Nội dung chính

Á sừng một trong những bệnh da liễu phổ biến, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp chữa bệnh hiện nay đều chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh, ngăn chặn tình trạng trở nặng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả nhất.

Gợi ý một số cách chữa bệnh á sừng ở tay tốt nhất

Á sừng là một dạng viêm da cơ địa có biểu hiện khô da, nứt nẻ, đóng vảy, bong. Bệnh này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác do có chung các triệu chứng nên có thể dẫn đến cách điều trị sai lầm. Hậu quả là bệnh tái phát nhanh chóng và làm tình trạng bong da, nứt nẻ và chảy máu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Á sừng ở tay là bệnh da liễu phổ biến, thường gặp
Á sừng ở tay là bệnh da liễu phổ biến, thường gặp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ của bệnh mà có cách chữa khác nhau. Để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Về cơ bản, á sừng theo từng mức độ có thể tham khảo ba cách chữa sau:

Chữa bệnh bằng Tây y

Điều trị bệnh tại chỗ là phác đồ chủ yếu và cũng là cách tránh á sừng tái phát hữu hiệu nhất hiện nay. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc uống để nhanh giảm ngứa và ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn. 

  • Acid Salicylic: Loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm mềm da, bong sừng, bạt vẩy, giảm tình trạng sừng hóa ngoài da. Ngoài ra thuốc cũng có công dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên cẩn thận vì có thể gây hoại tử da nếu dùng quá liều.
  • Corticoid: Nhóm thuốc có thể dùng cho đường uống hoặc bôi ngoài da với những loại phổ biến như: Prednisolon, Betamethason, Dexamethason, Clobetason. Các loại thuốc này có đặc tính chống viêm, chống phù nề, cấp ẩm, chống hiện tượng sừng hóa. Sử dụng những thuốc này sẽ giúp cải thiện triệu chứng ngứa, bong tróc. Với trường hợp nặng hơn bác sĩ có thể kê thêm corticoid đường uống 5 – 10 ngày để hỗ trợ triệu chứng, kiểm soát bệnh lan rộng, gây biến chứng.
Á sừng ở tay là bệnh da liễu phổ biến, thường gặp
Á sừng ở tay là bệnh da liễu phổ biến, thường gặp
  • Thuốc kháng histamin: Công dụng của nhóm thuốc này là giảm giải phóng và ức chế hoạt động của Histamin (hoạt chất trung gian hóa học, gây ra các phản ứng dị ứng). Từ đó, chúng giúp cải thiện các phản ứng dị ứng (ngứa, bong tróc) để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc kháng Histamin gồm: Fexofenadine, Cetirizin, Loratadine…
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được kê trong trường hợp có nhiễm khuẩn da. Liệu trình dùng thuốc là từ 7 – 10 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống nấm: Dùng trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm nấm da, nhất là nấm men.
  • Thuốc khác: Ngoài ra, với một số trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau (Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen… ); thuốc điều hòa miễn dịch (Pimecrolimus, Tacrolimus… ); vitamin tổng hợp (A, C, D, E…) để ngăn ngừa, hạn chế các phản ứng quá mẫn, rối loạn miễn dịch của cơ thể.

Các thuốc Tây y được sử dụng phổ biến hơn vì chúng cho hiệu quả nhanh, cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn. Từ đó, chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc cũng gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới tim, gan, thận,….

Nên xem: review thuốc chữa bệnh á sừng được nhiều người sử dụng nhất 2023

Chữa á sừng ở tay bằng mẹo dân gian tại nhà

Để hạn chế một số phản ứng phụ không mong muốn từ thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các cách chữa bệnh á sừng ở tay tại nhà bằng mẹo dân gian. Đây là những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, được sử dụng từ thời cha ông ta và lưu truyền đến ngày nay. Kiên trì sử dụng những mẹo sau đây có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy do á sừng gây ra

Dùng lá lốt

Lá lốt mang đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Lá lốt mang đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bạn hãy lấy một lượng lá lốt vừa đủ, rửa sạch sau đó cho lên nồi đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, sử dụng nước là này để xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh. Các hoạt chất trong lá lốt với tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương sẽ hỗ trợ chữa bệnh á sừng hiệu quả.

Dùng lá trầu không 

Lá trầu không cũng có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả từ đó giảm tình trạng ngứa, bong tróc da. Để chữa bệnh á sừng ở tay bằng lá trầu không, bạn chỉ cần lấy 7 – 10 lá trầu (loại bánh tẻ) mang rửa sạch, vò nát, sau đó cho lên bếp đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Dùng nước lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.

Kết hợp cây sài đất và rau răm

Phương pháp từ sài đất và rau răm từ lâu được nhiều người áp dụng
Phương pháp từ sài đất và rau răm từ lâu được nhiều người áp dụng

Sài đất và rau răm đều là hai loại nguyên liệu dễ tìm kiếm. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh. Sau đó, hái một nắm lá rau răm, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da vừa được ngâm rửa. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần đắp 1 tiếng, sau đó rửa lại với nước sạch.

Đừng bỏ lỡ: cách chữa viêm da cơ địa tại nhà ai cũng biết

Cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng biện pháp Đông y

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả từ gốc. Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là điều trị từ căn nguyên gốc rễ của bệnh kết hợp cải thiện triệu chứng, từ đó đảm bảo mang đến hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát.

Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở tay Tiêu phong tán 

Tiêu phong tán là bài thuốc Đông y được sử dụng từ lâu đời. Bài thuốc này có công dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy. Chúng được áp dụng cho những trường hợp viêm da mẩn đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, đau nhói, phù nề.

Nguyên liệu: Kim ngân hoa, hương truật, bồ công anh, sinh địa, tích tuyết thảo, sài đất, thổ phục linh (mỗi loại 12gr); khổ sâm, kinh giới, tần quy (mỗi loại 10gr); thạch cao, tri loại, phòng phong, hắc phong tử (mỗi loại 8gr); thuyền thoái (6gr), quốc lão (4gr).

Kim ngân hoa là vị thuốc không thể thiếu trong Tiêu phong tán
Kim ngân hoa là vị thuốc không thể thiếu trong Tiêu phong tán

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm, thêm 2 lít nước, bật bếp đun sôi ở lửa nhỏ.
  • Đun đến khi nào nước trong ấm cạn còn khoảng 1400ml thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc ra bát, uống ba lần trong ngày.

Sử dụng bài thuốc cổ truyền Kinh phòng bại độc tán

Dùng bài thuốc Kinh phòng bại độc tán cũng là một trong những cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay được nhiều người áp dụng. Đây là bài thuốc cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa.

Nguyên liệu: Thuyền thoái, phòng phong, bạch dược, đường quất, sà diệp, thương hoạt, sài hồ, độc hoạt, bạch tiên bì, kinh giới, ngân hoa, bồ công anh, bạch linh.

Thực hiện:

  • Các loại thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 60 phút rồi tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần và dùng uống trong ngày.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, duy trì trong khoảng một thời gian các triệu chứng á sừng sẽ hết.

Cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng bài thuốc của Bệnh viện Quân dân

Nhằm khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm của những cách chữa trị hiện nay, đội ngũ bác sĩ của Tổ hợp Y tế Quân dân 102 đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm ra phương pháp chữa á sừng hiệu quả, toàn diện bằng việc kết hợp Đông – Tây y (Đông y có biện chứng).

Yếu tố nòng cốt trong liệu trình điều trị á sừng ở tay của đơn vị là bài thuốc đặc trị từ nam dược HOÀN BÌ NAM. Đây cũng là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của bác sĩ Lê Phương cùng các thầy thuốc, bác sĩ trong đơn vị.

Bài thuốc chữa á sừng ở tay của bệnh viện Quân y có ưu điểm nổi bật như: 

  • Kết hợp Đông y và Tây y trong chẩn đoán, điều trị để có được kết quả chính xác nhất.
  • Áp dụng nguyên tắc chuẩn trong Đông y đó là giảm triệu chứng, khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh
  • Liệu trình điều trị linh hoạt, có tác động toàn diện, mang tới hiệu quả cao, không tái phát.
Hoàn Bì Nam của Bệnh viện Quân dân 102 mang đến hiệu quả cao
Hoàn Bì Nam của Bệnh viện Quân dân 102 mang đến hiệu quả cao

Theo đó, Hoàn Bì Nam chữa á sừng theo hai giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Với các vị thuốc sài đất, bồ công anh, hoàng bá, kim ngân, ké đầu ngựa, trúc diệp, sinh địa, khổ sâm, hạ khô thảo, hoàng cầm,… có tác dụng đặc biệt với các bệnh lý về viêm da. Công dụng chính của những loại thảo dược này đó là thanh nhiệt, giải độc cùng yếu tố kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ hoàn toàn các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Nhờ đó tình trạng viêm nhiễm trên da được làm sạch, các tổn thương được làm lành và da sẽ dần hồi phục.

  • Giai đoạn 2: Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể

Đây là giai đoạn có có vai trò quan trọng trong điều trị á sừng. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được sử dụng bài thuốc với các loại thảo dược Hoàng kỳ, ké đầu ngựa, nhân sâm, hoàng liên ô rô, phòng phong,… Công dụng của bài thuốc là bổ máu, tăng cường lưu thông máu, tăng cường chức năng thận, tạng phủ. Đồng thời, chúng cũng giúp dưỡng tâm, an thần, nâng cao đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kết hợp bài thuốc uống sẽ là kem bôi và bài thuốc ngâm rửa. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê thuốc theo liệu trình phù hợp với từng người.

Đọc thêm thông tin: đông y chữa viêm da cơ địa hiệu quả, một liệu trình duy nhất

Lưu ý khi chữa bệnh á sừng ở tay

Chữa á sừng ở tay có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để việc điều trị mang lại hiệu quả, bệnh không tiến triển nặng, không tái phát bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Rửa tay bằng xà phòng có nguồn gốc tự nhiên
Rửa tay bằng xà phòng có nguồn gốc tự nhiên
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng, không ngưng thuốc giữa chừng hoặc đổi thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa có nồng độ hóa học mạnh để tránh da tay bị ăn mòn. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh hàng ngày bằng việc sử dụng những loại nước rửa có nguồn gốc tự nhiên.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với những dụng cụ có mạ kẽm, niken, đồ da.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng từ thảo dược để giữ ẩm, lưu ý nên bôi nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không cào gãi, không tự ý bóc vảy để hạn chế chảy máu, viêm nhiễm.
  • Uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin.
  • Chú ý chế độ nghỉ ngơi, hạn chế lo lắng, căng thẳng.

Trên đây là cách chữa bệnh á sừng ở tay và những lưu ý cần biết. Điều quan trọng nhất, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm: Các thuốc điều trị viêm da tiếp xúc và những lưu ý khi sử dụng

Câu hỏi liên quan

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa