Nội dung chính

Đối với các trường hợp bị vẩy nến nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc bôi. Mục đích là để cải thiện tổn thương và ức chế tiến triển của bệnh. Vậy bệnh vẩy nến bôi thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết sẽ tư vấn top 8 loại thuốc bôi trị vẩy nến cho hiệu quả nhanh chóng.

bị vẩy nến bôi thuốc gì
Bị vẩy nến bôi thuốc gì là một trong những thắc mắc thường gặp

Chữa vẩy nến bằng thuốc bôi được không?

Vẩy nến là căn bệnh da liễu mãn tính xảy ra khi quá trình sản xuất các tế bào da mới diễn ra với tốc độ quá nhanh. Điều này gây ra sự hình thành các mảng da chết bất thường. Da sẽ có xu hướng bị dày cộm, khô ráp và gây ra cảm giác ngứa ngáy nhẹ.

Bề mặt tổn thương da thường sẽ có 1 lớp ảy dễ bong bao phủ lên trên. Trong một số trường hợp, vùng da tổn thương còn có dấu hiệu bị nứt nẻ, chảy máu và đau đớn.

Đối với các trường hợp bệnh kích hoạt ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc bôi tại chỗ. Mục đích của việc sử dụng thuốc bôi là làm hạn chế tổn thương trên da. Đồng thời khắc phục triệu chứng và ức chế tiến triển của bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tính chất da và cơ địa người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi khác nhau. Có thể là kem bôi, thuốc mỡ, gel bôi có chứa các thành phần hoạt chất phù hợp.

Đối với bất cứ loại thuốc bôi trị vẩy nến nào cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất. Đồng thời hạn chế được các vấn đề rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị bệnh.

Đọc thêm: TOP 10+ Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Giúp Người Bệnh Nhanh Khỏi

Bệnh vẩy nến bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Bệnh vẩy nến bôi thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc thường gặp? Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa gia liễu, việc chỉ định thuốc bôi trị vẩy nến cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau.

Dưới đây là 8 loại thuốc bôi trị vẩy nến hiện đang được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả tương đối khả quan:

1. Thuốc mỡ trị vẩy nến Synalar

Synalar là một loại thuốc mỡ có chứa corticosteroid phát huy tốt công dụng ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể. Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị một số bệnh da liễu thường gặp. Có tác dụng làm giảm sưng, mẩn đỏ, viêm da.

thuốc bôi chữa vảy nến
Synalar là thuốc bôi có chứa corticosteroid được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vẩy nến

– Chỉ định:

  • Bệnh vẩy nến
  • Bệnh chàm
  • Viêm da
  • Các phản ứng dị ứng

– Chống chỉ định:

Mẫn cảm với corticosteroid hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

– Cách dùng:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu thoa thuốc từ 2 – 4 lần/ ngày. Chỉ nên thoa 1 lớp mỏng. Với trường hợp bị vảy nến da đầu thì nên cắt bớt tóc để làm tăng khả năng tiếp xúc của thuốc với da đầu.

– Tác dụng phụ:

Khi dùng thuốc Synalar có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý như sưng nang lông, ngứa da, nóng rát tại vùng da dùng thuốc, khô ráp bong tróc da hay phát ban da.

– Giá bán tham khảo:

Thuốc mỡ Synalar trị vẩy nến hiện đang được bán với giá khoảng từ 40.000 – 50.000 dồng/ tuýp 15g.

Xem thêm: Chia sẻ 5 mẹo chữa vảy nến bằng nha đam hiệu quả đơn giản dễ làm

2. Kem bôi chữa vẩy nến Elidel

Kem bôi Elidel có chứa hoạt chất chính là pimecrolimus cùng nhiều thành phần tá dược khác. Loại thuốc điều trị tại chỗ này được chỉ định phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính thường gặp. Trong đó có vẩy nến.

bệnh vẩy nến bôi thuốc gì
Bác sĩ có thể chỉ định kem bôi Elidel để điều trị bệnh vẩy nến

– Chỉ định:

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng quá mẫn với pimecrolimus hoặc macrolactams hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Không dùng khi đang điều trị vẩy nến bằng quang hóa trị liệu

– Cách dùng:

Lấy 1 lượng kem vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên bề mặt tổn thương. Sử dụng Elidel với tần suất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối. Thuốc bôi này thường được chỉ định dùng trong vòng 3 tuần.

– Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Đỏ da, ngứa nhẹ, nóng rát ngay tại vùng da dùng thuốc…
  • Ít gặp: Đau đầu, nhiễm trùng mũi họng, triệu chứng giống cảm cúm, làm tăng nguy cơ ung thư da…

– Giá bán tham khảo:

Thuốc bôi trị vẩy nến Elidel hiện đang được bán với mức giá khoảng 350.000 đồng/ 1 tuýp 30g.

ĐỪNG BỎ LỠ: Tham Khảo TOP 7 Thuốc Kem Trị Vảy Nến Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất

3. Thuốc mỡ Lorinden C 15g trị bệnh vẩy nến

Lorinden C 15g là một loại thuốc bôi điều trị bệnh da liễu có chứa dược chất chính là Flumethasone và Clioquinol. Sản phẩm này được bào chế ở dạng thuốc mỡ dùng bôi trực tiếp lên bề mặt tổn thương.

thuốc bôi chữa vảy nến
Hình ảnh thuốc mỡ Lorinden C trị bệnh vẩy nến

– Chỉ định:

  • Các bệnh viêm da khô
  • Viêm da tiết bã
  • Vẩy nến lâu ngày
  • Mề đay, viêm da dị ứng, chàm da
  • Liken phẳng, Lupus ban đỏ

– Chống chỉ định:

Tuyệt đối không dùng thuốc cho những người quá mẫn với Flumethasone, Clioquinol hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

– Cách dùng:

Trước tiên người bệnh cần làm sạch và dùng khăn mềm thấm khô vùng da tổn thương. Sau đó lấy 1 lượng thuốc vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng lên bề mặt da. Thoa đều đặn với tần suất 2 – 3 lần/ ngày. Khi tình trạng da được cải thiện thì giảm liều xuống, chỉ dùng 1 – 2 lần/ ngày.

– Tác dụng phụ:

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo ghi nhận tác dụng phụ của thuốc Lorinden C 15g.

– Giá bán tham khảo:

Thuốc Lorinden C 15g được dùng điều trị vẩy nến và một số bệnh da liễu khác hiện đang được bán với mức giá khoảng 50.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

Đọc ngay: Bị Bệnh Vảy Nến Tắm Lá Gì? 7 Loại Lá Tắm Giúp Chữa Bệnh Vảy Nến Tốt Nhất

4. Thuốc bôi Betnovate trị vẩy nến

Betnovate là một dạng thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm corticosteroid được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu thường gặp. Thuốc có chứa thành phần chính là Betamethasone valates 0.1% cùng nhiều các thành phần tá dược khác.

thuốc bôi trị bệnh vẩy nến
Thuốc bôi Betnovate có thể dùng điều trị vẩy nến và một số bệnh da liễu thường gặp khác

– Chỉ định:

  • Vẩy nến, viêm da tiết bã, chàm da
  • Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Lupus ban đỏ
  • Da bị phản ứng nghiêm trọng với vết vết cắn côn trùng

– Chống chỉ định:

  • Những đối tượng quá mẫn với betamethasone val, corticosteroid và các thành phần khác có trong thuốc
  • Trẻ em dưới 1 tuổi

– Liều dùng trị vẩy nến:

Thuốc Betnovate được dùng tại chỗ trên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng 2 lần/ ngày. Chỉ thoa 1 lớp thuốc mỏng (hoặc có thể dùng Betnovate dạng xịt). Thuốc thường được chỉ định điều trị trong thời gian tối đa là 4 tuần.

– Tác dụng phụ:

Thuốc bôi Betnovate có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Điển hình như ngứa rát, kích ứng, căng da, làm mỏng da, giảm sắc tố da, da bị bong tróc, phồng rộp, các mạch máu có thể bị nổi lên dưới da…

– Giá bán tham khảo:

Thuốc Betnovate trị vẩy nến hiện đang được bán với mức giá khá cao, dao động trên dưới 1.350.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

Đọc thêm: TOP 3 Thuốc Trị Vảy Nến Của Mỹ Hiệu Quả Được Người Bệnh Tin Dùng

5. Dermovate Cream – Kem bôi trị vẩy nến

Khi đề cập đến vấn đề bệnh vẩy nến nên bôi thuốc gì thì Dermovate cream chính là một gợi ý rất hữu hiệu cho người bệnh. Thuốc bôi Dermovate cream có chứa thành phần chính là hoạt chất Clobetasol propionate. Hoạt chất này là một glucocorticoid được sử dụng trong điều trị tại chỗ giúp làm giảm ngứa ngáy, sưng viêm da…

bị vảy nến bôi thuốc gì
Dermovate Cream là kem bôi có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và tổn thương da do bệnh vẩy nến gây ra

– Chỉ định:

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng quá mẫn với Clobetasol propionate và bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người đang bị nổi mụn trứng cá, nhiễm vi khuẩn trên da, nhiễm nấm ngoài da, viêm da quanh miệng…

– Liều dùng:

  • Thoa 1 lớp kem mỏng nhẹ lên da với tần suất 3 – 4 lần/ ngày
  • Liều dùng tối đa không quá 50g/ tuần
  • Thuốc được chỉ định điều trị không quá 2 tuần

– Tác dụng phụ:

Dermovate Cream có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong thời gian điều trị. Ví dụ như cảm giác nóng rát, châm chích, ngứa ngáy, teo da, nứt da, viêm nang lông, phát ban dạng mụn, giảm sắc tố…

– Giá bán tham khảo:

Dermovate Cream trị vẩy nến hiện đang được bán với mức giá khoảng từ 80.000 – 90.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

Xem thêm: 7 Thuốc Trị Viêm Nang Lông Của Nhật Bản Được Ưa Chuộng Nhất 2023

6. Thuốc trị vẩy nến Flucinar

Flucinar là một trong những loại thuốc bôi ngoài da có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh vẩy nến. Thuốc được điều chế dưới dạng thuốc mỡ được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên bề mặt tổn thương da. Flucinar có chứa thành phần chính là Fluocinolone acetonide 0.25mg.

bị vảy nến bôi thuốc gì
Flucinar là thuốc mỡ trị vẩy nến được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên tổn thương da

– Chỉ định:

  • Bệnh vẩy nến, vẩy nến da đầu
  • Viêm da cơ địa, bệnh chàm
  • Viêm da thần kinh, viêm da dị ứng
  • Liken phẳng, Lupus ban đỏ

– Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc cho vùng da bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, viêm da quanh miệng, viêm nang bã, bệnh trứng cá đỏ…
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi
  • Không dùng cho những người bị quá mẫn với Fluocinolone acetonide hay các glucocorticosteroid khác và thành phần tá dược trong thuốc

– Cách dùng:

Thoa thuốc 1 – 2 lần/ ngày, với trường hợp điều trị vẩy nến có thể băng kín vùng da dùng thuốc nhưng cần thay băng hằng ngày. Tuyệt đối không sử dụng liên tục quá 2 tuần. Với vùng da mặt không dùng quá 1 tuần. Không dùng quá 1 tuýp thuốc/ tuần.

– Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm mụn trứng cá, ban xuất huyết, teo mô dưới da, khô da, đổi màu da, mọc lông quá mức, viêm nang lông, nhiễm trùng thứ cấp…

– Giá bán tham khảo:

Thuốc bôi Flucinar trị vẩy nến hiện đang được bán với mức giá khoảng 31.000 – 33.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

Tìm hiểu khái niệm: Bị Mụn Trứng Cá Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

7. Thuốc bôi Acid Salicylic 5% trị vẩy nến

Thuốc bôi Acid Salicylic 5% có tác dụng sát khuẩn nhẹ và làm tróc mạnh lớp sừng da. Đồng thời điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa da. Nhờ đó mà mang lại tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến.

thuốc bôi chữa vảy nến
Thuốc bôi Acid Salicylic 5% có tác dụng làm tróc nhẹ lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ

– Chỉ định:

  • Bệnh vẩy nến
  • Nấm da
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Chứng tăng sừng khu trú
  • Mụn cơm ở bàn chân
  • Trứng cá thường

– Chống chỉ định:

Tuyệt đối không dùng thuốc cho các đối tượng quá mẫn với Acid Salicylic và các thành phần nào có trong thuốc.

– Cách dùng:

Trước hết người bệnh cần vệ sinh vùng da bị tổn thương do vẩy nến. Sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô da rồi mới bôi thuốc lên. Cần duy trì đều đặn với tần suất 2 – 4 lần/ ngày.

– Tác dụng phụ:

Thuốc có thể gây kích ứng ngoài da, có cảm giác châm chích. Với những người có làn da mỏng, thuốc bôi Acid Salicylic 5% có thể gây ăn mòn da.

– Giá bán tham khảo:

Thuốc bôi Acid Salicylic 5% hiện đang được bán với giá khoảng từ 18.000 – 20.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

Ddojc ngay: Bệnh ngứa da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

8. Trị vẩy nến bằng thuốc Daivonex

Daivonex là một dạng sử dụng tại chỗ của dẫn xuất vitamin D – Calcipotriol. Thuốc có tác dụng biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng. Đây cũng là một câu trả lời cho vấn đề bệnh vẩy nến bôi thuốc gì nhanh khỏi.

thuốc bôi chữa bệnh vẩy nến
Daivonex là thuốc điều trị tại chỗ có thể đáp ứng với tổn thương của bệnh vảy nến

– Chỉ định:

Dùng điều trị bệnh vẩy nến thông thường.

– Chống chỉ định:

  • Người bị quá mẫn với Calcipotriol và các thành phần trong thuốc.
  • Rối loạn chuyển hóa canxi.

– Liều dùng:

  • Người lớn: Bôi thuốc mỡ lên sang thương 2 lần/ ngày. Không dùng vượt quá 100g/ tuần. Có thể dùng Daivonex 2 lần/ngày kết hợp với Acitretin hoặc Cyclosporin. Hay dùng Daivonex 1 lần/ ngày, kết hợp với Corticosteroid.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Không dùng quá 75g/ tuần.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Không dùng quá 50g/ tuần.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Chưa xác định được liều tối đa an toàn.

– Tác dụng phụ:

Thuốc có thể gây kích thích da tại chỗ tạm thời, rất hiếm khi gây viêm da vùng mặt.

– Giá bán tham khảo:

Thuốc mỡ Daivonex trị vẩy nến hiện đang được bán với mức giá khoảng 305.000 đồng/ 1 tuýp 30g.

Có thể bạn quan tâm: Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Chi Tiết Nhất Của Bộ Y Tế [CẬP NHẬT 2023]

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị vẩy nến

Các loại thuốc bôi trị vẩy nến cần sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị. Đồng thời giúp dự phòng các trường hợp rủi ro phát sinh khi dùng thuốc.

lưu ý khi dùng thuốc bôi trị vẩy nến
Người bệnh cần chú ý kết hợp ăn uống lành mạnh để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh vẩy nến

Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

  • Cần chú ý làm sạch vùng da bị tổn thương do vảy nến và lau khô trước khi thoa thuốc lên. Cần vệ sinh tay sạch sẽ cả trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian điều trị của từng loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
  • Không nên tự ý dừng điều trị giữa chừng bởi điều này có thể khiến cho tổn thương trên da trở nên tồi tệ hơn.
  • Hãy tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc trước khi có ý định dùng chữa bệnh vẩy nến.
  • Trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường kích hoạt trong thời gian dùng thuốc thì nên tạm thời ngưng thuốc và theo dõi triệu chứng. Đừng quên báo ngay cho bác sĩ được biết để có cách xử lý.
  • Chăm sóc da đúng cách trong thời gian điều trị. Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress.
  • Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh. Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng chất kích thích khi đang trong thời gian điều trị bệnh vẩy nến.

Bài viết đã giải pháp rõ thắc mắc “bệnh vẩy nến bôi thuốc gì nhanh khỏi?”. Đồng thời đề cập đến một số lưu ý khi dùng thuốc bôi trị vẩy nến để cho kết quả tốt và hạn chế phát sinh rủi ro. Đối với bất cứ loại thuốc nào, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đều rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe