Nội dung chính

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần được điều trị và theo dõi để tránh những rủi ro không mong muốn.

Vảy nến toàn thân nguy hiểm như thế nào?

Vảy nến là bệnh da liễu có tính chất dai dẳng, khả năng tái phát cao, đeo bám người bệnh đến suốt cuộc đời. Ở mỗi thể bệnh, người bị vảy nến sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng tại vị trí bị tổn thương. Trong đó, tình trạng vảy nến toàn thân là dạng nguy hiểm, có mức độ nghiêm trọng nhất.

Vảy nến toàn thân nguy hiểm như thế nào?
Vảy nến đỏ da toàn thân nếu không kiểm soát có thể gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề

Vảy nến toàn thân là thể bệnh tương đối hiếm xuất hiện nhưng lại là thể có khả năng cao đe dọa tính mạng. Trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng vảy nến trắng tương tự như các thể bệnh khác. Tuy nhiên, về mức độ nghiêm trọng, vảy nến toàn thân gây nhiều tổn thương da, thậm chí là phù nề, rớm dịch gần như trên 90% tổng diện tích da.

Bệnh khởi phát toàn thân thường bắt nguồn từ tình trạng vảy nến thể mủ, thể mảng không được điều trị đúng phương pháp. Những thể này tiến triển lan rộng gây ra ảnh hưởng cho toàn bộ da trên cơ thể. Vì thế, tình trạng bệnh xảy ra trên diện rộng không phải là biểu hiện mà người bệnh vảy nến gặp phải trong thời gian đầu.

Vảy nến toàn thân hay còn gọi là vảy nến đỏ da toàn thân được xếp vào những dạng bệnh cấp tính, có mức độ nguy hiểm cao. Nếu không được điều trị sớm, đúng phương pháp, tình trạng vảy nến có thể chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Da là bộ phận điều hòa nhiệt độ, duy trì độ ẩm, ngăn chặn xâm nhập của hại khuẩn, độc tố bên ngoài cho cơ thể. Theo các chuyên gia, trường hợp bệnh nhân bị vảy nến toàn thân có thể khiến da bị mất dần chức năng của mình. Người bệnh lúc này sẽ không thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể. Đồng thời, khi không còn “lá chắn”, cơ thể trở nên mềm yếu, dễ bị nhiễm trùng máu, phổi.

Thêm nữa, việc da bị tổn thương làm mất cân bằng độ ẩm khiến cho cơ thể bị mất nước, phù nề, thiếu hụt protein,…có thể gây suy thận, suy tim, sốc phản vệ nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian này cũng khiến cho nội tạng gặp nhiều vấn đề, nhất là tăng nguy cơ ngộ độc, phát triển khối u và gây ung thư da.

Vảy nến toàn thân nguy hiểm như thế nào?
Bệnh vảy nến toàn thân là thể nặng, cần được điều trị bằng biện pháp phù hợp

Mặc dù là dạng vảy nến có mức độ phổ biến thấp. Tuy nhiên, người bệnh không thể chủ quan. Bởi, những dạng vảy nến như thể mảng, mụn nước khi biến chứng nghiêm trọng có thể chuyển thành thể toàn thân nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị kiểm soát chứng bệnh da liễu mãn tính này.

Đọc thêm: Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không? Có Điều Trị Dứt Điểm Được Không?

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân

Người bệnh có thể nhận biết những bất ổn khi vảy nến bắt đầu chuyển biến phức tạp, lan rộng ra toàn thân. Các triệu chứng lúc này dữ dội và rõ ràng giúp người bệnh nhận diện dễ dàng. Tình trạng vảy nến toàn thân có thể đột ngột trong một đợt bùng phát cấp tính hoặc diễn tiến âm thầm theo thời gian tiến triển của vảy nến mảng.

Dưới đây là một vài dấu hiệu cơ bản của bệnh vảy nến toàn thân:

  • Da khắp cơ thể đột ngột đỏ lên, trên 90% diện tích da xuất hiện tình trạng này.
  • Trên vùng da bị ảnh hưởng quan sát thấy như có lớp vảy phủ màu trắng bạc. Chúng có thể bong ra từng đốm nhỏ hoặc từng mảng lớn.
  • Ngoài ra, người bệnh còn nhận thấy biểu hiện phù nề da, rớm dịch, mủ.
  • Tổn thương khiến cơ thể người bệnh đau rát khó chịu, da có nhiều vết nứt, ngứa ngáy dữ dội. Điều này khiến cho người bệnh muốn dùng tay cào gãi.
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường, đôi khi tăng cao, đôi khi hạ thấp.
  • Chân tay bị sưng ở mắt cá, khớp có biểu hiện đau nhức khó chịu, nhất là về đêm.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến vẫn chưa thể xác định cụ thể. Bởi, có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ thể, trong đó hầu như đều có liên quan đến hệ thống miễn dịch và gen khiến vảy nến bùng phát.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính có mối liên hệ mật thiết với gen khiếm khuyết và suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể

Các chuyên gia chỉ ra rằng, những yếu tố mấu chốt có nguy cơ cao gây bệnh vảy nến thường là do người bệnh bị di truyền gen khiếm khuyết từ người thân cùng máu trong gia đình. Ngoài ra, một số trường hợp là do chịu tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, bị cháy nắng trong thời gian dài hoặc do nhiễm trùng,…

Để điều trị bệnh an toàn, người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả cho mỗi bệnh nhân. Theo dõi sát sao quá trình điều trị, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, hãy nhanh chóng thông báo để được bác sĩ hỗ trợ, xử lý đúng lúc.

Xem thêm: [Chuyên Gia Giải Đáp] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?

Bị vảy nến toàn thân phải làm sao?

Chẩn đoán tình trạng vảy nến toàn thân để đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng cụ thể được bác sĩ tiến hành nghiêm ngặt. Bác sĩ sẽ đi từ kiểm tra triệu chứng lâm sàng cho đến việc xét nghiệm chuyên sâu để tìm hiểu những vấn đề liên quan khác để có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Người bệnh nên cung cấp trung thực thông tin sức khỏe của bản thân về triệu chứng, tiền sử bệnh lý hoặc các thuốc đã và đang sử dụng,…Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu sinh thiết da, xét nghiệm dị ứng, nhiễm trùng,… để chẩn đoán xem liệu những biểu hiện đang gặp có phải là vảy nến toàn thân hay không.

Việc điều trị bệnh nếu cơ thể người bệnh có xuất hiện biến chứng tương đối khó khăn. Bác sĩ có thể thiết lập phương án điều trị đi từ điều trị tại chỗ bằng thuốc đến các liệu pháp chuyên sâu hơn. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe mà thuốc hay phương pháp trị liệu được áp dụng tương ứng.

Vậy, bị vảy nến toàn thân phải làm sao? Trước hết người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám. Sau đó, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để phòng tránh những rủi ro không mong muốn. Các hướng điều trị thông thường là:

Điều trị tại chỗ vảy nến toàn thân vừa và nhẹ

Những người mắc chứng vảy nến toàn thân nhẹ và trung bình có thể thực hiện biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên kết hợp với biện pháp điều trị khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông qua đó, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau rát. Một số biện pháp như:

Bị vảy nến toàn thân phải làm sao?
Điều trị bệnh vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt đối với tình trạng đỏ da toàn thân cần hết sức thận trọng
  • Sử dụng băng gạc tiệt trùng, làm ướt rồi đắp lên da xoa dịu cơn ngứa ngáy, đau rát.
  • Có thể sử dụng thuốc bôi, kem dưỡng ẩm có chứa corticoid để làm dịu da. Sử dụng sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
  • Chọn một số loại lá thảo dược có thể tìm kiếm dễ dàng như lá trà xanh, tía tô, trầu không,…nấu nước tắm làm sạch da, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Những biện pháp này được áp dụng trong trường hợp vảy nến toàn thân của bạn chưa có dấu hiệu nặng nề. Trường hợp nặng hơn, việc điều trị đòi hỏi các biện pháp chuyên sâu, tác động mạnh.

Điều trị vảy nến toàn thân bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc được sử dụng vào điều trị vảy nến toàn thân có triệu chứng nặng như methotrexate, retinoid,…Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi liều hoặc ngưng dùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Tham khảo:

  • Acitretin / Methotrexate: Công dụng ức chế hoạt động tăng sinh quá mức tế bào gây hại.
  • Cyclosporine: Loại thuốc được sử dụng phổ biến cho người đang bị vảy nến toàn thân. Tác dụng chính giúp ngăn ngừa tình trạng tăng sinh quá mức các tế bào gây hại. Thuốc loại này có hiệu quả nhanh hơn Acitretin và Methotrexate.
  • Dạng ức chế miễn dịch: Một số loại khác có thể kể đến như: Adalimumab, Adalimumab ATTO,…Sử dụng thuốc những dạng này phải hết sức thận trọng. Bởi nếu quá liều hoặc sai loại có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng, nhất là người bệnh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Ngoài những loại kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc làm dịu da,…Tuân thủ đúng hướng dẫn để tránh các trường hợp không mong muốn.

Đọc thêm: Review TOP 10+ Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Chuyên Gia Khuyên Dùng

Điều trị theo phương pháp ánh sáng

Quang trị liệu là một trong những biện pháp được sử dụng điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh ở thể toàn thân có thể được yêu cầu tiến hành liệu pháp này kết hợp với những biến pháp khác để khống chế bệnh tốt hơn.

Bác sĩ sẽ sử dụng tia UVB, UVA hoặc laser để chiếu vào người bệnh nhân. Chúng sẽ thâm nhập qua da, tiêu diệt và loại bỏ những tế bào thương tổn trong các lớp biểu bì. Phương pháp này khá phổ biến, tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

Điều trị vảy nến toàn thân với thuốc Đông y

Đông y cho rằng, bệnh vảy nến toàn thân có hai dạng là phong huyết nhiệt và loại phong huyết táo. Việc điều trị sẽ dựa trên hai thể cơ bản này. Thông thường, thuốc ở thể phong huyết nhiệt sẽ có những thành phần như hoa hòe, thăng ma, sinh địa, chính thảo, tử thảo,…sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần.

Bị vảy nến toàn thân phải làm sao?
Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc Đông y an toàn

Đối với bài thuốc ở thể phong huyết táo, thầy thuốc có thể kê đơn với các vị huyền sâm, vừng đen, kiêm ngân hoa, ké đầu ngựa,…liều lượng vừa đủ. Người bệnh sắc thang thuốc uống mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng kích ứng.

Điều trị bệnh vảy nến nói chung và vảy nến toàn thân nói riêng bằng phương pháp Đông y ngoài chú trọng vị thuốc, người bệnh còn xem xét mức độ đáp ứng của cơ thể đối với liệu trình điều trị. Vì thuốc có thời gian phát huy tác dụng chậm nên cần sự kiên trì của người dùng.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe và có được kết quả chữa trị tốt nhất. Tránh tình trạng tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, loại thuốc bừa bãi có thể gây tương tác nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.

ĐỪNG BỎ LỠ: Review TOP 9 Bài Thuốc Chữa Vẩy Nến Bằng Đông Y An Toàn Hiệu Quả Nhất

Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ tái phát hoặc biến chứng

Tình trạng vảy nến đỏ da toàn thân tương đối nguy hiểm. Trường hợp không điều trị đúng phương pháp, nguy cơ bệnh biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu không may bị vảy nến toàn thân.

Điều trị bệnh vảy nến đúng phương pháp kết hợp chăm sóc giúp người bệnh có cơ hội kiểm soát bệnh tốt hơn. Một số lưu ý trong quá trình điều trị, phòng tránh rủi ro biến chứng:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về cách chữa bệnh, thuốc và liều dùng thuốc, thời gian điều trị. Nếu chọn điều trị Đông y, nên tuân thủ theo lời dặn của thầy thuốc, không tự ý ngưng hoặc kết hợp nhiều dạng thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Khi đến thăm khám bác sĩ, người bệnh nên trình bày trung thực về triệu chứng, tiền sử bệnh, tất cả thuốc đang sử dụng để bác sĩ chọn hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh da và môi trường sống, tránh để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có hóa chất, khói bụi,…

    Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ tái phát hoặc biến chứng
    Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ tái phát hoặc biến chứng

  • Bảo vệ và kiểm tra vết thương trên cơ thể thường xuyên, nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.
  • Giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể để giúp bệnh mau chóng cải thiện. Tâm lý lạc quan là “liều thuốc” vô cùng hữu hiệu đối với mọi loại bệnh.
  • Bổ sung nhiều nước để bù lại tình trạng mất nước đang diễn ra trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ.
  • Ăn uống đủ chất, tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho cơ thể. Tránh khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
  • Thăm khám định kỳ, thông báo với bác sĩ khi gặp vấn đề trong quá trình điều trị.

Vảy nến toàn thân là tình trạng bệnh nghiêm trọng, nếu không sớm kiểm soát có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh nên thăm khám và điều trị để phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe