Bị vảy nến có ăn được thịt gà không? Theo các chuyên gia, người bị vảy nến nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh ăn thịt gà trong thời gian điều trị. Bởi, thịt gà chứa hàm lượng protein dồi dào có thể làm gia tăng dị ứng da, khiến tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị vảy nến có ăn được thịt gà không?
Bệnh vảy nến hình thành dựa trên tình trạng suy yếu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây là bệnh lý mãn tính, chưa có cách trị dứt điểm, tổn thương da có thể tái phát nhiều lần. Những triệu chứng do vảy nến gây ra tùy mức độ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Thông thường, người bệnh sẽ nhận thấy trên da có nhiều tổn thương, bề mặt da sần sùi, bong tróc vảy trắng, đôi khi nứt, chảy máu,…Bởi vì có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch và gen di truyền nên người bình thường sẽ không bị lây nhiễm ngay cả khi tiếp xúc gần với da hoặc dịch tiết ra từ người bệnh vảy nến.
Để kiểm soát bệnh cần chẩn đoán thể vảy nến và mức độ ảnh hưởng của bệnh trên da từng người. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, kiểm tra để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nhằm giúp bệnh mau chóng được đẩy lùi, phòng tái phát, người bệnh luôn được khuyến cáo kết hợp giữa điều trị và chăm sóc tốt, nhất là vấn đề cung cấp dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm hàng ngày.
Theo đó, một số đối tượng bệnh nhân thắc mắc: “Bị vảy nến có ăn được thịt gà không?”. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, thịt gà có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, thịt gà lại nằm trong danh sách những thực phẩm nên hạn chế khi bị dị ứng, trong đó có các vấn đề về da.
Bởi, thịt gà giàu protein, đây là yếu tố nguy cơ làm tăng kích ứng cho người bệnh. Song song đó, người bệnh vảy nến thường có cơ địa nhạy cảm nên sẽ càng dễ bị tác động hơn nếu vô tình ăn phải thực phẩm không phù hợp trong quá trình điều trị.
Do đó, người bệnh được khuyên nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh ăn thịt gà để cơ thể có điều kiện phục hồi sức khỏe tốt hơn, tránh biến chứng gây hại cho da và sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm có lợi để cung cấp năng lượng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Tham Khảo Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Mới Nhất, Chi Tiết Nhất Của Bộ Y Tế
Thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị vảy nến
Bên cạnh những thực phẩm nhiều protein, trong đó có thịt gà, người bệnh vảy nến nên hạn chế ăn những nhóm thực phẩm sau:
- Không ăn thịt đỏ: Các loại thịt như thịt cừu, thịt dê, thịt chó, thịt bò,…là những loại thịt đỏ mà người đang bị vảy nến không nên ăn. Bởi vì chúng chứa nhiều chất arachidon kiến tình trạng viêm tế bào máu tăng mức độ nghiêm trọng. Kéo theo đó, các triệu chứng của bệnh vảy nến cũng nặng nề hơn như ngứa, khô và bong tróc trầm trọng.
- Kiêng ăn ngọt: Đường trắng là một trong những yếu tố khiến cho hoạt động sản xuất insulin tăng cao. Khi insulin vượt mức, cơ thể dễ bị béo phì, thừa cân. Những người có số cân quá lớn lại kéo theo nhiều chứng bệnh khác, trong đó có vảy nến.
- Kiêng đồ cay nóng: Tránh ăn nhiều đồ ăn cay nóng sẽ giúp người mắc bệnh vảy nến kiểm soát bệnh tốt hơn. Chính vì thế, trong thời gian điều trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn những món ăn cay, hay cả với các gia vị có tính nóng như gừng, mù tạt, cà ri,…cũng cần tránh ăn quá nhiều.
- Kiêng sữa bò và sản phẩm từ sữa động vật: Sữa bò nói riêng hoặc sữa động vật nói chung có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh vảy nến, đây lại là thức uống nên tránh để giúp điều trị bệnh an toàn và nhanh chóng hơn. Bởi, sữa có thể khiến da bị ngứa ngáy nhiều hơn, gia tăng nguy cơ tiết dầu khiến da lâu hồi phục.
- Tránh ăn nhiều tinh bột: Tinh bột và đồ ngọt khiến cho lượng insulin trong máu tăng cao. Do đó, nếu bạn muốn mau chóng kiểm soát được bệnh vảy nến, hãy hạn chế kiêng tinh bột, hoặc chỉ ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.
Bên cạnh những thực phẩm kể trên, trong quá trình điều trị vảy nến bằng thuốc hay mẹo dân gian thì người bệnh nên tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá,…Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể tăng đề kháng chống lại sự xâm nhập gây hại của các dị nguyên, đồng thời ổn định hệ thống miễn dịch.
Xem thêm: Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Tốt Cho Người Bệnh? Chuyên Gia Tư Vấn
Lưu ý khi mắc bệnh vảy nến
Tránh ăn thịt gà và một số thực phẩm có nguy cơ gia tăng dị ứng cho cơ thể là lưu ý được nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh thực thiện. Ngoài ra, để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn đọc không nên bỏ qua một số vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể, sử dụng nước ấm vừa phải để vệ sinh, tắm rửa hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên chà xát quá mạnh. Có thể sử dụng một số lá tắm để chữa bệnh vảy nến tại nhà, phương pháp dành cho đối tượng bệnh mức độ nhẹ.
- Bổ sung cho cơ thể dưỡng chất cần thiết, cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một nhóm chất. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại cá, uống nhiều nước,…
- Lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi, ưu tiên chất liệu thấm hút tốt. Không nên mặc đồ bó sát khiến cho da đang bị vảy nến ma sát với vải trầy xước, bong tróc nguy hiểm.
- Tránh căng thẳng, áp lực, để bệnh mau khỏi nên duy trì tâm lý thoải mái. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
- Giữ vệ sinh không gian sống, bảo vệ da khi đi ra ngoài nắng, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Tập thể dục, vận động đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thăm khám da liễu, điều trị bệnh vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hạn chế việc tự ý mua và sử dụng thuốc khiến bệnh có nguy cơ nghiêm trọng hơn hoặc xảy ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bị vảy nến có ăn được thịt gà không? Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc này. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng thịt gà nằm trong nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Do đó, để hạn chế nguy cơ không mong muốn, bạn nên tránh ăn thịt gà trong thời gian điều trị vảy nến. Thay vào đó có thể lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng khác, phù hợp cho tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
- Chia Sẻ Cho Bạn 5 Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Đơn Giản Dễ Làm
- Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Tìm Hiểu Thêm