Nội dung chính

Áp dụng phác đồ điều trị vảy nến mới nhất từ Bộ Y tế sẽ giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng hơn. Đồng thời hạn chế được các vấn đề rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên cần có sự thay đổi phác đồ một cách linh hoạt cho phù hợp với từng cá thể người bệnh.

phác đồ điều trị bệnh vảy nến
Tìm hiểu phác đồ điều trị vảy nến mới nhất từ Bộ Y tế

Thông tin tổng quan về bệnh vảy nến

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu mãn tính có liên quan tới tình trạng tăng sinh tế bào thượng bì. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới khoảng 1 – 2% đan số thế giới.

Ngoài tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng thì bệnh vảy nến còn có xu hướng hay tái phát sau điều trị. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là phát ban độc dạng trên da, nền da cộm lên, bề mặt được phủ lên các lớp vảy trắng mỏng như nến. Bệnh có tính di truyền với gan gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6.

Các chuyên gia cho biết, vảy nến là bệnh da liễu có cơ chế miễn dịch với sự tác động của các các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Các yếu tố này sẽ cộng hưởng và kích hoạt gen gây bệnh. Từ đó dẫn tới tình trạng tăng sinh nhóm trung gian hóa học. Hệ quả là làm tăng sinh các tế bào biểu bì với nhiều biểu hiện lâm sàng kèm theo. Điển hình như phát ban da, bề mặt thương tổn có thể bị bong vảy trắng, thâm nhiễm…

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh vảy nến chủ yếu gặp ở những người từ 10 đến 30 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh có sự cân bằng ở nam và nữ. Vì có liên quan tới gen nên bệnh lý này gần như không thể điều trị triệt để.

Đa phần các trường hợp mắc bệnh vảy nến đều tiến triển lành tính – trừ một số thể vảy nến đặc biệt. Mặc dù không đe dọa quá nhiều tới sức khỏe nhưng bệnh gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể.

Tìm hiểu chi tiết: Vảy Nến Ở Trẻ Em Là Gì? Biểu Hiện Của Bệnh Và Cách Điều Trị

Phác đồ điều trị vảy nến mới nhất từ Bộ Y tế

Hiện nay, việc điều trị vảy nến còn gặp nhiều bất lợi do căn nguyên gây bệnh còn chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa cơ chế bệnh sinh còn liên quan tới yếu tố gen nên không thể điều trị triệt để.

Các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, cải thiện tổn thương và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Nên áp dụng phác đồ điều trị bệnh vảy nến từ Bộ y tế để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

1. Chẩn đoán trước khi điều trị

Trước khi điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với từng cá thể người bệnh, bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện việc chẩn đoán. Chẩn đoán sẽ giúp xác định bệnh và các vấn đề liên quan.

chẩn đoán bệnh vảy nến
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán xác định bệnh

Bệnh vảy nến có các triệu chứng khá điển hình nên tương đối dễ nhận biết. Bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán thông qua 2 bước sau:

  • Chẩn đoán xác định: Chủ yếu là dựa vào các tổn thương cơ bản, vị trí cũng như dấu hiệu của tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể khai thác tiền sử bệnh cá nhân hay tiền sử bệnh của gia đình để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Một số xét nghiệm cận lâm sàng như mô bệnh học da hay phương pháp cạo vảy Brocq cũng có thể được thực hiện khi cần thiết.
  • Chẩn đoán phân biệt: Sẩn giang mai giai đoạn II, bệnh chàm khô, á sừng liên cầu và bệnh vảy phấn hồng Gibert.

2. Chiến lược điều trị

Điều trị bệnh vảy nến sẽ bao gồm 2 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tấn công: Có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân hay phối hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm xóa sạch thương tổn.
  • Giai đoạn duy trì sự ổn định và giữ cho bệnh không bùng phát: Bác sĩ chuyên khoa cần tư vấn cho người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến. Người bệnh cần phối hợp với thầy thuốc cả khi điều trị và khi dự phòng bệnh bùng phát.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên nếu vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp điều trị thì sẽ có thể duy trì được sự ổn định của bệnh. Đồng thời hạn chế được các đợt bệnh bùng phát, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Thuốc điều trị tại chỗ

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một trong số các loại thuốc bôi dưới đây:

– Dithranol, anthralin:

Bôi 1 lần/ ngày, có thể dùng cả trong điều trị tấn công và điều trị củng cố. Các thuốc này đặc biệt có hiệu quả tốt với bệnh vảy nến thể mảng, nhất là trường hợp chỉ có 1 vài mảng tổn thương lớn.

Dithranol, anthralin chống chỉ định với các trường hợp vảy nến thể mủ và đỏ da toàn thân. Tránh để thuốc dây vào vùng da bình thường. Chú ý rửa tay sau khi dùng thuốc. Tác dụng phụ có thể gặp ở 1 vài trường hợp, chủ yếu là khiến da bị kích ứng.

phác đồ điều trị vảy nến
Thuốc bôi là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến

– Salicylic axit:

Salicylic axit đơn thuần thường được sử dụng ở Việt Nam. Loại thuốc này có tác dụng bong vảy và bạt sừng. Bôi 1 – 2 lần/ ngày nhưng tuyệt đối không được bôi toàn thân vì có thể gây độc và làm tăng men gan. Có thể kết hợp Salicylic axit với corticoid bôi 2 lần/ ngày. Điều này vừa giúp bạt sừng lại phát huy khả năng chống viêm.

– Calcipotriol:

Calcipotriol là một loại dẫn chất của vitamin D3 được bào chế ở dạng thuốc mỡ. Calcipotriol có thể dùng trong điều trị bệnh vảy nến thể thông thường. Bôi thuốc 2 lần/ ngày. Liều dùng tối đa không vượt quá 100mg/ tuần. Chú ý chỉ bôi thuốc dưới 40% tổng diện tích da của cơ thể.

– Calcipotriol kết hợp với corticoid:

Bôi với tần suất 1 lần/ ngày. Sự kết hợp này chỉ dùng trong điều trị tấn công. Với bệnh vảy nến da đầu nên dùng thuốc ở dạng gel. Còn vảy nến ở thân mình thì dùng thuốc ở dạng mỡ.

– Kẽm oxit:

Kem oxit phát huy tốt công dụng làm dịu da và giảm kích ứng. Có thể sử dụng kết hợp cùng một số loại thuốc bạt sừng, bong vảy mạnh để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.

– Vitamin A axít:

Vitamin A axít có thể dùng tại chỗ ở dạng đơn thuần hay dạng kết hợp với corticoid. Ở trường hợp điều trị vảy nến thể mảng thì thuốc được bôi với tần suất 1 lần/ ngày. Có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đỏ da, kích ứng hay bong da nhẹ.

– Corticoid tại chỗ:

Corticoid tại chỗ được dùng trong điều trị tấn công. Bôi thuốc với tần suất 1 – 2 lần/ ngày. Tác dụng điều trị nhanh nhưng tổn thương dễ bị tái phát sau khi ngừng thuốc. Trường hợp dùng thuốc kéo dài rất dễ gặp phải các tác dụng ngoại ý, cần phải giảm liều.

ĐỌC NGAY: Review TOP 7 Thuốc Kem Trị Vảy Nến Của Nhật Chất Lượng Hàng Đầu

4. Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu (liệu pháp ánh sáng) là một phương pháp điều trị bệnh vảy nến phổ biến hiện nay. Phương pháp này bao gồm chiếu tia cực tím sóng A, sóng B kết hợp uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen.

Tác dụng chính của liệu pháp ánh sáng là chống phân bào. Đồng thời làm giảm hoạt hóa của các tế bào lympho T. Từ đó giúp làm sạch thương tổn trên da và ngăn bệnh vảy nến tái phát.

Một số phương pháp quang hóa trị liệu có thể dùng chữa bệnh vảy nến, bao gồm:

  • UVA (320 – 400nm): Với phương pháp này cần chiếu 3 lần/ tuần. Hoặc cũng có thể chiếu 2 ngày 1 lần.
  • UVB dải hẹp (UVB – 311nm và UVB – Narrow Band): Phương pháp này đang dần được thay thế cho UVB (290 – 320nm). Bởi có hiệu quả tốt hơn và giảm được các tác dụng ngoại ý.
  • Psoralen phối hợp UVA (PUVA): Trước hết người bệnh sẽ được cho uống meladinin 0,6 mg/kg 2 giờ trước khi chiếu UVA. Liều dùng UVA sẽ tăng dần trong khoảng từ 0.5 – 1 J/cm2.

Quang hóa trị liệu là giải pháp điều trị dễ thực hiện, tương đối an toàn và ít gây độc hại hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn một số tác dụng ngoại ý. Điển hình như gây đỏ da, nổi phỏng nước, tăng tốc độ lão hóa da, buồn nôn hay đục thủy tinh thể.

Tham khảo: Top 3 Thuốc Điều Trị Vảy Nến Của Mỹ Hiệu Quả, Được Tin Dùng Nhất

5. Thuốc điều trị toàn thân

Thuốc uống thường có nguy cơ cao hơn so với các loại thuốc dùng tại chỗ. Chính vì vậy mà đây không phải là lựa chọn được ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, trương các trường hợp tổn thương da có mức độ nặng thì bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc uống như:

phác đồ trị vảy nến
Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc chỉ định điều trị vảy nến bằng thuốc uống

– Methotrexat:

Methotrexat được dùng điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mảng lan rộng hoặc vảy nến thể mủ toàn thân. Thuốc này có khả năng ức chế quá trình khử acid folic cần thiết cho quá trình tổng hợp acid amin và acid nucleic ở tế bào. Nhờ đó sẽ phát huy tốt công dụng chống chuyển hóa.

Liều dùng được chỉ định là 7.5mg/ tuần chia đều là 3 lần uống cách nhau 12 giờ. Hoặc có thể dùng thuốc bằng cách tiêm bắp thịt với liều 10mg/ tuần, tiêm 1 lần. Trường hợp dùng Methotrexat trong điều trị kéo dài thì cần chú ý theo dõi chức năng gan.

– Acitretin:

Acitretin là một dẫn chất quen thuộc của vitamin A axit. Acitretin được sử dụng trong điều trị các thể vảy nến nặng nhờ tác dụng điều hòa quá trình sừng hóa. Người lớn được chỉ định liều khởi đầu là 25mg/ ngày. Sau 1 – 2 tuần, cần căn cứ vào dung nạp thuốc và kết quả thu được để điều chỉnh. Có thể tăng hoặc giảm liều tùy theo từng trường hợp.

Tìm hiểu thêm: Vảy Nến Toàn Thân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị?

– Cyclosporin:

Cyclosporin được sử dụng trong điều trị các thể vảy nến nặng nhờ khả năng ức chế miễn dịch. Dùng thuốc với liều khởi đầu là 2.5 – 5mg/kg/ngày, chia đều làm 2 lần uống. Sau 1 tháng có thể tăng liều lên nhưng không được dùng quá 5mg/kg/ngày. Cần ngừng thuốc trong trường hợp dùng liều cao kéo dài hơn 6 tuần mà không thấy hiệu quả.

Các loại thuốc trên đây có nhiều tác dụng ngoại ý. Điển hình như gây quái thai, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận… Vì vậy, bác sĩ cần thận trọng khi chỉ định. Đồng thời chú ý theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.

– Corticoid đường uống:

Corticoid đường uống chỉ được dùng khi thật sự cần thiết. Bác sĩ cần cân nhắc lợi, hại trước khi chỉ định. Không lạm dụng hay sử dụng kéo dài vì thuốc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhất là vảy nến thể mủ hay đỏ da toàn thân.

– Sinh học trị liệu:

Hiện nay, một số loại thuốc sinh học đã được ghi nhận là có thể mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến. Ví dụ như alefacept, infliximab, ustekinumab ức chế IL-12, secukinumab ức chế IL17 do Th17 tiết ra, etanercept…

– Nâng cao thể trạng:

Ngoài các loại thuốc điều trị được đề cập ở trên thì bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh dùng một số viên uống bổ sung. Điển hình nhất là viên uống bổ sung vitamin B12, C…

Bài viết đã phân tích rõ phác đồ điều trị vảy nến mới nhất từ Bộ Y tế. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định kết hợp chăm sóc tốt tại nhà sẽ giúp kiểm soát tốt tiến triển của bệnh. Đồng thời còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa