Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua nghiên cứu cho thấy, vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính, kéo dài dai dẳng. Nhưng do có liên quan với gen nên bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái, không lây nhiễm khi tiếp xúc ngoài da.
Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu kéo dài dai dẳng, thậm chí là đi theo đến hết đời người. Bệnh có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ em hay người trưởng thành. Cơ thể người bệnh vảy nến bắt đầu hình thành những tổn thương ngoài da. Nhận biết qua các nốt đỏ, nổi cộm, sần sùi, bong tróc vảy trắng như nến,…
Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây nên chứng bệnh này. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh vảy nến trên thực tế có mối liên hệ mật thiết với gen di truyền.
Dưới tác động của gen kết hợp với tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể bị kích thích dẫn đến bùng phát bệnh vảy nến. Người bệnh sẽ có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Nếu không can thiệp kiểm soát vảy nến, bệnh có thể gây nhiễm trùng da, để lại thâm sẹo, ảnh hưởng đến xương khớp,…
Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Vảy Nến Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?
Như đã đề cập, bệnh vảy nến có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền (gen/ nhiễm sắc thể). Mặc dù được xem là một trong các bệnh lý da liễu dai dẳng nhưng tương đối lành tính. Việc điều trị dứt điểm bệnh cho đến nay vẫn chưa có phương án nào hữu hiệu.
Người bệnh có thể phải mang bệnh tới cuối cuộc đời. Vậy, bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Nhiều người bệnh không ngừng đặt ra các thắc mắc xoay quanh chứng bệnh này. Chuyên gia chỉ ra rằng, việc lây nhiễm bệnh vảy nến khi tiếp xúc giữa người lành và người bệnh là hoàn toàn không thể.
Dù cho trường hợp bạn có tiếp xúc gần với da, dịch tiết trên da thì việc lây nhiễm chéo sẽ không xảy ra. Bởi, bệnh liên quan đến gen nên chỉ có khả năng di truyền giữa thành viên cùng huyết thống trong gia đình với nhau, không có khả năng lây nhiễm ra bên ngoài.
Theo đó, gen gây vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Khi gặp phải các tác động nội – ngoại sinh, gen này sẽ bị kích thích dẫn đến bùng phát bệnh vảy nến. Khi đó, các tế bào miễn dịch là lympho T sẽ bị hoạt hóa vai trò khiến cho tế bào biểu bì tăng sinh quá mức dẫn đến tổn thương trên da.
Do những ảnh hưởng liên quan đến gen di truyền nên việc điều trị bệnh vảy nến còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, phương pháp điều trị được áp dụng chỉ mang tính kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát và kéo dài dai dẳng.
Mặc dù thế, hầu như những trường hợp mắc vảy nến đều lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám và tuân thủ phác đồ của bác sĩ da liễu.
Đọc thêm: Bệnh Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Khỏi Được Không?
Lưu ý khi mắc bệnh vảy nến phòng tái phát, biến chứng
Vảy nến là bệnh da liễu bùng phát và có thể tái đi tái lại dai dẳng. Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể điều trị hoàn toàn căn bệnh liên quan đến gen và hệ thống miễn dịch này. Mặc dù nguy cơ thấp đe dọa tính mạng nhưng những triệu chứng bệnh vảy nến không được kiểm soát tốt vẫn gây ra những vấn đề gây hại tâm sinh lý của người bệnh.
Do đó, khi mắc bệnh vảy nến, để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro không mong muốn, bạn đọc nên lưu ý:
- Thăm khám bác sĩ da liễu khi nhận thấy trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường như ngứa, khô da bong tróc, sần sùi,…Tâm lý chủ quan có thể dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nặng, hậu quả là khiến da có nhiều sẹo thâm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý mua hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị khiến bệnh nghiêm trọng hoặc gây tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
- Ngoài việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi các thói quen sinh hoạt cho phù hợp. Bảo vệ da khi đi ra ngoài, kết hợp các mẹo chữa bệnh vảy nến bằng thảo dược thiên nhiên để góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
- Tránh căng thẳng, áp lực khiến cho sự rối loạn trong cơ thể trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định nội tiết, củng cố sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
- Ngủ đủ giấc, ăn đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc điều trị có tiến triển tốt.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại, tránh mặc đồ bó sát khiến mồ hôi tiết ra nhiều gây hại cho làn da đang bị vảy nến.
- Tắm nắng sáng 5 – 10 phút mỗi ngày giúp cho bệnh vảy nến sớm cải thiện. Tránh để nhiễm khuẩn đường hô hấp, vì tình trạng này có khả năng làm bệnh vảy nến bùng phát nghiêm trọng hơn.
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần để cơ thể dẻo dai, đặc biệt là giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám da liễu để theo dõi diễn biến của bệnh vảy nến cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị tương ứng khác mang lại hiệu quả hơn.
Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những thắc mắc của bạn đọc xoay quanh các vấn đề này đã được đề cập qua nội dung bài viết. Để kiểm soát tốt và hiệu quả bệnh lý da liễu này, bạn đọc nên kết hợp thăm khám và điều trị, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Vảy Nến Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất? Chuyên Gia Tư Vấn
- Tìm Hiểu TOP 10+ Loại Thuốc Trị Vảy Nến Được Đánh Giá Tốt Nhất Hiện Nay