Chữa tổ đỉa bằng lá lốt có cách thực hiện khá đơn giản và mang lại hiệu quả trị bệnh khá tốt. Đồng thời, đây cũng là dược liệu dễ kiếm trong tự nhiên hoặc có thể mua với giá thành khá rẻ, khi dùng để trị bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá lốt trong chữa bệnh tổ đỉa và hướng dẫn thực hiện giúp nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực.
Công dụng của lá lốt trong chữa bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng bệnh chàm thường gặp với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện mụn nước gây ngứa ngáy. Đây là bệnh lý không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác và có thể tự tiêu biến chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, khi bệnh tổ đỉa khởi phát lại khiến người bệnh phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy và đau rát da rất khó chịu. Thói quen cào gãi để giảm ngứa sẽ kích thích tổn thương lan rộng và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. Việc sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng sẽ phát sinh ra nhiều tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để trị bệnh ví dụ như lá lốt, lá trầu không,…
Lá lốt là cây thuốc Nam được ứng dụng rộng rãi trong đời sống giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là dược liệu có tính ấm với công dụng chính là sát trùng, kháng viêm, giảm đau, tán hàn,… Thông thường, người ta sẽ dùng cây lá lốt để điều trị bệnh đầy bụng khó tiêu do ăn uống và các loại bệnh da liễu thường gặp. Sử dụng lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa tại nhà cũng là một trong những cách được áp dụng khá phổ biến. Cách này có tác dụng làm dịu phản ứng viêm trên da, từ đó tình trạng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm đáng kể. Đồng thời, thành phần tinh dầu trong lá lốt còn có khả năng sát khuẩn khá tốt, khi tiếp xúc với làn da bị bệnh sẽ mang lại hiệu quả sát khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong lá lốt còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng da, hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, mẹo trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp mụn nước đã tiêu biến và da bắt đầu trở nên dày sưng. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà nếu vùng da bị tổn thương bị tụ mủ, xuất hiện vết lở loét và có dấu hiệu bị bội nhiễm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh.
Tìm hiểu thêm: Mách Bạn TOP 10 Cách Trị Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả
Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản hiệu quả
Nếu tổn thương trên da dang ở giai đoạn phục hồi và không có dấu hiệu bội nhiễm thì bạn có thể sử dụng lá lốt để cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra. Thành phần dược tính trong lá lốt sẽ giúp cải thiện tổn thương trên da và giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. Dưới đây là các cách trị tổ đỉa bằng lá lốt và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Đắp lá lốt tươi chữa tổ đỉa
Cách trị bệnh bằng lá lốt đơn giản nhất là giã nát và đắp trực tiếp lên da. Thành phần dược tính trong dược liệu sẽ thẩm thấu trực tiếp qua da và nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh. Ở cách trị bệnh này bạn cần chú ý đến khâu vệ sinh dược liệu để tránh bị nhiễm khuẩn và dẫn đến bội nhiễm.
– Cách thực hiện:
- Cũng tương tự bài thuốc trên bạn cần chuẩn bị lá lốt tươi và ít muối hạt. Sơ chế dược liệu sạch sẽ như các ở trên rồi đem đi giã nát cùng với muối hạt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh rồi đắp hỗn hợp lên trực tiếp bề mặt da. Để cố định trong vòng 60 phút rồi tháo ra để cho ráo nước.
- Sau đó rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm rồi dùng khăn bông lau khô. Thực hiện cách trị bệnh này từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.
ĐỪNG BỎ LỠ: Chia Sẻ TOP 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Cực Hay Bạn Nên Thử
Ngâm rửa vùng da bị bệnh bằng nước lá lốt
Ngâm rửa vùng da bị bệnh bằng nước đun lá lốt sẽ tác động nhanh chóng vào vùng da bị tổn thương và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Khi thực hiện bạn cần chú ý đến nhiệt độ của nước, nước quá nóng hay quá lạnh đều làm giảm hiệu quả mang lại.
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch 50 gram lá lốt tươi rồi đem đi đun sôi cùng với 1 lít nước lọc. Đun dược liệu trong vòng 15 phút để thành phần dược tính tan vào nước rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh. Còn phần bã dược liệu thì dùng để chà xát nhẹ nhàng lên da.
- Sau 15 phút thì rửa sạch da lại với nước mát rồi lau khô nước. Thực hiện cách trị bệnh này từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi tổn thương trên da thuyên giảm.
Dùng kết hợp lá lốt với rượu trắng
Dùng kết hợp lá lốt tươi với rượu trắng để trị bệnh tổ đỉa cũng là một trong những cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Nồng độ cồn trong rượu sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của dược liệu và tăng hiệu quả trị bệnh. Dùng kết hợp lá lốt với rượu trắng trị bệnh tại nhà có cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Ở bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 200 gram lá lốt và 1 chén rượu trắng.
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đi ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo.
- Giã nát số dược liệu đã chuẩn bị, cho rượu trắng vào khuấy đều rồi dùng để bôi lên vùng da bị tổ đỉa.
- Sau khoảng 10 phút thì rửa sạch da lại với nước ấm rồi dùng khăn bông lau khô.
Đọc thêm: Chia Sẻ Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Đơn Giản, Tiết Kiệm Chi Phí
Uống nước cốt lá lốt tươi chữa tổ đỉa
Ở những trường hợp tổ đỉa tái phát nhiều lần thì tốt nhất bạn nên dùng kết hợp với bài thuốc uống. Uống nước lá cốt sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong, mang lại hiệu quả trị bệnh lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống nước cốt lá lốt với liều lượng vừa đủ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Cách thực hiện:
- Người bệnh cần chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi và 1 thìa muối hạt nguyên chất.
- Lá lốt đem rửa sạch bụi bẩn bám xung quanh, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Xay nhuyễn lá lốt cùng với một ít muối hạt bằng máy xay sinh tố, sau đó vắt lấy phần nước cốt và bỏ bã.
- Hòa nước cốt lá lốt thu được cùng với 300ml nước đã đun sôi rồi dùng để uống ngay khi còn ấm.
Sử dụng món ăn từ lá lốt
Ngoài các cách trị bệnh bằng lá lốt ở trên, người bệnh cũng có thể hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung dược liệu vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Thành phần dưỡng chất trong lá lốt rất đa dạng, nếu thường xuyên sử dụng sẽ có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung và sức đề kháng da nói riêng.
Một số món ăn thơm ngon và bổ sung từ lá lốt mà người bệnh có thể chế biến là canh lá lốt nấu thịt heo nạc, bò cuộn lá lốt, trứng chiên lá lốt,…
Xem thêm: Mách Bạn Cách Dùng Tỏi Chữa Bệnh Tổ Đỉa Cực Hay Theo Dân Gian
Lưu ý khi thực hiện chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt tại nhà
Dùng lá lốt chữa tổ đỉa chỉ là mẹo được lưu truyền trong dân gian thông qua hình thức truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại. Vì thế trong quá trình áp dụng bạn cần phải hết sức cẩn trọng để tránh gây phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những điều mà người bệnh cần phải lưu ý khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa tại nhà:
- Mẹo trị bệnh từ lá lốt mang lại hiệu quả khá chậm, khi áp dụng bạn cần phải kiên trì và thực hiện đều đặn trong thời gian dài. Đồng thời, chỉ nên dùng lá lốt trị bệnh đối với những trường hợp bệnh nhẹ và không có dấu hiệu bị bội nhiễm.
- Dùng lá lốt trị bệnh đúng cách và đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở những bài thuốc ăn hoặc uống, bạn tuyệt đối không dùng quá 100gram lá lốt/ngày.
- Khi chọn lá lốt để trị bệnh, bạn nên chọn những lá bánh tẻ (không quá non cũng không quá già), không bị sâu bệnh và không chứa hóa chất. Để đảm bảo an toàn bạn nên dùng lá lốt có sẵn trong vườn nhà để trị bệnh.
- Các cách trị bệnh từ lá lốt chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra như ngứa ngáy, da dày sừng, viêm sưng,… Chúng không thể tác động vào nguyên căn gây bệnh để cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh.
- Chú ý vệ sinh dược liệu thật sạch sẽ trước khi điều chế thành thuốc trị bệnh. Trước khi sử dụng các bài thuốc đắp ngoài bạn cần phải vệ sinh da thật sạch sẽ.
- Hạn chế việc cào gãi lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa. Tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với tác nhân dễ gây kích ứng như chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm,…
- Nếu đang bị nóng trong với các triệu chứng như táo bón, nhiệt miệng,… hoặc gặp các vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc uống và món ăn từ lá lốt để trị bệnh.
- Không sử dụng lá lốt để trị bệnh nếu bạn bị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính có trong lá lốt. Tốt hơn hết, bạn nên thử dược liệu trên vùng da nhỏ trước khi dùng để trị bệnh.
- Sau khi thực hiện trị bệnh bằng các bài thuốc từ lá lốt, nếu thấy da có xuất hiện triệu chứng bất thường thì bạn nên ngừng lại và tìm đến phương pháp trị bệnh khác phù hợp hơn.
- Để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên phối hợp điều trị bằng phương pháp chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
Trên đây là hướng dẫn chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Sau thời gian dài áp dụng nếu tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt thì bạn nên tiến hành điều trị chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
- Review TOP 7 Thuốc Trị Tổ Đỉa Của Nhật Hiệu Quả, Giảm Ngứa Tức Thì