Nội dung chính

Chữa bệnh vảy nến bằng lá khế có cách thực hiện khá đơn giản và lành tính đối với làn da, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên thăm khám chuyên khoa và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá khế và cách sử dụng để trị bệnh vảy nến.

Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá khế được lưu truyền và ứng dụng rộng rãi trong dân gian
Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá khế được lưu truyền và ứng dụng rộng rãi trong dân gian

Công dụng của lá khế trong chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh khởi phát do sự rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Hiện nay y khoa vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này, các loại thuốc Tây được sử dụng để trị bệnh đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y chữa bệnh trong thời gian dài sẽ phát sinh ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu chức năng của một số cơ quan trong cơ thể. Vì thế, tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong tự nhiên để trị bệnh tại nhà là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng.

Khế là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở vùng nông thôn nước ta. Ngoài làm trái cây, quả khế còn được sử dụng trong nấu nướng và tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Các bộ phận khác của cây khế như hoa, thân, lá, rễ,… có chứa thành phần dược tính cao, được ứng dụng nhiều trong Đông y để điều trị bệnh. Lá khế là dược liệu có tính hàn thường được sử dụng với công dụng chính là thanh nhiệt giải độc. Theo y học cổ truyền, vảy nến là bệnh lý hình thành do tích tụ nhiệt độc lâu ngày. Vì thế, lá khế là dược liệu rất thích hợp sử dụng để điều trị bệnh vảy nến và giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, tinh dầu lá khế còn chứa một số hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Rất thích hợp sử dụng để cải thiện các vấn đề viêm nhiễm ngoài da và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, trong đó có bệnh vảy nến. Thành phần dưỡng chất trong lá khế cũng đa dạng, nếu thường xuyên sử dụng sẽ giúp cải thiện sức đề kháng da và phòng ngừa nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác.

Dùng lá khế chữa vảy nến tại nhà được chuyên gia đánh giá là an toàn, vì thế bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Đồng thời, lá khế còn là dược liệu dễ kiếm bạn có thể tìm thấy ngay bên trong vườn nhà. Khi tận dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ không quá tốn kém, thích hợp dùng cho những người bệnh có thu nhập kinh tế không cao.

Tham khảo thêm: TOP 10 Cách Điều Trị Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả, Tiết Kiệm Chi Phí

Các cách chữa bệnh vảy nến bằng lá khế cực đơn giản

Tận dụng lá khế trong vườn nhà để trị vảy nến giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh
Tận dụng lá khế trong vườn nhà để trị vảy nến giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh

Sử dụng các bài thuốc trị bệnh từ lá khế có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh vảy nến và phòng ngừa bùng phát triệu chứng của bệnh trở lại. Tuy nhiên, cách trị bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh mới tiến triển ở mức độ nhẹ. Dưới đây là tổng hợp các cách chữa vảy nến bằng lá khế bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Chữa vảy nến tại nhà bằng cách đắp lá khế

Đắp lá khế sẽ giúp thành phần dược tính trong dược liệu thẩm thấu trực tiếp qua da và nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh. Ở bài thuốc đắp, người bệnh cần chú ý vệ sinh dược liệu thật sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn và dẫn đến bội nhiễm. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn, rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút.
  • Vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo. Cho lá khế vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại, sau 15 phút thì tháo ra rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Sau thời gian dài áp dụng, bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Cách 2: Sao nóng lá khế chườm trực tiếp lên vùng da bệnh

Sao nóng lá khế rồi dùng để chườm lên vùng da bị bệnh sẽ giúp quá trình hấp thụ dược tính qua da diễn ra dễ dàng hơn. Khi chườm, người bệnh cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng. Phải chườm liên tục, tuyệt đối không để túi dược liệu cố định một chỗ trên da quá lâu.

Sao nóng lá khế chườm lên vùng da bị bệnh giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh
Sao nóng lá khế chườm lên vùng da bị bệnh giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh

– Cách thực hiện:

  • Lá khế sau khi thu hái cũng đem sơ chế sạch sẽ tương tự như cách trên. Thay vì giã nát, bạn hãy cho lá khế vào chảo rồi bắc lên bếp sao vàng khoảng 5 phút.
  • Đổ số dược liệu trên ra một miếng vải sạch, để cho bớt nóng rồi dùng để chườm lên vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện chườm dược liệu trong khoảng 15 phút là được, nếu túi dược liệu nguội bạn hãy sao nóng lên rồi tiếp tục chườm.
  • Áp dụng cách này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 7 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa Tốt Nhất Bạn Nên Thử

Cách 3: Tắm nước lá khế khi bị vảy nến toàn thân

Dùng lá khế nấu nước tắm mỗi ngày là cách trị bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Phương pháp trị bệnh này rất thích hợp áp dụng đối với những trường hợp vảy nến phát triển lan rộng toàn thân. Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn nên kết hợp lá khế với một số dược liệu khác lành tính nấu nước tắm.

– Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị lá khế, lá ổi, lá trầu không và lá lược vàng mỗi thứ một nắm.
  • Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào nồi cùng với 3 lít nước. Bắc nồi lên bếp đun cho sôi lên rồi vặn nhỏ lửa lại.
  • Tiếp tục đun khoảng 20 phút nữa rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng với một ít nước lạnh rồi dùng để tắm.
  • Khi tắm nên kết hợp massage và chà xát dược liệu lên vùng da bị bệnh. Tắm trong khoảng 15 phút thì dùng khăn bông lau khô người rồi mặc quần áo.
Tắm nước lá khế mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến toàn thân
Tắm nước lá khế mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Nên xem: Top 9 Bài Thuốc Chữa Vẩy Nến Bằng Đông Y An Toàn Hiệu Quả Nhất

Cách 4: Uống nước lá khế hỗ trợ điều trị từ bên trong

Khi bị vảy nến, bạn có thể dùng lá khế sắc nước uống giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong. Bài thuốc uống mang lại hiệu quả chậm nhưng lâu dài, tốt nhất bạn nên dùng kết hợp với các bài thuốc chườm đắp bên ngoài. Dưới đây là hai bài thuốc uống chữa bệnh vảy nến từ lá khế bạn có thể tham khảo:

– Bài thuốc uống số 1: 

  • Lá khế đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cho lá khế vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc, sau đó vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Đun sôi lượng nước thu được trong khoảng 15 phút rồi dùng để uống ngay khi còn ấm.
  • Áp dụng cách trị bệnh này từ 2 – 3 lần/tuần giúp cải thiện tình trạng bệnh.

– Bài thuốc uống số 2:

  • Ở bài thuốc này bạn cần chuẩn bị lá, hoa và vỏ của cây khế. Đem tất cả đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi cùng với 1 lít nước sạch.
  • Đun trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được rồi dùng để uống hết trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bí Kíp Chữa Bệnh Vảy Nến Bằng Lá Lốt Tại Nhà Cực Hay Cho Bạn

Lưu ý khi dùng lá khế chữa bệnh vảy nến tại nhà

Mặc dù đây là phương pháp trị bệnh an toàn và ít phát sinh tác dụng phụ, nhưng trong quá trình áp dụng bạn cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại:

  • Vệ sinh lá khế kỹ trước khi điều chế thành bài thuốc đắp hoặc bôi. Tránh để tác nhân gây hại còn bám trên dược liệu đi vào da gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng lá khế có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm hóa chất và sâu bệnh. Tốt nhất bạn nên tận dụng lá khế có sẵn trong vườn nhà để trị bệnh.
Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến khâu chọn mua dược liệu để trị bệnh
Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến khâu chọn mua dược liệu để trị bệnh
  • Sau khi áp dụng các bài thuốc trị bệnh bằng lá khế bạn cũng nên có các biện pháp dưỡng ẩm cho da. Tránh để da khô gây nứt nẻ và khiến tình trạng bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không dùng lá khế trị bệnh cho những người bị dị ứng mẫn cảm với dược liệu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử trên vùng da nhỏ trước khi áp dụng để trị bệnh.
  • Sau khi thực hiện trị bệnh bằng các bài thuốc từ lá khế, nếu thấy da có dấu hiệu bất thường thì bạn nên ngừng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc ở trên khá chậm, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để da có thời gian hấp thu dược tính và phát huy công dụng.
  • Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được dùng tay cào gãi khiến làn da bị tổn thương và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tiến hành tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Trên đây là các cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng lá khế mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hiệu quả trị bệnh mà phương pháp này mang lại còn tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, sau thời gian dài áp dụng nếu bệnh không thuyên giảm thì nên tiến hành điều trị chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh xa các tác nhân kích hoạt khởi phát bệnh và hình thành cho bản thân lối sống tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,...Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại...

Xem chi tiết

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa