Dầu dừa chứa thành phần đa dạng có các dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và giảm ngứa rất tốt nên được tận dụng để điều trị một số bệnh lý da liễu. Dùng dầu dừa trị vảy nến là mẹo được áp dụng phổ biến. Ngoài làm giảm tình trạng da dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy thì còn giúp ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
Tìm hiểu tác dụng chữa vảy nến của dầu dừa
Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Đặc trưng của bệnh là sự hình thành các mảng da chết bất thường khiến da bị dày sừng, khô ráp và dễ bong tróc. Tổn thương da có thể gây ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh xảy ra khi quá trình chu chuyển các tế bào da diễn ra quá nhanh chóng so với bình thường.
Ngoài việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị y tế thì người bệnh có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ chữa bệnh vảy nến. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc Tây. Trong đó, dùng dầu dừa chữa vảy nến là giải pháp được áp dụng phổ biến.
Dầu dừa là tinh chất được chiết xuất từ sáp dừa, có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe làn da. Các acid béo có trong nguyên liệu này giúp làm mềm làn da dày sừng, khô ráp. Đồng thời duy trì độ ẩm cho da và phục hồi màng chất béo lipid bảo vệ da.
Lượng acid lauric dồi dào trong dầu dừa còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm men và virus. Thường xuyên sử dụng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến.
Chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa là mẹo đơn giản và rất dễ áp dụng. Thực hiện đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng và tổn thương trên da. Tuy nhiên mẹo chữa này có tác dụng chậm nên cần kiên trì và kết hợp với điều trị y tế theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm định nghĩa: Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
7+ Cách dùng dầu dừa trị vảy nến đơn giản, dễ áp dụng
Dùng dầu dừa trị vảy nến là mẹo đơn giản và rất dễ thực hiện. Tùy thuộc vào tình trạng da cũng như mức độ đáp ứng mà có thể dùng dầu dừa đơn lẻ hay kết hợp cùng một số nguyên liệu tự nhiên khác như dầu ô liu, nha đam, mật ong, dầu cây trà…
1. Sử dụng dầu dừa đơn lẻ
Với thành phần đa dạng phát huy dược tính tốt, trực tiếp thoa dầu dừa lên da sẽ giúp duy trì độ ẩm và cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc. Đồng thời còn làm giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm kích hoạt.
Hơn nữa, thường xuyên dùng dầu dừa theo cách này còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Bên cạnh đó còn thúc đẩy tổng hợp collagen và giảm hình thành nếp nhăn, ngăn ngừa thâm sạm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương do vảy nến
- Sau đó dùng khăn bông mềm thấm cho khô
- Đổ 1 ít dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ cho dầu nóng lên
- Sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị
- Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại
- Trường hợp da quá khô thì có thể để dầu dừa qua đêm rồi sáng hôm sau rửa sạch
2. Dùng dầu dừa và mật ong trị vảy nến
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc có chứa thành phần dưỡng chất đa dạng tốt cho sức khỏe làn da. Ngoài dùng chăm sóc da thì có thể kết hợp mật ong với dầu dừa để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Cùng với đó còn có thể thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương trên da. Dùng chung với dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm xảy ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều 1 thìa cà phê dầu dừa với 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương do vảy nến
- Thoa hỗn hợp trực tiếp lên bề mặt da
- Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch
Đọc thêm: Chia Sẻ Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Đơn Giản Dễ Áp Dụng
3. Chữa vảy nến bằng dầu dừa và nha đam
Trường hợp tổn thương da có dấu hiệu bị sưng đỏ và gây ngứa nhiều thì người bệnh nên kết hợp dầu dừa với nha đam. Mẹo nhỏ này có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến. Công thức này còn tốt cho những người bị viêm da cơ địa, chàm khô và nhiều bệnh da liễu mãn tính khác.
Hàm lượng nước, acid amin, vitamin và khoáng chất trong nha đam rất dồi dào. Các thành phần này có đặc tính làm dịu mát da, giảm ngứa ngáy và sưng viêm. Đồng thời còn thúc đẩy tốc độ phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Hơn nữa, nha đam còn giúp ức chế hại khuẩn và củng cố màng lipid bảo vệ da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa kỹ cho sạch nhựa mủ
- Lấy thìa cạo 1 ít gel nha đam rồi trộn đều cùng 1/2 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất
- Vệ sinh và lau khô vùng da bị vảy nến
- Thoa hỗn hợp trực tiếp lên da và chờ 20 phút rồi rửa sạch
**Lưu ý: Gel nha đam là nguyên liệu lành tính, rất ít gây kích ứng khi dùng. Tuy nhiên nhựa mủ của thảo dược này lại có thể khiến da bị kích ứng, nhất là những người có làn da nhạy cảm. Chính vì vậy cần chú ý rửa sạch nha đam để loại bỏ hoàn toàn nhựa mủ trước khi sử dụng.
4. Dùng dầu dừa và dầu ô liu trị vảy nến
Mẹo dùng dầu dừa và dầu ô liu trị vảy nến phù hợp với những người có tổn thương da khô ráp, dày cộm, nứt nẻ và ngứa ngáy. Ngoài dầu dừa thì công thức này còn được bổ sung thêm dầu ô liu nên sẽ giúp tăng tác dụng điều trị và nuôi dưỡng da.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận, dầu ô liu có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài giúp làm mềm da, giảm bong tróc và ngứa ngáy thì còn ngăn ngừa bội nhiễm. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều 1 thìa cà phê dầu dừa với 1 thìa cà phê dầu ô liu
- Làm sạch và dùng khăn mềm lau khô vùng da cần điều trị
- Thoa trực tiếp hỗn hợp vừa chuẩn bị lên bề mặt da
- Để nguyên khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch
Đọc thêm: Hướng Dẫn Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Cực Đơn Giản, Hiệu Quả
5. Kết hợp dầu dừa với quả bơ trị vảy nến
Dùng dầu dừa và quả bơ là mẹo trị vảy nến mới lạ và ít phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu đánh giá, bơ là nguyên liệu chứa nhiều thành phần tốt cho làn da nói chung và bệnh vảy nến nói riêng.
Hàm lượng vitamin E, acid béo và các chất chống oxy hóa trong quả bơ rất dồi dào. Nhờ đó mà nguyên liệu này phát huy tốt khả năng giữ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da dày sừng và bong tróc.
Ngoài ra, trong quả bơ còn chứa một lượng tương đối lớn acid oleic. Thành phần này có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho da. Từ đó giúp các tổn thương nhanh chóng được chữa lành.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1/4 quả bơ cùng với 1 thìa cà phê dầu dừa
- Nghiền nát bơ rồi cho dầu dừa vào trộn đều
- Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa hỗn hợp lên
- Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng vài ba phút để da hấp thu dưỡng chất từ nguyên liệu tốt hơn
- Sau khoảng 20 phút thì dùng nước sạch rửa lại
6. Chữa vảy nến bằng dầu dừa và tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các công thức chăm sóc và dưỡng da. Đặc biệt nguyên liệu này có thể dùng kết hợp với dầu dừa để khắc phục các tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Hàm lượng hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ rất dồi dào. Thành phần này ngoài khả năng kháng viêm, chống khuẩn thì còn giúp nuôi dưỡng làn da sáng khỏe. Kết hợp dầu dừa với tinh bột nghệ giúp làm dịu da, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều dầu dừa nguyên chất và tinh bột nghệ theo tỷ lệ 4:1
- Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy và chờ cho nguội
- Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh rồi thoa hỗn hợp này lên
- Để nguyên trong khoảng 2 giờ rồi rửa lại cho sạch
- Với công thức này nên áp dụng đều đặn trong ít nhất 7 – 10 ngày để phát huy tốt công dụng
Xem thêm: Tham Khảo 4 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản
7. Kết hợp dầu dừa và dầu cây trà chữa vảy nến
Dầu cây trà (tinh dầu tràm trà) cũng là nguyên liệu lành tính có thể kết hợp với dầu dừa để trị bệnh vảy nến. Dầu cây trà được biết đến nhiều với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ.
Hơn nữa, công thức từ dầu dừa và dầu cây trà còn nâng cao hiệu quả làm mềm da và giảm ngứa ngáy. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến gây ra. Từ đó tạo điều kiện cho làn da nhanh chóng được khỏe mạnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều dầu cây trà với dầu dừa nguyên chất theo tỷ lệ 3:1
- Sau đó cho hỗn hợp này đi hấp cách thủy cho nóng lên
- Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị
- Thoa hỗn hợp dầu dừa và dầu cây trà còn ấm lên bề mặt da
- Để nguyên khoảng 30 phút rồi dùng nước sạch rửa lại
- Với cách này nên thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để phát huy tốt tác dụng
8. Bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn uống
Vảy nến là bệnh da liễu nhưng chịu sự tác động của nhiều yếu tố cộng hưởng, bao gồm cả các yếu tố nội giới và ngoại giới. Vì vậy, ngoài các biện pháp điều trị tại chỗ cần kết hợp với các biện pháp có tác dụng nâng cao thể trạng, giải tỏa stress và cải hiện hệ miễn dịch.
Dầu dừa không chỉ mang lại lợi ích cho làn da mà còn rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Các chất chống oxy hóa và acid béo lành mạnh trong dầu dừa có khả năng ức chế gốc tự do, cải thiện lưu thông máu và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.
Ngoài ra, hàm lượng acid lauric dồi dào trong dầu dừa còn có khả năng ức chế nấm men và hại khuẩn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước tại lớp thượng bì. Từ đó giúp duy trì độ ẩm cho da, giảm dày sừng và bong tróc.
Người bệnh vảy nến có thể bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách dùng trực tiếp, pha dầu dừa với nước ấm hay dùng thay thế các loại dầu ăn thông thường.
ĐỌC NGAY: Chia Sẻ Bí Kíp Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Cực Hay Bạn Nên Thử
Lưu ý khi dùng dầu dừa trị vảy nến
Dầu dừa là 1 loại tinh dầu tự nhiên có độ an toàn cao, dễ dùng và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên để nhận được hiệu quả tối ưu và dự phòng các rủi ro khi dùng dầu dừa trị vảy nến, người bệnh cần lưu ý đến một số thông tin sau:
- Tuyệt đối không dùng nếu có tiền sử dị ứng với dầu dừa, nước dừa hay bất cứ chế phẩm nào từ dừa.
- Không áp dụng các công thức từ dầu dừa lên tổn thương da có dấu hiệu bội nhiễm (da bị sưng viêm, nóng rát, tụ mủ hay đau nhức nghiêm trọng).
- Mẹo chữa vảy nến bằng dầu dừa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Người bệnh nên chú ý thăm khám để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị y tế kết hợp.
- Cần rửa tay và vùng da cần điều trị trước khi áp dụng các công thức từ dầu dừa để làm giảm nguy cơ kích ứng và bội nhiễm.
- Chủ động ngừng áp dụng trong các trường hợp không nhận thấy hiệu quả hay trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Điển hình như phát ban, nổi mề đay, nổi bọng nước, ngứa ngáy quá nhiều…
- Bệnh vảy nến chịu tác động từ nhiều yếu tố. Vì vậy bên cạnh các giải pháp điều trị, cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh để tác động toàn diện tới tiến triển của bệnh.
- Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị vảy nến. Việc giảm ma sát lên da sẽ giúp tạo điều kiện cho tổn thương nhanh chóng được chữa lành hơn. Đồng thời làm giảm nguy cơ xuất hiện tổn thương thứ phát và bội nhiễm.
Dùng dầu dừa đúng cách sẽ giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và cải thiện một số triệu chứng bệnh vảy nến. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho điều trị y tế. Do đó người bệnh cần kết hợp các công thức từ dầu dừa với sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Điểm Danh TOP 3 Thuốc Trị Vảy Nến Của Mỹ Tốt Nhất Trên Thị Trường
- Bệnh Vảy Nến Kiêng Gì, Ăn Gì Tốt? Tham Khảo Chế Độ Ăn Cho Người Bị Bệnh