Bị viêm da cơ địa ở tay, chân phải điều trị thế nào?

Viêm da cơ địa ở tay chân là bệnh lý thường gặp ở những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị theo đơn kê giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Đồng thời, có các biện pháp chăm sóc và vệ sinh da hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Cùng Favina Hospital tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa ở tay chân là gì?

Viêm da cơ địa là một thể chàm mãn tính, bệnh khởi phát do yếu tố cơ địa nên thường có tính chất dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Thông thường, bệnh viêm da cơ địa sẽ khởi phát từ những năm tháng đầu đời (từ 3 tháng – 2 tuổi) và kéo dài dai dẳng cho đến độ tuổi trưởng thành. Bệnh rất ít khi khởi phát ở người trưởng thành.

Khi bị viêm da cơ địa, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên thô ráp, dày sừng và ngứa ngáy rất khó chịu. Các tổn thương do bệnh gây ra thường kéo dài dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. So với các thể bệnh chàm khác, cơ chế gây bệnh của viêm da cơ địa sẽ phức tạp hơn và biểu hiện của bệnh ra bên ngoài cũng đa dạng hơn.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm da cơ địa có thể khởi phát ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là tay và chân. Do đây là vùng da rất dễ tiếp xúc với các tác nhân gây hại, điều này đã tạo cơ hội cho bệnh khởi phát. Thông thường bệnh sẽ khởi phát theo từng đợt và biểu hiện ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau tùy thuốc vào giai đoạn của bệnh.

Đa số các trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay chân đều dễ kiểm soát nhưng lại nguy cơ tái phát lại cao hơn so với những vị trí khác. Nếu người bệnh không tiến hành xử lý đúng cách sẽ tạo cơ hội cho bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Viêm da cơ địa ở tay chân cần được phát hiện và điều trị đúng cách từ sớm
Viêm da cơ địa ở tay chân cần được phát hiện và điều trị đúng cách từ sớm

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Hầu hết, các trường hợp khởi phát viêm da cơ địa đều bị ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa. Bệnh hình thành khi chức năng hàng rào bảo vệ da bị rối loạn khiến da mất nước quá nhiều. Hiện nay y học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, thống kê y khoa cho thấy đá số các trường hợp bị bệnh đều có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền. Những người có người thân bị viêm da cơ địa thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bùng phát nếu gặp các điều kiện thuận lợi sau đây:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên như hóa chất, khói thuốc lá, bụi bẩn.
  • Thói quen dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên da, tổn thương da do tiếp xúc với nọc độc côn trùng hoặc mũ thực vật
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng, không khí trở nên lạnh khô thiếu ẩm
  • Căng thẳng thần kinh, bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, mắc các bệnh lý mãn tính gây suy giảm hệ miễn dịch
  • ….

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở tay, chân

Cũng như viêm da cơ địa ở mặt, cổ, vùng kín,..những vị trí khác, khi bệnh khởi phát ở tay chân cũng sẽ tiến triển qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn thì biểu hiện của bệnh ra bên ngoài cũng có sự khác nhau. Cụ thể là:

Ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm da cơ địa
Ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm da cơ địa

Trường hợp cấp tính

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ chưa gây tổn thương nặng nề đến làn da. Nếu người bệnh có các biện pháp xử lý đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

  • Tay chân bắt đầu nổi mẩn đỏ và không có ranh giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh.
  • Ngay tại vùng da bị tổn thương sẽ có xuất hiện mụn nước, chúng sẽ lớn dần theo thời gian. Nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc đúng cách, chúng sẽ vỡ ra và rỉ dịch.
  • Khi mụn nước vỡ người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy và đau rát kéo dài.

Trường hợp mãn tính

Nếu người bệnh không tiến hành xử lý đúng cách bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính với mức độ tổn thương cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, các triệu chứng của bệnh đã rất rõ rệt nên bạn rất dễ nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường.

  • Vùng da bị tổn thương trở nên dày sừng, thâm sạm và có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
  • Nếu người bệnh gãi nhiều sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng niken hóa trông rất mất thẩm mỹ.
  • Việc tăng sinh tế bào sừng trong thời gian dài sẽ khiến da bị nứt nẻ gây đau rát, tại những vết nứt lớn sẽ có hiện tượng rỉ máu
  • Cơn ngứa diễn ra âm ỉ vào ban ngày và trở nên dữ dội vào ban đêm.
  • Cơ thể dần trở nên suy nhược, mất tập trung và hay cáu gắt.

Viêm da cơ địa ở tay chân có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở chân không dược điều trị gây thâm nhiễm lan rộng
Viêm da cơ địa ở chân không dược điều trị gây thâm nhiễm lan rộng

Đa số các trường hợp bị viêm da cơ địa đều không gây nguy hiểm đến đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vào ban đêm, cơn ngứa ngáy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khiến người bệnh không ngủ được, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể và tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh.

Ở những trường hợp không tiến hành chăm sóc vùng da bị tổn thương đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm da cơ địa bội nhiễm. Lúc này, vùng da bị bệnh sẽ mưng mủ gây đau nhức dữ dội. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ phát sinh biến chứng lỡ loét da, viêm mô tế bào, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.

Cách điều trị viêm da cơ địa ở tay chân

Hiện nay, y khoa vẫn chưa tìm ra được phương pháp  ở tay chân. Các biện pháp chữa trị hiện nay đều tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Uống thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là phương pháp điều trị viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến hiện nay do sự tiện lợi và hiệu quả mang lại nhanh chóng. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp. Thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng histamin H1 bôi ngoài da kết hợp uống giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc ức chế calcineurin giúp phục hồi tổn thương tại tế bào da bị bệnh và ngăn ngừa bệnh phát triển lan rộng.
Trị bệnh bằng thuốc bôi tại chỗ theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Trị bệnh bằng thuốc bôi tại chỗ theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc chứa corticoid bôi tại chỗ có tác dụng giảm nhẹ viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chứa kẽm oxide 10% tác dụng sát khuẩn nhẹ, bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh được kê đơn điều trị cho những trường hợp viêm da cơ địa có dấu hiệu bội nhiễm.
  • Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic dạng kem bôi được kê đơn điều trị viêm da cơ địa mãn tính.

Uống thuốc Tây y mang lai hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng nhưng dễ phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, khi dùng thuốc để trị bệnh bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc điều trị.

Dùng thảo dược tự nhiên

Ở những trường hợp viêm da cơ địa ở tay chân chỉ mới tiến triển, thay vì dùng thuốc Tây y người bệnh cũng có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh. Các mẹo trị bệnh này đã được cha ông ta áp dụng tự lâu đời, mang lại hiệu quả nên lưu truyền cho đến ngày nay. Thường được ứng dụng là:

  • Bôi gel nha đam lên vùng da bị bệnh
  • Massage da bằng tinh dầu tự nhiên (dầu dừa, dầu oliu,…)
  • Vệ sinh da bằng nước đun dược liệu (lá trầu không, lá bạch đàn, lá lốt,..)

Lưu ý khi bị viêm da cơ địa ở tay chân

Viêm da cơ địa ở tay chân rất dễ tái phát và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Vì thế, người bệnh cần thực hiện chăm sóc và vệ sinh da đúng cách giúp phục hồi tổn thương do bệnh gây ra. Cụ thể là:

Đeo găng tay mỗi khi tiếp xúc với chất tẩy rửa để phòng ngừa bệnh tái phát
Đeo găng tay mỗi khi tiếp xúc với chất tẩy rửa để phòng ngừa bệnh tái phát
  • Chú ý vệ sinh da thật nhẹ nhàng, không được cào gãi hoặc chà xát khiến da bị tổn thương, hình thành vết thương hở và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm giúp làm mềm lớp da bị khô ráp bong tróc. Kem dưỡng ẩm còn giúp cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da.
  • Nên sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để tránh gây kích ứng đến làn da. Nên tắm bằng nước ấm để bong sừng, tuyệt đối không tắm nước nóng khiến da trở nên thô ráp hơn.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như hóa chất, mạt bụi, nguồn nước ô nhiễm,… Nếu tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất bạn nên có các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay, mặc đồ phòng hộ,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho da, thanh lọc cơ thể và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Có các biện pháp giữ ấm cho cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh như mặc áo ấm, đeo găng tay,…
  • Không nên ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng đến làn da như hải sản, thịt gia cầm, trứng, sữa,… Tăng cường bổ sung rau và hoa quả tươi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt tích cực như ngủ nghĩ đúng giờ giấc, tránh để đầu óc bị căng thẳng, không làm việc quá sức, tăng cường tập luyện thể dục thể thao,…
Tập luyện thể dục thể thao giúp giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức đề kháng
Tập luyện thể dục thể thao giúp giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức đề kháng

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở tay chân mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Ngay khi phát hiện bản thân có các triệu chứng của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tránh để lâu gây tổn thương lan rộng trên da và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *