Ngoài tác dụng kích thích vị giác và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thì rau răm còn được tận dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp. Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy. Đồng thời ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm xảy ra ở vùng da bệnh.
Tìm hiểu tác dụng chữa tổ đỉa của rau răm
Rau răm là một loại rau gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến. Thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm với nhiều tác dụng như sát trùng, tán hàn, tiêu thực… Ngoài dùng chữa lạnh bụng, tiêu chảy, sốt, đầy hơi và chống buồn nôn thì còn đáp ứng tốt với các bệnh da liễu thường gặp. Điển hình như hắc lào, rôm sảy, bệnh á sừng, ghẻ lở hay bệnh chàm tổ đỉa.
Trong đó mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm là giải pháp đơn giản, hiện đang được áp dụng khá phổ biến. Tổ đỉa là một bệnh viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước sâu gây ngứa ngáy.
Bệnh tổ đỉa thường tiến triển dai dẳng và có xu hướng tái phát cao sau điều trị. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lại gây khó chịu, tác động xấu tới tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Rau răm chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt như Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol… Ngoài giúp sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm thì còn có tác dụng giảm ngứa, thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da.
Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm có nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và chi phí thấp. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có thể hỗ trợ với các trường hợp bệnh nhẹ và tổn thương da chưa có dấu hiệu bội nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Mách Bạn TOP 10 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Cực Hay, Dễ Áp Dụng
7 Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm đơn giản, chi phí thấp
Răm răm có đặc tính sát trùng và tiêu viêm tốt. Nhờ đó sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy trên da, tạo điều kiện cho tổn thương chóng lành. Ngoài cách dùng rau răm đơn thuần thì có thể linh động kết hợp với các nguyên liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Dưới đây là 5 mẹo dùng nha đam chữa tổ đỉa được áp dụng phổ biến:
1. Đắp trực tiếp rau răm lên vùng da bị tổ đỉa
Những mẹo sử dụng rau răm đơn thuần thường được áp dụng rất phổ biến. Bởi người bệnh không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện cũng rất đơn giản.
Đắp trực tiếp rau răm lên tổn thương da sẽ giúp tinh chất từ thảo dược phát huy tác dụng trực tiếp. Ngoài làm dịu da, giảm ngứa thì còn ngăn ngừa tổn thương ảnh hưởng trên phạm vi rộng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
- Rửa lại cho sạch rồi để ráo nước và cho vào cối giã nát
- Vệ sinh vùng da bệnh, lau khô rồi đắp rau răm lên
- Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi rửa lại cho sạch
2. Thoa dịch ép từ rau răm chữa bệnh tổ đỉa
Ngoài việc đắp rau răm trực tiếp thì bạn cũng có thể lấy dịch ép từ rau răm để thoa lên tổn thương da. Với cách này, người bệnh không cần phải mất thời gian để cố định thảo dược trên tổn thương. Ở mẹo này các tinh chất từ rau răm vẫn có thể tác dụng tốt lên vùng da bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm tươi đem rửa sạch với nước muối loãng
- Để ráo, cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh rồi thoa nước cốt rau răm lên da
- Giữ nguyên 20 phút rồi mới rửa lại bằng nước sạch
Xem thêm: Mách Bạn Cách Dùng Tỏi Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian
3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và muối hạt
Ngoài cách dùng rau răm đơn thuần thì người bệnh có thể linh động kết hợp thảo dược với một số nguyên liệu phù hợp khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong đó kết hợp rau răm với muối hạt để trị tổ đỉa là giải pháp hữu hiệu.
Muối biển có đặc tính sát trùng và hỗ trợ ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus và nấm men gây hại. Ngoài ra còn làm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và ngăn ngừa tổn thương ảnh hưởng rộng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm tươi đem ngâm với nước muối loãng 5 phút
- Sau đó rửa lại cho thật sạch và để ráo
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, thêm rau răm vào đun thêm vài ba phút
- Đổ nước ra chậu và thêm vào 1 ít nước lạnh cho ấm
- Thêm 1 thìa muối biển vào khuấy đều cho tan hết
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bệnh cho đến khi nước nguội hẳn
4. Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và cây sài đất
Cây sài đất còn được gọi là húng trám – loài thực vật mọc hoang dại ở rất nhiều nơi. Theo nghi nhận của các tài liệu y học cổ truyền, cây sài đất có vị hơi chua, ngọt nhẹ và tính ấm. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và làm giảm ngứa.
Có thể kết hợp rau răm với cây sài đất để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa. Sài đất sẽ giúp làm giảm bớt vị cay nồng của rau răm. Đồng thời phát huy tốt công dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy và tiêu viêm. Từ đó thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít rau răm và 1 nắm sài đất
- Ngâm các thảo dược trong nước muối loãng 5 phút
- Rửa lại vài ba lần cho sạch rồi để ráo và cho vào nồi
- Thêm 1.5 lít nước vào đun sôi trong 5 phút
- Đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh vào để có độ ấm phù hợp
- Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bệnh 2 lần/ tuần
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Cực Hay Và Hiệu Quả
5. Kết hợp rau răm với lá trầu không trị bệnh tổ đỉa
Lá trầu không cũng là thảo dược lành tính có thể kết hợp với rau răm để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Lá trầu có vị cay nồng và tính ấm. Thảo dược chứa nhiều các thành phần hoạt chất tốt cho da như carvacrol, chavicol, alkaloid…
Thực tế cho thấy, mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm và lá trầu không có thể đáp ứng tốt với triệu chứng bệnh tổ đỉa. Mẹo này giúp sát trùng, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm kích hoạt trên tổn thương da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá rau răm tươi và 7 – 10 lá trầu không
- Các thảo dược cần rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo và vò nhẹ
- Đun sôi 2 lít nước rồi thả thảo dược vào đun thêm 5 phút
- Đổ nước ra chậu, pha với 1 ít nước lạnh cho ấm
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa khoảng 10 – 15 phút
Đọc ngay: 10+ Loại Thuốc Chữa Trị Tổ Đỉa Hiệu Quả Tốt Nhất
6. Kết hợp rau răm với lô hội chữa bệnh tổ đỉa
Lô hội là nguyên liệu được dùng phổ biến cho việc làm đẹp và chăm sóc da. Đặc biệt với các trường hợp bị tổ đỉa, có thể kết hợp lô hội với rau răm để nâng cao hiệu quả điều trị.
Ngoài tác dụng cấp ẩm cho da, làm dịu da và giảm ngứa ngáy thì lô hội còn có tác dụng chống viêm rất tốt. Nhiều tinh chất trong lô hội còn được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có thể thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương ở da và mô mềm. Đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
- Cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt
- Thêm 1 thìa cà phê gel lô hội vào trộn đều lên
- Làm sạch, lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa hỗn hợp lên da
- Để nguyên trong 10 – 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Cực Đơn Giản Bạn Nên Thử
7. Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và chanh
Chanh tươi có chứa lượng lớn vitamin C và nhiều khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, các thành phần như acid citric, acid L-ascorbic và các chất chống oxy hóa trong chanh đều rất tốt cho sức khỏe làn da.
Kết hợp chanh tươi với rau răm để chữa tổ đỉa sẽ nâng cao công dụng làm sạch da, giúp da thông thoáng. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa gây.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm và 1/2 quả chanh
- Rau răm rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo và cho vào cối giã nát
- Chắt lấy nước cốt rau răm rồi vắt thêm nước cốt chanh vào khuấy đều
- Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh rồi thoa hỗn dịch vừa chuẩn bị lên
- Để nguyên khoảng 30 phút rồi rửa lại cho sạch
- Trường hợp dùng mẹo này để trị sẹo do tổ đỉa gây ra thì có thể để qua đêm
Chữa tổ đỉa bằng rau răm có hiệu quả không?
Như đã đề cập, tổ đỉa là bệnh da liễu có tiến triển mãn tính. Hơn nữa bệnh có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Đa phần các mẹo tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ trong các trường hợp bệnh còn nhẹ và chưa có biến chứng.
Trên thực tế, dùng rau răm chữa tổ đỉa có thể giúp làm giảm một số triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể. Tuy nhiên, mẹo chữa này có tác dụng chậm và chỉ mang lại hiệu quả với một số trường hợp nhất định.
Vì vậy, tốt nhất người bệnh không nên quá phụ thuộc vào mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm nói riêng và các nguyên liệu tự nhiên nói chung. Thay vào đó nên kết hợp với dùng thuốc và chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn bác sĩ để kiểm soát tốt tổn thương. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển theo hướng tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm: Tổ Đỉa Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Lưu ý khi dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc và có độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế rủi ro khi chữa tổ đỉa bằng rau răm cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tốt nhất nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện bất cứ mẹo chữa nào từ rau răm để giảm nguy cơ mẫn cảm và dị ứng.
- Tuyệt đối không áp dụng mẹo dùng rau răm chữa tổ đỉa khi mụn nước đã bị vỡ ra, tổn thương da viêm đỏ và rướm máu hay có dấu hiệu bội nhiễm.
- Trước khi sử dụng cần rửa sạch rau răm và các thảo dược dùng kèm với nước muối loãng. Việc dùng nguyên liệu đảm bảo vệ sinh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế phát sinh rủi ro.
- Hạn chế các thói quen tác động xấu tới triệu chứng bệnh và tổn thương da. Điển hình như cào gãi hay ma sát. Đồng thời tránh để vùng da bệnh tiếp xúc với các yếu tô kích thích như xà phòng, hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc…
- Chăm sóc da đúng cách, giữ cho vùng bệnh luôn sạch sẽ khô thoáng. Đồng thời bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn uống và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh.
- Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm chỉ có tác dụng hỗ trợ. Nên thăm khám để được bác sĩ chỉ dẫn kết hợp dùng thuốc và điều trị chuyên sâu để nhanh chóng kiểm soát bệnh.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm là mẹo đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và cần áp dụng đúng cách để tránh rủi ro phát sinh. Tốt nhất nên nhận tham vấn y khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
- Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả