Bệnh vảy nến móng tay, chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh vảy nến móng tay, chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Đây là bệnh lý mãn tính, nhận biết qua tình trạng dày sừng, biến dạng hoặc thay đổi màu sắc, nứt, vỡ,…ở móng tay, chân. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vảy nến móng còn cản trở hoạt động cầm nắm, đi lại của người bệnh. Nếu không điều trị kiểm soát, bệnh có thể gây biến chứng nguy hại.

Bệnh vảy nến móng tay, chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh vảy nến móng tay, chân là gì?

Bệnh vảy nến móng tay, chân là gì? 

Bệnh vảy nến móng tay, chân là bệnh lý mãn tính có liên quan đến tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có tính chất như những thể vảy nến thông thường là dễ tái phát và gần như lặp lại theo chu kỳ nhất định.

Người bị vảy nến móng thường có móng tay, chân dày hơn bình thường. Bên cạnh đó, các móng sẽ có hiện tượng vỡ, tách ra làm thay đổi hình dạng cũng như kích thước của móng tay, móng chân.

Vảy nến móng xuất hiện thứ phát khi cơ thể người bệnh đã mắc các thể vảy nến và có nhiều triệu chứng đi kèm khác. Theo thống kê, tình trạng vảy nến móng thường xuất hiện ở người mắc vảy nến khớp (80%), còn lại là những trường hợp vảy nến khác (35%).

Các vấn đề ở móng tay, chân do vảy nến gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Tùy vào tình trạng tổn thương tại móng mà người bệnh sẽ có những biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến móng không phải căn cứ cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến da, khớp.

Xem thêm khái niệm: Vẩy Nến Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Bệnh vảy nến móng tay, chân có nguy hiểm không?

Vảy nến móng tay, chân không đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, nếu không có biện pháp can thiệp kiểm soát bệnh, tình trạng tổn thương có thể gây sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến hoạt động cầm nắm và đi lại của người bệnh.

Bệnh vảy nến móng tay, chân có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến móng tay, chân có thể biến chứng nguy hại

Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng bệnh biến chứng gây hại cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Móng tay, chân đau đớn kéo dài, ảnh hưởng cuộc sống. Nghiêm trọng hơn có thể gây dị dạng móng, mất thẩm mỹ.
  • Chức năng của móng dần suy giảm, biến chứng viêm khớp.
  • Gây ảnh hưởng cho tâm lý người bệnh, tình trạng thường gặp là trầm cảm do những trở ngại của bệnh đối với cuộc sống.
  • Gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn thứ cấp vô cùng nguy hiểm.

Do đó, người bệnh nên sớm nhận biết và can thiệp điều trị để phòng tránh những rủi ro như trên. Ngoài ra, trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp các phản ứng phụ không mong muốn.

Đọc thêm: Biểu hiệu bệnh vảy nến đồng tiền là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay, chân

Bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến móng tay, chân nói riêng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Những yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh phổ biến như:

  • Hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, suy giảm sức đề kháng.
  • Người bệnh sống và làm việc trong môi trường không đảm bảo, tiếp xúc với hóa chất độc hại,…
  • Cơ thể chịu áp lực, căng thẳng,…gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh vảy nến móng do di truyền từ gia đình.
  • Gặp vấn đề ở móng tay, chân trước đó. Nhất là bệnh về móng nhưng không được điều trị triệt để bằng biện pháp phù hợp.

Đây là một vài yếu tố có tác động gây bệnh vảy nến móng thường gặp. Để điều trị bệnh hiệu quả, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là việc có ảnh hưởng trực tiếp. Nhận biết được những tác nhân nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và loại bỏ chúng sẽ giúp người bệnh có cơ hội phục hồi cao, tránh biến chứng.

Đọc thêm: Bệnh Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không? GIẢI ĐÁP

Nhận biết bệnh vảy nến móng tay, chân

Nhận biết bệnh vảy nến móng tay, chân qua những biểu hiện sau đây:

Nhận biết bệnh vảy nến móng tay, chân
Biểu hiện nhận biết bệnh vảy nến móng tay, chân
  • Bề mặt móng sần sùi: Bề mặt của móng tay, chân trơn cứng là nhờ vào các tế bào keratin. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vảy nến móng, chúng gần như bị mất đi khiến cho bề mặt móng trở nên sần sùi, có nhiều lỗ nhỏ. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà số lượng lỗ cũng như độ nông sâu sẽ khác nhau.
  • Bong móng: Giường móng là bộ phận nằm dưới đĩa móng. Tại đây chứa rất nhiều mạch máu nhỏ, nhờ thế mà móng tay, chân có màu hồng. Khi mắc bệnh vảy nến, đĩa móng thường bị bong tách khỏi phần giường móng. Lúc này, móng tay, chân sẽ xuất hiện một khoảng trống bên dưới, vi khuẩn hoặc nấm có thể tấn công gây nhiên tình trạng viêm nhiễm.
  • Biến dạng móng: Cấu trúc của móng tay bị thay đổi, người bệnh có thể quan sát trên móng có những vết rãnh, đường lằn, rỗ, đau đớn dữ dội.
  • Màu sắc móng thay đổi: Mạch máu dưới da bị tác động khiến cho móng không còn hồng hào như bình thường. Móng tay, chân chuyển sang màu xanh, vàng, hoặc nâu. Trường hợp móng bị nhiễm khuẩn, màu sắc sẽ sẫm hơn. Một số bệnh nhân bị vảy nến móng còn nhận thấy móng tay, chân có nhiều đốm đỏ hoặc màu trắng.
  • Dày sừng móng tay, chân: Có đến hơn ⅓ người bệnh bị dày sừng móng. Độ dày lúc này có thể gấp 2 – 3 lần so với móng tay bình thường, điều này khiến người bệnh đau đớn khó chịu. Một vài trường hợp bệnh nhân còn nhận thấy xuất huyết dưới móng.

Tổn thương ở móng tay, chân hình thành khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống. Tình trạng tổn thương gây đau ở các đầu móng tứ chi hoặc có thể lan rộng ra toàn thân nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm: Bệnh Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy móng tay, chân có biểu hiện như trên. Thông qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chẩn đoán có đang mắc bệnh vảy nến móng tay, chân hay không.

Thông thường, người bệnh sẽ được kiểm tra dấu hiệu lâm sàng, được hỏi về tiểu sử bệnh lý và lấy phần da móng để sinh thiết. Để loại trừ nguyên nhân tổn thương móng da nhiễm nấm, bác sĩ có thể thực hiện thêm kiểm tra dưới kính hiển vi cùng với nuối cáy nấm. Nếu là vảy nến móng, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị với biện pháp phù hợp.

Bệnh vảy nến móng tay, chân không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Về lâu dài, những tổn thương trên móng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Do đó, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị chứng bệnh này.

Sớm can thiệp, người bệnh càng có cơ hội điều trị hoàn toàn càng cao. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như:

Sử dụng thuốc bôi chữa vảy nến móng tay, chân

Thuốc bôi có tác dụng tại chỗ, nhanh chóng cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh giảm đau đớn. Một số loại như:

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân
Sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân
  • Corticosteroid: Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc mỡ, kem, nhũ tương,…bôi móng có chứa corticosteroid.
  • Tazarotene: Sử dụng để cải thiện tình trạng thay đổi màu sắc của móng, giảm rỗ và bong tróc. Thuốc là một trong những dạng retinoid tại chỗ được dùng điều trị bệnh vảy nến móng phổ biến.
  • Calcipotriol, calcipotriene, calcitriol: Tác dụng giúp giảm viêm, ức chế tình trạng sừng hóa móng tay, chân, giảm tích tụ tế bào dưới móng.
  • Tacrolimus: Ức chế miễn dịch, giảm sản sinh tế bào biểu bì,…
  • Anthralin: Đây là một trong những dạng thuốc mỡ được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh vảy nến móng. Công dụng giúp người bệnh giảm viêm, ức chế hoạt động sản sinh tế bào da qua mức.
  • Kem dưỡng ẩm: Mang lại tác dụng nhanh chóng, thúc đẩy da mau chóng lành lại, giảm ngứa.

Sử dụng những loại thuốc bôi ngoài da hỗ trợ cải thiện vảy nến có công dụng tức thời. Mặc dù vậy, chúng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, không có hiệu quả lâu dài.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài da. Điển hình là tình trạng mỏng da, teo da,…nếu sử dụng trong thời gian dài. Nhất là tình trạng có thể trở nên nguy hiểm nếu người bệnh sử dụng sai thuốc và không đúng liều lượng cho phép.

Xem thêm: Dùng dầu dừa trị vảy nến như thế nào đúng cách?

Thuốc chữa bệnh vảy nến toàn thân tác động điều trị cả tình trạng vảy nến ở móng. Theo đó, thuốc được bác sĩ chỉ định cho người dùng tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người. Thuốc có dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc dạng lỏng.

Khi đi vào cơ thể, chúng hoạt động dựa trên cơ chế làm sạch móng, phù hợp cho trường hợp vảy nến móng trung bình hoặc nặng. Do là thuốc có công dụng điều trị bệnh toàn thân nên ngoài tác động bộ phận cần điều trị, cơ thể người bệnh cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi sử dụng thuốc.

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân
Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị bằng thuốc tân dược theo chỉ định của bác sĩ

Sau một thời gian dài sử dụng, tình trạng vảy nến móng sẽ được phục hồi đáng kể. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Đặc biệt, sử dụng quá liều có nguy cơ gây hại cho gan, thận, hệ tim mạch,… Do, hầu hết thuốc đều hoạt động làm ức chế hệ miễn dịch, nguy cơ tác động cao đến sinh lý của người bệnh.

Tham khảo thêm:  XEM NGAY TOP 10+ Loại Thuốc Chữa Vảy Nến Được Đánh Giá Tốt Nhất Hiện Nay

Can thiệp chữa bệnh vảy nến móng tay, chân không dùng thuốc

Vảy nến móng tay, chân tùy vào mức độ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh còn được điều trị theo:

  • Cắt bỏ móng tay

Đây là phương pháp khi bệnh vảy nến đã chuyển biến nặng. Người bệnh lúc này đã không thể điều trị bằng cách bôi hoặc uống thuốc. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phẫu thuật, dùng tia X, Ure nồng độ cao để loại bỏ khu vực tổn thương.

Cắt móng là biện pháp điều trị chứng vảy nến móng hữu dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian, móng tay, chân mọc lại sẽ gặp những vấn đề bất thường khác, chẳng hạn như bị dị dạng.

  • Quang trị liệu

Ngoài cách cắt móng để điều trị chứng vảy nến. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng biện pháp quang trị liệu với ánh sáng quang học hoặc laser. Đây là sự lựa chọn đối với trường hợp vảy nến nhẹ hơn, các triệu chứng chỉ mới bùng phát.

Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân
Quang trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, trong đó có trường hợp tổn thương ở móng tay, chân

Nấm, vi khuẩn sẽ được loại bỏ khỏi móng tay, chân thông qua tác động từ tia cực tím. Đồng thời, thông qua biện pháp này, các tế bào mới sẽ được tái tạo, thúc đẩy tổn thương ở móng tay, chân được phục hồi nhanh chóng hơn. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí khá đắt đỏ, bệnh có thể tái phát, không chữa trị dứt điểm.

  • Điều trị bệnh vảy nến móng tay, chân tại nhà

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị bệnh vảy nến tại nhà đã không còn xa lạ với nhiều người. Trường hợp vảy nến xuất hiện ở móng tay và chân có thể áp dụng công thức với giấm táo, chanh, hoặc tỏi,…để loại bỏ đi lớp tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn trên móng.

Biện pháp này tương đối lành tính, an toàn cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp cho tình trạng nhẹ. Cho đến hiện nay, chữa bệnh vảy nến móng bằng mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh nên lưu ý, kết hợp thăm khám để được hướng dẫn phương án trị bệnh phù hợp, an toàn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tham khảo TOP 9 Bài Thuốc Chữa Vẩy Nến Bằng Đông Y Hiệu Quả, Lành Tính

Chăm sóc và phòng tránh bệnh vảy nến móng tay, chân

Bệnh vảy nến móng tay, chân nếu được điều trị đúng phương pháp sẽ có cơ hội phục hồi cao, phòng tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho tình trạng sức khỏe. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhưng phải cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm khiến cơ thể bị dư thừa, rối loạn.
  • Tránh ăn những thực phẩm sau đây trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, hạn chế tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn như: hải sản, đậu, đồ ăn cay, nóng, nhiều đường, dầu ăn,…Tránh xa cà phê, thuốc lá, trà, chất kích thích,…
  • Điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, vì nếu không cẩn thận bạn sẽ gặp phải các tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
  • Vệ sinh móng tay, móng chân sạch sẽ hàng ngày, cắt móng, vệ sinh các kẽ móng.
  • Không nên tiếp tục tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất đề việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Sử dụng đồ bảo hộ, găng tay trong quá trình làm việc để bảo vệ móng.
Chăm sóc và phòng tránh bệnh vảy nến móng tay, chân
Chăm sóc và phòng tránh bệnh vảy nến móng tay, chân
  • Không sử dụng những đồ vật cứng, nhọn để chà xát, làm sạch móng. Dưỡng ẩm cho móng tay, vùng da xung quanh để tránh tình trạng khô và bong, nứt nẻ, chảy máu tay.
  • Tinh thần thoải mái sẽ giúp cho việc điều trị bệnh có nhiều khởi sắc hơn. Chính vì thế, người bệnh tránh để cơ thể áp lực, căng thẳng,…dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.
  • Thăm khám nếu quá trình điều trị nhận thấy các phản ứng bất thường.

Bệnh vảy nến móng tay, chân tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Nếu không kiểm soát, bệnh có thể biến chứng dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn khác. Do đó, bạn đọc nên chủ động trong phòng bệnh và điều trị để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm