Nội dung chính

Vảy nến thể mảng là một thể rất thường gặp của bệnh vảy nến. Đặc trưng của thể bệnh này là sự xuất hiện các tổn thương da có kích thước lớn, nổi cộm, thâm nhiễm và bong tróc vảy. Cần kết hợp điều trị y tế và chăm sóc tốt để kiểm soát bệnh nhanh chóng cũng như dự phòng nguy cơ tái phát.

vảy nến thể mảng
Vảy nến thể mảng là thể bệnh vảy nến thường xảy ra ở những vùng da tỳ đè

Vảy nến thể mảng là bệnh gì?

Vảy nến thể mảng (Psoriasis en plaques) là thể lâm sàng thường gặp của bệnh vảy nến. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da là các mảng lớn màu đỏ, nổi cộm lên và có giới hạn rõ ràng với vùng da xung quanh. Kích thước tổn thương có thể dao động từ 5 – 10cm hoặc lớn hơn.

Tổn thương da do bệnh vảy nến thể mảng gây ra thường khu trú tại các vùng da tỳ đè. Điển hình như đầu gối, lưng, khuỷu tay, xương cùng, ngực hay mặt trước của cẳng chân.

Đây là thể bệnh mãn tính kéo dài dai dẳng và có xu hướng dễ tái phát sau điều trị. Thể bệnh này thường khởi phát ở các trường hợp bệnh vảy nến đã tiến triển từ vài năm trở lên.

Thực tế cho thấy, thể mảng là một trong những thể bệnh vảy nến lành tính. Nó thường chỉ gây ra tổn thương ngoài da kèm theo tình trạng ngứa ngáy nhẹ. Bệnh có xu hướng phổ biến ở những người từ 10 – 30 tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là đồng đều.

Mặc dù vảy nến thể mảng là lành tính và không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng bệnh có tiến triển mãn tính và phát triển suốt đời. Căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nên việc điều trị và dự phòng còn gặp rất nhiều hạn chế.

Đọc thêm: Bị Vảy Nến Da Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng

Căn nguyên của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, bệnh có mối liên hệ với yếu tố gen nằm ở nhiễm sắc thể số 6.

Yếu tố gen sẽ kích hoạt khi có tác động của một số tác nhân nội giới và ngoại giới. Điển hình như tác động cơ học, stress, rối loạn nội tiết, thuốc… Các yếu tố này sẽ cộng hưởng và gây ra tình trạng bất thường ở màng tế bào thượng bì. Đồng thời gây rối loạn gây rối loạn cAMP cGMP PG và làm tăng sinh thượng bì, tăng gián phân. Từ đó làm bệnh vảy nến thể mảng khởi phát.

Một số yếu tố dưới đây được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến thể mảng:

– Yếu tố gen (di truyền):

Thông qua kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu di truyền học nhận định hầu hết các trường hợp bị vảy nến đều có gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6.

– Chấn thương cơ học vật lý:

Bao gồm ma sát, tác động đè nén, tai nạn, chấn thương… có thể khởi động gen gây bệnh. Điều này hoạt hóa các tế bào gây viêm và thúc đẩy thành phần trung gian làm tăng sinh tế bào sừng. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 14% trường hợp bệnh khởi phát do chấn thương vật lý và cơ học.

– Căng thẳng, stress:

Stress, căng thẳng được cho là một yếu tố có thể khiến bệnh khởi phát hay bùng phát mạnh. Ngoài ra yếu tố này còn có thể gây ra sự khởi phát của các dạng tổn thương da mãn tính khác. Điển hình như bệnh viêm da cơ địa.

nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng
Căng thẳng thần kinh có thể gây kích thích bùng phát hay làm nghiêm trọng tổn thương do vảy nến

– Rối loạn chuyển hóa da:

Da của những người bị vảy nến thể mảng có chỉ số sử dụng oxy hóa cao hơn rất nhiều so với mức bình thường. Có thể lên tới 400%. Điều này thúc đẩy hoạt động tổng hợp ADN của lớp đáy. Đồng thời kích thích gián phân và làm tăng sinh các tế bào thượng bì. Rối loạn chuyển hóa da sẽ khiến cho thời gian chu chuyển tế bào thượng bì rút ngắn lại. Chỉ còn khoảng 2 – 4 ngày (trong khi ở người khỏe mạnh là 20 – 30 ngày)

– Nhiễm trùng:

Các ổ nhiễm trùng do virus ARN có men sao mã ngược hay do liên cầu khuẩn có liên quan đến quá trình phát sinh và giai đoạn phát triển của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng.

– Một số yếu tố khác:

Ngoài các nguyên nhân trên thì quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh vảy nến thể mảng còn chịu sự ảnh hưởng từ một số yếu tố khác. Ví dụ như rối loạn chuyển hóa đường đạm, thể trạng suy nhược, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết tố

Tham khảo thêm: Bệnh Vảy Nến Có Bị Lây Không? Có Di Truyền Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Dấu hiệu và hình ảnh nhận biết

Vảy nến thể mảng là một thể rất điển hình của bệnh vảy nến. Biểu hiện lâm sàng của thể bệnh này khá đồng nhất. Triệu chứng bệnh không quá khác biệt ở từng độ tuổi.

1. Triệu chứng lâm sàng

Như đã đề cập, vảy nến thể mảng thường gây ra các tổn thương tại những vùng tỳ đè, có thể khu trú hoặc rải rác ở nhiều vị trí khác nhau. Ở thể bệnh này, tổn thương thường có tính chất đối xứng và gây ngứa ngáy nhẹ.

Có thể nhận biết bệnh vảy nến thể mảng thông qua một số triệu chứng lâm sàng thường gặp dưới đây:

  • Thương tổn xuất hiện trên da là các mảng đỏ có kích thước dao động từ 5 – 10cm hoặc lớn hơn
  • Tổn thương có nền cứng, nổi cộm hơn so với các thể lâm sàng khác và có giới hạn rõ ràng với vùng xung quanh
  • Bề mặt đám tổn thương có nhiều  vảy trắng như sáp nến hoặc trắng màu xà cừ
  • Vảy trắng nhiều lớp, dễ bong tróc, dễ cạo. Khi cạo vụn có thể tạo thành bột mịn màu trắng
  • Nếu bệnh ảnh hưởng đến vùng ngực thì tổn thương thường có kích thước lớn hơn
  • Số lượng vảy nhiều và có xu hướng tăng sinh rất nhanh
  • Một số người bệnh có thể bị ngứa, nhất là trong giai đoạn bệnh tiến triển hay khi da đổ nhiều mồ hôi

Bệnh vảy nến thể mảng có xu hướng tiến triển theo từng đợt. Xen kẽ giữa các đợt bệnh bùng phát mạnh và đợt bệnh thuyên giảm. Mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe, cơ địa cũng như chế độ chăm sóc của từng cá thể.

2. Hình ảnh nhận biết

Quan sát một số hình ảnh dưới đây để có thể hình dung rõ hơn về bệnh vảy nến thể mảng:

hình ảnh vảy nến thể mảng
Tổn thương có thể ảnh hưởng trên phạm vi rộng
vảy nến thể mảng ở khuỷu tay
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mảng ở khuỷu tay
hình ảnh vảy nến thể mảng
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mảng xảy ra tại đầu gối
dấu hiệu vảy nến thể mảng
Tổn thương da thường có lớp vảy trắng dễ bong tróc bao phủ trên bề mặt

Đọc thêm: Cách Điều Trị Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Bằng Thảo Dược

Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng

Bác sĩ thường căn cứ vào vị trí tổn thương và các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng. Sau đó người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác. Bao gồm:

– Phương pháp cạo vảy Brocq:

Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán đặc hiệu với vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng. Bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ hay thìa nạo để cạo vảy da liên tục khoảng từ 20 – 200 lần. Chẩn đoán sẽ được đưa ra dựa vào biểu hiện của da ở từng lần cạo.

– Mô bệnh học da:

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách lấy mô da và đưa vào phòng thí nghiệm quan sát dưới kính hiển vi. Da của người bị vảy nến thể mảng sẽ có biểu hiện á sừng, dày sừng và xốp bào. Hơn nữa trong tế bào da còn xuất hiện yếu tố kháng nhân và kháng thể kháng lớp sừng.

Vảy nến thể mảng là thể bệnh điển hình và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cần thực hiện chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác. Thường là á vảy nến, bệnh chàm khô hay á sừng liên cầu.

Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Chàm Khô: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể mảng hiệu quả

Bệnh vảy nến thể mảng được đánh giá là lành tính, không gây ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng. Hầu hết các trường hợp chỉ gây tổn thương ngoài da và ngứa ngáy nhẹ. Tuy nhiên bệnh có thể gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và ngoại hình.

Hiện nay việc điều trị thể bệnh này còn gặp nhiều cản trở do căn nguyên gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Việc dùng thuốc, quang trị liệu và chăm sóc tại nhà chỉ giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Dưới đây là một số lựa chọn điều trị cho bệnh lý này:

1. Điều trị bằng thuốc

Đặc trưng của bệnh là gây ra thương tổn bên ngoài da. Vì vậy bác sĩ chủ yếu sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ để hỗ trợ làm giảm vảy bong và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ. Ở các trường hợp tổn thương da lan rộng hay tái phát nhiều lần thì nên cân nhắc dùng thuốc uống.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa để điều trị vảy nến thể mảng:

– Thuốc mỡ salicylic acid: 

Salicylic acid là hoạt chất có công dụng bong vảy, bạt sừng và làm giảm tình trạng á sừng. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc cho các trường hợp thương da chưa bị cứng cộm hay xuất hiện thâm nhiễm.

thuốc chữa vảy nến thể mảng
Thuốc mỡ salicylic acid có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị vảy nến thể mảng

– Thuốc Goudron: 

Loại thuốc này có tác dụng khử oxy hóa. Thuốc Goudron có thể được chưng cất thủy phân từ một số loại gỗ có nhựa hay được chiết xuất từ than đá.

Thuốc Goudron được dùng phổ biến trong điều trị các thể lâm sàng của bệnh vảy nến với công dụng loại bỏ vảy bong, làm tan nhiễm cộm. Đồng thời giúp làm giảm tổn thương trên da. Tuy nhiên thuốc có thể gây viêm nang lông nếu dùng điều trị dài hạn.

– Thuốc bôi Anthralin 0.1 – 0.3%:

Loại thuốc này thường chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Anthralin có tác dụng ức chế enzyme điều hòa việc dùng men G6-PDH và khử oxy. Tuyệt đối không tắm nước nóng trong vòng 1 giờ sau khi thoa thuốc. Đồng thời tránh để thuốc dính vào các vùng da nhạy cảm.

Tìm hiểu chi tiết: Bị Vảy Nến Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi? TOP 8 Thuốc Bôi Điều Trị Hiệu Quả

– Thuốc mỡ corticoid: 

Đây là loại thuốc được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến thể mảng. Thuốc mỡ corticoid có tác dụng chống viêm và làm giảm vảy bong nhờ ức chế hoạt động miễn dịch.

Tuy nhiên corticoid có thể gây mỏng da, rạn da, giãn mạch và nổi mụn trứng cá. Chính vì vậy hiện nay bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc theo đợt. Mỗi đợt chỉ kéo dài từ 20 – 30 ngày và thường được dùng xen kẽ với các loại thuốc khác.

– Thuốc uống Retinoid: 

Retinoid là một loại dẫn xuất của vitamin A có thể được dùng khi bệnh vảy nến thể mảng ảnh hưởng trên diện rộng. Thuốc uống Retinoid hoạt động bằng cách biệt hóa tế bào và làm chậm quá trình tăng sản tế bào biểu bì. Đồng thời giúp bình thường hóa chu trình chuyển hóa của da. Retinoid dạng uống có thể gây khô miệng, rụng tóc, viêm môi, viêm kết mạc…

– Thuốc kháng histamine tổng hợp:

Loại thuốc này được dùng để làm giảm ngứa và cải thiện các tổn thương trên da do bệnh vảy nến gây ra. Thuốc tương đối an toàn và có thể phù hợp với nhiều đối tượng.

– Viên uống bổ sung:

Thực tế ghi nhận, việc dùng một số viên uống chứa vitamin A, C, B12, H3 hay Biotin có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến thể mảng. Chính vì vậy, nếu thấy cần thiết thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp với các loại viên uống này.

Tất cả các loại thuốc trên cần dùng đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tùy tiện thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được sự cho phép. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường, hãy báo cho bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách xử lý.

Xem thêm: TOP 10+ Loại Thuốc Trị Bệnh Vảy Nến Tốt Nhất Hiện Nay

2. Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng còn được gọi là quang hóa trị liệu. Biện pháp này sử dụng tia UVA nhân tạo nhằm biệt hóa tế bào, ức chế các chất tiền viêm. Đồng thời bình thường quá chu trình chuyển hóa của da.

điều trị vảy nến thể mảng
Liệu pháp ánh sáng được dùng phổ biến trong điều trị vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng

Quang hóa trị liệu được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện các tổn thương lâm sàng. Nhất là trong giai đoạn vượng và tái phát. Đây là biện pháp có độ an toàn khá cao, ít gây độc hại cho các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây ngứa đỏ da, nổi phỏng nước, buồn nôn hay làm tăng tốc độ lão hóa da.

Nên xem: Bệnh Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

3. Mẹo hỗ trợ tại nhà

Song song với các biện pháp điều trị chuyên sâu thì người bệnh nên kết hợp với các mẹo hỗ trợ tại nhà để làm giảm tổn thương trên da. Đồng thời hạn chế tần suất dùng thuốc tây để tránh gặp tác dụng phụ.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ tại nhà có thể đáp ứng với bệnh vảy nến thể mảng:

– Ngâm tắm nước ấm:

Ngâm tắm nước ấm có tác dụng làm mềm da. Từ đó hạn chế đáng kế tình trạng bong tróc vảy. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn giúp làm giảm viêm và ngứa ngáy.

– Phơi nắng 5 – 10 phút/ ngày:

Người bệnh nên phơi nắng khoảng 5 – 10 phút trong khung giờ từ 6:00 – 9:00. Mẹo nhỏ này được ghi nhận là có thể tác động rất tích cực tới tổn thương do bệnh vảy nến thể mảng gây ra. Vitamin D có trong ánh nắng sẽ giúp làm giảm tốc độ tăng sinh tế bào sừng và điều hòa chu trình chuyển hóa da.

– Kiểm soát căng thẳng:

Như đã phân tích, căng thẳng thần kinh chính là yếu tố nội giới kích thích tổn thương bệnh vảy nến khởi phát và tiến triển. Để làm giảm tổn thương da thì người bệnh cần thực hiện một số hoạt động giúp kiểm soát tốt căng thẳng. Ví dụ như ngủ đủ giấc, tập yoga, giảm khối lượng công việc, dành thêm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn…

Đừng bỏ lỡ: Tổng Hợp TOP 10 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến thể mảng tái phát

Cũng giống như bệnh vảy nến nói chung, vảy nến thể mảng là một dạng tổn thương da mãn tính và rất dễ tái phát. Chính vì vậy, ngoài việc điều trị thì người bệnh cần chủ động ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

phòng ngừa vảy nến thể mảng tái phát
Cần duy trì lối sống khoa học để phòng ngừa vảy nến thể mảng tái phát

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa vảy nến thể mảng tái phát:

  • Có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng phác đồ điều trị duy trì.
  • Hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo lắng…
  • Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên dành thời gian hoạt động thể chất. Điều này ngoài giúp kiểm soát căng thẳng thì còn hạn chế rối loạn nội tiết tố.
  • Ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ để nâng cao thể trạng và cải thiện sức khỏe miễn dịch, tránh các hoạt động miễn dịch bất thường của cơ thể.
  • Chủ động phòng ngừa cũng như điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Vảy nến thể mảng là thể bệnh vảy nến thường gặp có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Cần nghiêm túc điều trị và chăm sóc đúng cách để có thể nhanh chóng cải thiện tổn thương. Đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp