Nội dung chính

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi bệnh lý ngoài da này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh, có lây không, lây qua đường nào và cần làm gì để phòng tránh tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa có lây không, lây qua đường nào?

Theo đó tổ đỉa là nhóm bệnh lý về da đặc biệt của chàm eczema. bệnh có thể xuất hiện nhiều đối tượng cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện các mụn nước có chữa dịch, mủ li ti hoặc thành cụm trên da, cứng, sần sùi. Các mụn nước này không tự vỡ, sau khi khô lại sẽ bong tróc và để lại lớp da màu hồng bên dưới. Tổ đỉa gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây không? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các bệnh ngoài da đều dễ dàng lây nhiễm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, như tổ đỉa là bệnh không lây lan từ người sang người. Bệnh không lây khi tiếp xúc thông thường, không truyền nhiễm khi các mụn nước vỡ da và tiếp xúc trực tiếp vớ da người khác.

Bệnh tổ đỉa có lây không - Đây là bệnh không lây từ người sang người
Bệnh tổ đỉa có lây không – Đây là bệnh không lây từ người sang người

Bệnh tổ đỉa không lan từ người này sang người khác nhưng sẽ lan rộng trên cơ thể khi người bệnh thường xuyên gãi, các mụn nước vỡ ra, dịch nước lan và mụn tăng lên về số lượng.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh có đến gần 50% các trường hợp bị tổ đỉa là do di truyền. Con sinh ra có bố, mẹ hoặc cả 2 người bị tổ đỉa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do vậy nhiều trường hợp trong 1 gia đình sẽ có vài người bị tổ đỉa và khiến mọi người nhầm tưởng đây là một bệnh lý lây nhiễm. Từ đó xa lánh khiến người bệnh mặc cảm, tự ti hơn.

Có thể hoàn toàn khẳng định rằng tổ đỉa không lây lan, bệnh cũng không nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách.

Tham khảo thêm: Bệnh Tổ Đỉa Có Tự Khỏi Không? Có Điều Trị Được Không?

Cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp đang được ứng dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa như: Sử dụng mẹo dân gian, thuốc bôi tổ đỉa Tây y, Đông y… Tuy nhiên, mỗi giải pháp lại mang những ưu nhược điểm riêng:

  • Mẹo dân gian điều trị tổ đỉa là phương pháp đầu tiên người bệnh nghĩ đến bởi tính an toàn, tiện dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại nhiều hiệu quả bởi chỉ tác động được vào phần ngọn, không xử lý được phần gốc vấn đề.
  • Các loại thuốc bôi tổ đỉa bằng Tây y thì thường lại chứa corticoid. Đây là thành phần có tác dụng làm dịu ngay các triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh có được sự thoải mái tức thời. Tuy vậy, nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nguy cơ nhiễm độc da nếu sử dụng không đúng theo chỉ định.
  • Thuốc Đông y có đặc điểm là an toàn, lành tính, điều trị từ gốc nhưng lại khiến nhiều người e ngại sử dụng bởi tác động chậm, cần đun sắc lích kích tốn kém nhiều công sức, thời gian.

Đọc thêm: TOP 10 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian Cực Hữu Ích Cho Bạn

Phòng tránh bệnh tổ đỉa như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa có một phần là yếu tố di truyền là không thể phòng tránh, còn với yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa và phòng tránh được.

Theo đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Bổ sung nhiều rau xanh để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh
Bổ sung nhiều rau xanh để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Người bị tổ đỉa nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin. Cùng với đó cần hạn chế các thực phẩm gây kích thích, dị ứng, đồ cay nóng, chiên rán,…
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ: Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ là yếu tố đầu tiên loại bỏ vi khuẩn, nấm gây bệnh tổ đỉa có thể cư ngụ và gây bệnh trên cơ thể.
  • Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng: Để ngăn ngừa bệnh tổ đỉa người bệnh cũng nên chủ động tránh xa các dị nguyên tác nhân khiến cơ thể bị dị ứng như: phấn hoa, lông thú nuôi, bụi bẩn,…
  • Thay đổi môi trường sống nếu cần: Nếu sống trong môi trường ô nhiễm về đất, nước, không khí, bạn có thể thay đổi môi trường sống để ngăn ngừa tổ đỉa cũng như các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.
Cần hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa
Cần hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa
  • Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa: Nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong xà phòng, nước tẩy rửa, bột giặt,… nếu bị tổ đỉa.
  • Sử dụng bảo hộ lao động khi làm trong môi trường độc hại: Khi phải thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại bạn nên sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động để ngăn ngừa bệnh lây lan, tái phát.

Với những thông tin trên mong rằng đã giúp người đọc giải đáp được vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không cũng như cách phòng tránh, ngăn ngừa bệnh. Tổ đỉa là bệnh không lây nhiễm và có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng phương pháp, do đó người bệnh không cần quá lo lắng.

BẠN ĐỌC THAM KHẢO

Câu hỏi liên quan

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Có chữa được không? Những thắc mắc thường gặp...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe