Nội dung chính

Chàm môi là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vì vậy, việc sử dụng thuốc trị chàm môi hiệu quả là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn TOP 7 thuốc điều trị chàm môi tốt nhất, mời bạn tham khảo!

7 loại thuốc trị chàm môi tốt nhất hiện nay

Chàm môi mặc dù không nguy hại trực tiếp tính mạng và sức khỏe nhưng gây khá nhiều phiền toái. Tình trạng này về lâu dài bệnh có thể tổn thương da nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng phương pháp.

Chàm môi gây cho người bệnh nhiều sự khó chịu và phiền toái
Chàm môi gây cho người bệnh nhiều sự khó chịu và phiền toái

Hiện nay, việc sử dụng thuốc chữa chàm môi theo Tây y được nhiều người lựa chọn. Bởi những sản phẩm này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Từ đó giúp người bệnh xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu, giảm thiểu tình trạng bong tróc, sần sùi hay nứt nẻ trên da.

Dưới đây là danh sách TOP 7 thuốc trị chàm môi tốt nhất:

Thuốc chữa chàm môi Eucrisa

Eucrisa là một dạng sản phẩm trị chàm môi dạng mỡ dùng bôi da, yêu cầu sử dụng theo toa được bác sĩ chỉ định. Eucrisa được sử dụng xử lý tình trạng khô da, bong tróc vảy cho người mắc chàm môi.

Nhờ vào cơ chế tái tạo hiệu quả, Eucrisa mang đến hiệu quả vượt trội. Làn da sau một thời gian sử dụng sản phẩm sẽ dần cải thiện. Chất thuốc mỡ dễ thẩm thấu qua lớp biểu bì, kể cả trên những vùng da rộng.

Thành phần chính:

  • Crisaborole.
  • Các tá dược khác, đảm bảo không chứa steroid.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh chàm môi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp cho từng đối tượng. Bạn nên nhờ người có chuyên môn tư vấn trước khi dùng, đọc kỹ hướng dẫn trong hộp Eucrisa.
  • Đầu tiên, bạn chỉ cần vệ sinh vùng da môi, sau đó thấm khô bằng khăn bông mềm.
  • Lấy một lượng Eucrisa vừa đủ thoa lên vùng da bệnh, không cần rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày sử dụng đều đặn 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu tình trạng chàm môi đã khỏi, bạn có thể dừng sử dụng Eucrisa.

Tác dụng phụ: Người dùng Eucrisa có thể gặp phải một số phản ứng như đau nhức ở khu vực da bị chàm, rát bỏng, trường hợp nặng sẽ xảy ra phản ứng quá mẫn cảm.

Chống chỉ định: Không sử dụng Eucrisa cho các trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Ngoài ra, thuốc trị chàm môi Eucrisa không nên bôi cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Giá bán tham khảo: 14.780.000 đồng/tuýp 60g.

Thuốc bôi trị chàm môi Cephalosporin

Cephalosporin là một dạng thuốc kháng sinh dùng cho người bị chàm môi. Sản phẩm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da. Đây cũng là cái tên được người tiêu dùng đánh giá cao trong nhiều năm vừa qua.

Sử dụng thuốc trị chàm môi là phương án hữu hiệu để điều trị bệnh
Sử dụng thuốc trị chàm môi là phương án hữu hiệu để điều trị bệnh

Các bác sĩ da liễu thường chỉ định dạng Cephalosporin thế hệ 3 nhằm xử lý tình trạng chàm môi. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng mà còn tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Nhờ vào tác dụng này, tình trạng sưng, viêm, tấy đỏ trên da thuyên giảm rõ rệt theo thời gian.

Thành phần chính: Cephalosporin, ở các thế hệ khác nhau của sản phẩm sẽ có những thành phần cụ thể riêng.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng sản phẩm trị chàm môi Cephalosporin theo toa và hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ: Người bệnh trong quá trình sử dụng Cephalosporin có thể gặp phải tình trạng phản ứng quá mẫn hay có dấu hiệu dị ứng. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn bị sốt, phát ban, kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy cùng một vài dấu hiệu liên quan đến thận.

Chống chỉ định:

  • Cephalosporin thế hệ 2 không sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não.
  • Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nếu cơ thể bị dị ứng với Cephalosporin.
  • Cần thận trọng đối với bệnh nhân bị suy gan, thận hoặc gặp vấn đề về chuyển hóa.
  • Không dùng Cephalosporin nếu bệnh nhân chàm môi có kháng thuốc kháng sinh.

Giá bán tham khảo: 5.000 – 10.000 đồng/viên thuốc.

Thuốc bôi chàm môi Betamethasone

Betamethasone là thuốc trị chàm môi có chứa corticosteroid tổng hợp. Chính vì thế, sản phẩm này thường được sử dụng nhiều trong việc xử lý bệnh ngoài da. Thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho đối tượng bệnh chàm để khắc phục tại chỗ các triệu chứng do bệnh gây ra.

Betamethasone là thuốc chàm môi có chứa corticosteroid tổng hợp
Betamethasone là thuốc chàm môi có chứa corticosteroid tổng hợp

Thành phần chính:

  • Betamethasone.
  • Những tá dược khác như dexlacyl, cordermal,… với hàm lượng vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Betamethasone phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Tiêu chí là dựa trên mức độ bệnh chàm, độ tuổi của người bệnh.
  • Thông thường, liều được dùng cho bị chàm môi nhẹ là từ 0,25-0.5mg/ngày.
  • Nếu thể chàm nặng hơn dùng với liều 2,5 – 4mg/ngày.
  • Đầu tiên, bạn cần vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước sạch, sau đó thấm khô bằng khăn trước khi thoa kem trực tiếp lên da.
  • Sử dụng đều đặn đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ngưng dùng Betamethasone khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Tác dụng phụ: Bạn có thể gặp một số phản ứng quá mẫn của cơ thể khi sử dụng Betamethasone dạng kem bôi.

Chống chỉ định: Không sử dụng Betamethasone nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần chú ý không dùng loại kem này cho trường hợp người đang bị tiểu đường, tâm thần, hành tá tràng, viêm loét dạ dày hoặc bệnh nhân bị bệnh nấm diện rộng, nhiễm khuẩn/virus,…

Giá bán tham khảo: 35.000 – 40.000 đồng/tuýp.

Đọc thêm thông tin: TOP 13 thuốc chữa bệnh chàm và kem bôi hỗ trợ tốt nhất hiện nay

Thuốc dạng viên nén Cetirizine

Loại thuốc trị chàm môi tiếp theo được giới thiệu hôm nay là Cetirizine. Đây là một trong những sản phẩm nổi tiếng, được bác sĩ chỉ định áp dụng cho bệnh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau. Cetirizine còn được kê đơn cho người mắc viêm da dị ứng, côn trùng cắn, mề đay hay các trường hợp dị ứng khác.

Thuốc dạng viên nén Cetirizine điều trị chàm và các dạng dị ứng da khác
Thuốc dạng viên nén Cetirizine điều trị chàm và các dạng dị ứng da khác

Ưu điểm nổi bật của Cetirizine là được bào chế với dạng viên nén dễ sử dụng. Sản phẩm ngoài xử lý vết chàm còn giúp khắc phục hiệu quả tình trạng dị ứng cấp tính, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Thành phần chính:

  • 10mg Cetirizine Dihydrochloride.
  • Một số tác dược khác với hàm lượng vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng Cetirizine cho người bị chàm môi còn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
  • Bạn cần uống với nước ấm để sản phẩm phát huy hiệu quả nhanh và tốt nhất.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng đúng chuẩn theo liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trẻ em trên 6 tuổi hoặc người trưởng thành mỗi ngày uống từ 5 – 10mg theo tình trạng bệnh lý.
  • Trường hợp người cao tuổi bị chàm môi có tiền sử bệnh gan, thận nên giảm thiểu nửa liều dùng so với người bình thường.

Tác dụng phụ: Người bệnh khi sử dụng thuốc trị chàm môi Cetirizine sẽ có hiện tượng buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn. Trường hợp ít gặp hơn là tình trạng chán ăn, bí tiểu, tiết nhiều nước bọt. Ngoài ra, một trường hợp hiếm cũng có thể bị hạ đường huyết, huyết áp, sốc phản vệ, viêm gan,…

Chống chỉ định: Không sử dụng Cetirizine với những trường hợp quá mẫn với Cetirizine hoặc bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.

Giá bán tham khảo: 25.000 – 30.000/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là một trong những loại sản phẩm trị chàm môi nổi tiếng. Sản phẩm ưu tiên sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị chàm thể nặng, có tình trạng viêm nhiễm. Ngoài cải thiện vấn đề viêm da, Corticosteroid còn hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh viêm khớp, hen suyễn.

Corticosteroid được nhiều người bệnh sử dụng
Corticosteroid là một trong những loại sản phẩm trị chàm môi nổi tiếng

Trường hợp bệnh nhân bị chàm nặng, sau một thời gian sử dụng sản phẩm sẽ nhận thấy triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Corticosteroid giúp cải thiện tình trạng đỏ da, dị ứng, ngăn ngừa viêm nhiễm chuyển biến nặng nề hơn.

Thành phần chính:

  • Medrol.
  • Các tá dược vừa đủ và không chứa steroid.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc trị chàm môi Corticosteroid được bào chết ở dạng viên nén, dễ sử dụng.
  • Liều dùng được chỉ định đúng chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa dựa trên mức độ chàm da cùng độ tuổi.
  • Liều lượng cơ bản cho người trưởng thành thường trung bình từ 0,25-7,2mg/ngày.
  • Ở trẻ em hoặc người cao tuổi sẽ có liều lượng thấp hơn.

Tác dụng phụ: Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như: Rối loạn chuyển hóa, các vấn đề về xương khớp, mắt hay tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,…

Chống chỉ định: Cần chú ý, không sử dụng Corticosteroid khi bạn bị dị ứng với thành phần bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Thận trọng khi dùng cho đối tượng nhỏ tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người già. Ngoài ra, nên tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc trị chàm môi Corticosteroid nếu có tiền sử bệnh lý, đang dùng thuốc kê toa hoặc thực phẩm chức năng,…

Giá bán tham khảo: 100.000 – 200.000 đồng/sản phẩm.

Tham khảo: Tổng hợp các loại thuốc chữa bệnh chàm khô được chuyên gia khuyên dùng

Thuốc uống Clorpheniramin

Clorpheniramin là một trong những loại sản phẩm chữa chàm môi nổi tiếng, thuộc nhóm kháng histamin H1. Sản phẩm được sử dụng cho các trường hợp mắc chàm môi cũng như một số bệnh ngoài da khác.

Thuốc uống Clorpheniramin thuộc nhóm kháng Histamin H1

Clorpheniramin giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng do bệnh chàm gây ra. Bên cạnh đó còn góp phần khắc phục chứng viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng hay vết công trùng cắn.

Thành phần chính:

  • Clorpheniramin.
  • Các tá dược vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng và cách sử dụng Clorpheniramin còn tùy theo chỉ định của bác sĩ về từng trường hợp cụ thể.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi sử dụng 6mg thuốc/ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 12mg/ngày.
  • Trẻ vị thành niên và người trưởng thành dùng liều 24mg/ngày.
  • Ưu tiên sử dụng sản phẩm với nhiều nước sau bữa ăn chính.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Clorpheniramin, bạn có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt,… Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ thuyên giảm nhanh chóng, không kéo dài nên bạn yên tâm.

Chống chỉ định: Không sử dụng sản phẩm cho các trường hợp bị dị ứng với Clorpheniramin hay bất kỳ tá dược nào in trên bao bì. Ngoài ra, Clorpheniramin cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nếu bạn đang bị phì đại tuyến tiền liệt, tắt cổ bàng quang, có vấn đề dạ dày, tá tràng, bệnh hen. Đặc biệt thận trọng sản phẩm đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em,…

Giá bán tham khảo: 30.000 đồng/hộp 10 vỉ.

Thuốc trị chàm môi dạng tiêm Dupilumab

Ngoài các thuốc trị chàm môi dạng uống, thoa kể trên thì hiện nay còn có dạng tiêm trực tiếp khá nổi tiếng. Dupilumab hiểu đơn giản là Dapoxetine, đây là một biệt dược thuộc dòng kháng thể đơn dòng.

Dùng thuốc chữa bệnh chàm môi dạng tiêm Dupilumab
Dùng thuốc chữa bệnh chàm môi dạng tiêm Dupilumab

Tác dụng chính của sản phẩm giúp giảm triệu chứng bệnh chàm và những vấn đề ngoài da khác. Với dạng thuốc tiêm, thông thường sẽ chỉ dành cho trẻ em trên 12 tuổi.

Những bé nhỏ hơn sẽ được bác sĩ chuyên khoa áp dụng các thuốc tương ứng nhằm cải thiện tình trạng chàm môi gây khó chịu. Vì vậy, bạn nên thông báo với bác sĩ các sản phẩm đang dùng hoặc tiền sử bệnh lý trước đó để được hướng dẫn chính xác hơn.

Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiêm trực tiếp thuốc vào cơ thể người bệnh.

Tác dụng phụ: Người dùng sản phẩm trị chàm môi dạng tiêm Dupilumab có thể bị đau mắt, đau sưng vị trí tiêm thuốc, chảy nước mắt, đau dạ dày, buồn nôn,…

Chống chỉ định: Trẻ em, phụ nữ có thai, người già hoặc những trường hợp có cơ địa nhạy cảm.

Giá bán tham khảo: Khoảng 30 triệu đồng/mũi tiêm.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị chàm môi

Sử dụng thuốc trị chàm môi mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Thế nhưng, người bệnh vẫn có khả năng gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý một vài vấn đề sau đây để đạt được kết quả điều trị an toàn, hiệu quả:

Bạn nên dùng các sản phẩm theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ
Người bệnh cần dùng thuốc trị chàm môi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Tuân thủ đúng theo liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hoặc thay đổi liệu trình điều trị bệnh.
  • Mua thuốc trị chàm môi ở đơn vị uy tín, chất lượng và có đủ giấy tờ hành nghề hợp pháp.
  • Khi nhận thấy cơ thể có thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị, giảm thiểu tối đa rủi ro.
  • Vệ sinh vùng da môi sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc trị chàm môi dạng thoa. Đây cũng là cách để các tinh chất thẩm thấu qua lớp biểu bì tốt hơn.
  • Tăng cường bảo vệ da mặt khi đi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc khói bụi, ánh nắng mặt trời buổi trưa,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đủ chất. Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Tránh ăn những món ăn cay, nhiều dầu mỡ hay thức ăn có nguy cơ gây dị ứng,… Những thực phẩm này có thể tác động và làm vùng da bị chàm lan rộng ra những khu vực xung quanh.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép hoa quả giúp cơ thể có đủ vitamin cùng khoáng chất thiết yếu.
  • Hạn chế dùng son môi có chứa chì trong thời gian sử dụng thuốc chữa chàm.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, nhớ ngủ đủ giấc, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress,…

Với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu thêm về TOP 7 thuốc trị chàm môi tốt nhất hiện nay. Hy vọng bạn đã chọn được cho mình sản phẩm phù hợp để giúp việc điều trị bệnh chàm môi trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng đừng quên thăm khám sức khỏe thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn khỏe.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa