trị tại nhà

Sử dụng thuốc tây cho trẻ sơ sinh không phải là biện pháp tối ưu. Thay vào đó, thông thường các chuyên gia khuyến khích bố mẹ điều trị tình trạng vảy nến cho bé qua việc chăm sóc và bảo vệ tại nhà. Khi thấy con có dấu hiệu da liễu bất ổn, bố mẹ nên:

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ tại nhà giúp khắc phục triệu chứng bệnh vảy nến
  • Giữ vệ sinh da trẻ hàng ngày, không để con tiếp xúc với lông thú nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, ánh sáng mặt trời gay gắt,…
  • Có thể cho bé tắm nắng sáng sớm từ 6 – 7 giờ sáng để chuyển hóa vitamin và giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da bé.
  • Sử dụng dung dịch tắm rửa cho bé có thành phần lành tính, ưu tiên sử dụng loại có chiết xuất từ thiên nhiên. Không chà xát mạnh làn da của bé khiến những khu vực bị vảy nến bong tróc, tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì? Mẹ nên lưu ý những thực phẩm ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng có trong sữa cho trẻ sơ sinh. Hạn chế ăn những loại có nguy cơ làm tình trạng vảy nến của bé trở nên nghiêm trọng như hải sản, đậu phộng, các loại thịt đỏ,…
  • Thăm khám da liễu cho trẻ khi thấy trên da con có những biểu hiện bất thường. Tránh tự ý điều trị bằng thuốc, mẹo chữa dân gian khiến da trẻ sơ sinh có nguy cơ bội nhiễm nguy hiểm.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh da liễu không quá phổ biến. Mặc dù thế, bố mẹ không nên chủ quan, đặc biệt là trường hợp gia đình có người đã mắc phải căn bệnh này. Đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn để giúp con sớm phục hồi sức khỏe, bảo vệ làn da mềm yếu của trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm: