Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian có độ an toàn cao, ít phát sinh tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà. Do tỏi có chứa lượng nhỏ độc tố, khi điều trị bạn cần phải thực hiện đúng cách và đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của tỏi và cách dùng để chữa bệnh tổ đỉa.
Có nên dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa không?
Tổ đỉa là một loại viêm da thường gặp với triệu chứng đặc trưng là nổi mụn nước dưới da gây ngứa ngáy dữ dội. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể tự hồi phục chỉ vài tháng sau đó. Nhưng nếu bạn không có biện pháp chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra một số biến chứng không mong muốn. Sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để trị bệnh là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng áp dụng tại nhà.
Tỏi là một loại gia vị rất quen thuộc, thường được sử dụng để nấu nướng giúp tạo hương thơm cho món ăn. Ngoài ra, tỏi còn được xem là dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa rất tốt. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, tỏi là dược liệu có tính ôn và hơi độc, khi đi vào cơ thể sẽ có công dụng thành nhiệt giải độc, sát khuẩn, kháng viêm. Vì thế mà tỏi được sử dụng khá biến trong các mẹo trị bệnh dân gian, đặc biệt là các vấn đề về da liễu thường gặp như tổ đỉa, chàm,…
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất có khả năng kháng sinh mạnh như acillin, phytonutrients,… Khi sử dụng để trị bệnh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da và ngăn ngừa bệnh phát triển lan rộng đến những vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, dịch tiết từ tỏi tươi còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm men,… và giúp phòng ngừa bội nhiễm.
Dùng tỏi trị tổ đỉa được đánh giá là phương pháp có độ an toàn cao và ít tốn kém chi phí, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên căn gây ra bệnh. Đồng thời hiệu quả trị bệnh mang lại cũng khá chậm, bạn cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt.
Xem thêm: Mách Bạn TOP 10 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Cực Hay Và Hiệu Quả
Cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi như thoa nước ép tỏi, ăn tỏi tươi, ngâm chân nước tỏi,…. Bạn hãy dựa vào tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các cách trị tổ đỉa mà chúng tôi tổng hợp được và hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
1. Đắp tỏi tươi cải thiện triệu chứng của bệnh
Đắp tỏi tươi lên da là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối với những người có làn da chắc khỏe, dày và không quá nhạy cảm. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
- Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi bóc lấy phần vỏ bên ngoài rồi đem đi giã nhuyễn.
- Vệ sinh da sạch sẽ, dùng khăn bông lau khô nước rồi đắp trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng da bị bệnh.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng rồi dùng gạc y tế băng lại. Để yên như vậy khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
2. Bài thuốc bôi chữa tổ đỉa từ tỏi tươi
Công dụng của bài thuốc này cũng tương tự như bài thuốc đắp. Để đỡ mất thời gian, bạn có thể ép số lượng lớn nước cốt tỏi rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần. Nước cốt tỏi bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng từ 2 – 3 ngày, rất tiện lợi cho những người không có quá nhiều thời gian rảnh.
– Cách thực hiện:
- Tỏi tươi đem lột bỏ hết phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước vớt ra để cho ráo nước.
- Sau đó cho tỏi vào máy ép lấy nước bỏ bã, phần nước thu được cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ thoa trực tiếp lên da. Trước khi áp dụng nên chú ý vệ sinh da sạch sẽ.
- Thực hiện cách trị bệnh này từ 3 – 4 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Mẹo Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt An Toàn, Hiệu Quả
3. Ngâm rượu tỏi chữa tổ đỉa tại nhà
Đây là phương pháp trị bệnh cũng mang lại hiệu quả khá tốt. Nồng độ cồn trong rượu kết hợp với kháng sinh trong tỏi sẽ đẩy nhanh tốc độ trị bệnh. Nhược điểm của phương pháp trị bệnh này là phải ngâm rượu tỏi trong 10 ngày mới có thể sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 củ tỏi tươi, đem lột bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo. Dùng dao bổ đôi từng tép tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh sạch.
- Đổ 100ml rượu trắng vào bình thủy tinh chứa tỏi, đậy kín nắp ủ trong 10 ngày là có thể sử dụng.
- Mỗi khi dùng, bạn chỉ cần lấy bông gòn chấm vào rượu tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày, sau khoảng 2 tuần thực hiện bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
4. Dùng kết hợp tỏi với muối để chữa bệnh
Muối là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tốt, thành phần khoáng chất dồi dào trong muối còn có tác dụng rất tích cực đối với làn da. Nếu bệnh tổ địa bùng phát gây ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể nấu nước tỏi muối dùng để vệ sinh da. Cách thực hiện khá đơn giản bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Lấy 5 – 7 tép tỏi tươi, nhặt bỏ vỏ rồi dùng vật nặng đập dập.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho tỏi và 2 thìa muối vào, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh cho đến khi nước nguội hẳn là được.
Đọc thêm: Chia Sẻ Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Cực Hay Bạn Nên Thử
5. Chữa tổ đỉa bằng mật ong và tỏi
Mật ong là dược liệu quý trong đông y, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da rất tốt. Đây là nguyên liệu có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, khi dùng kết hợp với tỏi tươi trị bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
– Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 200 gram tỏi tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cho tỏi đã bóc vỏ vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào cho ngập hết rồi đậy kín nắp lại.
- Đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp, ngâm liên tục trong khoảng 2 tuần là có thể dùng để trị bệnh.
- Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy hỗn hợp trên thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Để yên chừng 15 phút rồi mới rửa sạch lại với nước ấm, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
6. Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày
Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh bằng các tác động bên ngoài, bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào trong thực đơn ăn uống giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng từ bên trong cơ thể. Đồng thời, ăn tỏi tươi còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm họng và cảm cúm,…
Để hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất trong tỏi thì tốt nhất thì bạn nên ăn tỏi sống. Tuy nhiên, tỏi sống lại có mùi hăng nồng nên nhiều người không thể ăn được. Ở những trường hợp này bạn có thể bổ sung món ăn được chế biến từ tỏi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Ví dụ như rau muống xào tỏi, bánh mì nướng bơ tỏi, tôm rim tỏi,…
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Mẹo Trị Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Cực Hay Và Hiệu Quả
Lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa
Dùng tỏi trị tổ đỉa chỉ là mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng. Để quá trình điều trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa phát sinh tác dụng phụ không mong muốn thì khi thực hiện bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Hiệu quả trị bệnh bằng tỏi tươi khá chậm, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Đồng thời, hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, thể trạng, cách áp dụng, mức độ bệnh,…
- Không dùng tỏi trị bệnh đối với những trường hợp tổn thương da có xuất hiện vết loét, mụn nước hoặc có dấu hiệu bội nhiễm. Những người có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng với tỏi thì không nên dùng tỏi để trị bệnh.
- Trước khi thực hiện trị bệnh, bạn cần phải vệ sinh da sạch sẽ bằng sản phẩm làm sạch chuyên dụng. Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên vùng da bị tổn thương. Thói quen này có thể khiến bệnh tiến triển nặng và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Tránh sử dụng chất kích thích, uống nhiều nước, giảm căng thẳng đầu óc và dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
- Chỉ nên áp dụng mẹo trị bệnh bằng tỏi tươi đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu tổ đỉa đã tiến triển sang giai đoạn nặng thì tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Sau khi dùng tỏi tươi để trị bệnh, nếu thấy da có xuất hiện triệu chứng bất thường thì bạn nên ngừng áp dụng, rửa sạch da và tham khảo ý kiến chuyên gia về cách xử lý.
Trên đây là các cách trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi tươi mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Các cách trị bệnh trên có độ an toàn cao nhưng chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh tạm thời, vì thế bạn không được dùng thay thế cho phương pháp điều trị chuyên khoa. Sau thời gian dài áp dụng nếu tình trạng bệnh vẫn không chuyển biến tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp chữa trị khác tích cực hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Tổ Đỉa Có Tự Khỏi Không? Có Điều Trị Được Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh Và Cách Điều Trị