Tình Trạng Tổ Đỉa Chàm Dạng Trứng Sam Và Cách Xử Lý
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là bệnh lý ngoài da thường ảnh hưởng đến khu vực lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón. Sự phát triển của bệnh chủ yếu có liên quan đến cơ địa dị ứng, gây hình thành nhiều mụn nước nằm sâu trong da, đóng vảy và bong tróc kèm theo các cơn ngứa ngáy khó chịu. Cần nhận biết các triệu chứng tổ đỉa chàm dạng trứng sam và điều trị đúng cách để hạn chế để lại di chứng xấu trên da.
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là gì?
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là một trong những dạng ít gặp của bệnh tổ đỉa nên không được biết đến rộng rãi. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở kẽ ngón và lòng bàn tay, bàn chân với điểm đặc trưng là sự xuất hiện của nhiều mụn nước nhỏ li ti kèm theo cảm giác ngứa ngáy, tróc vảy, da dày sừng…
Trong y học, bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam được xem là thể đặc biệt của bệnh eczema, một bệnh có tính chất mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần ở trên cùng một vị trí. Bệnh không được kiểm soát tốt có thể kéo dài gây ra không ít triệu chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ da và chất lượng sống của bệnh nhân. Thêm vào đó, tổn thương do chàm tổ đỉa dạng trứng sam gây ra còn có thể lan rộng dần ra vùng da lành xung quanh.
Tuy nhiên, tổ đỉa chàm dạng trứng sam không phải là bệnh truyền nhiễm và cũng hiếm có trường hợp bị nặng đến mức đe dọa tới tính mạng.
⇒ Bạn đã biết chưa: Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Làm thế nào để phòng tránh?
Nguyên nhân dẫn đến tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Đến nay, nguyên nhân chính xác gây tổ đỉa chàm dạng trứng sam vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mắc dù vậy, nhiều bằng chứng cho thấy, sự khởi phát của bệnh có liên quan đến cơ địa của chính người bệnh và nhiều yếu tố thuận lợi khác.
Một cá nhân có thể mắc tổ đỉa chàm dạng trứng sam vì những lý do dưới đây:
- Cơ địa: Các trường hợp bị rối loạn miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ địa mẫn cảm rất dễ bị kích thích khi gặp các tác nhân có hại, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý về da liễu, bao gồm cả bệnh chàm tổ đỉa dạng trứng sam.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn hay nấm sau khi tấn công vào da hoặc các bộ phận khác trên cơ thể đều tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng tổ đỉa chàm dạng trứng sam bùng phát. Một số trường hợp mắc bệnh sau khi bị nhiễm khuẩn cấp ở đường hô hấp hay đường tiêu hóa.
- Di truyền: Thống kê cho thấy, có khoảng 50% các trường hợp bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam từng có tiền sử mắc bệnh chàm trong gia đình hoặc các bệnh dị ứng khác. Đặc biệt, nếu một cá nhân có cả bố hoặc mẹ đều mắc căn bệnh này thì nguy cơ bị bệnh có thể tăng đến 47% so với người khỏe mạnh.
- Sử dụng thuốc Tây bừa bãi: Một số loại thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách, lạm dụng quá mức. Chúng gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến da trở nên mỏng và yếu hơn nên dễ bị kích ứng, khô và tổn thương.
- Rối loạn thần kinh: Tình trạng căng thẳng kéo dài, lo âu, trầm cảm và các rối loạn thần kinh khác đều có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm tấn công vào da và dẫn đến các triệu chứng bệnh.
- Tiếp xúc với chất kích thích: Hóa chất, chất tẩy rửa, sữa tắm, phấn hoa hay bụi bẩn… đều có thể gây kích ứng da, dị ứng và tạo mầm mống cho sự phát triển của bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng.
- Dị ứng thực phẩm: Một số người bị bệnh sau khi dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc thực phẩm chứa thành phần cơ thể không dung nạp, chẳng hạn như hải sản, thịt bò, hạt đậu phộng…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tổ địa chàm dạng trứng sam:
- Suy giảm hệ miễn dịch (do nhiễm HIV, đái tháo đường hoặc các nguyên nhân khác)
- Có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
- Môi trường sống ẩm thấp, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Lao động tay chân, thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất, chất tẩy rửa.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
Dấu hiệu nhận biết tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam được nhận biết thông qua các triệu chứng dưới đây:
Da nổi nhiều mụn nước:
- Vùng da bị bệnh nổi nhiều mụn nước nhỏ, thường gặp nhất ở bàn tay, bàn chân.
- Đường kính mụn nước dao động từ 2 – 3mm. Một số mụn nước có thể lớn hơn do nhiều mụn nhỏ liền kề hợp lại với nhau.
- Mụn nước không nằm hẳn trên bề mặt da mà ẩn sâu bên dưới nên khi sờ vào, người bệnh sẽ thấy cảm giác chai, cứng.
- Các mụn nước có thể mọc rải tác hoặc san sát nhau thành từng cụm.
- Khi bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam tái phát, mụn nước có thể phát triển lại ngay đúng vị trí cũ khiến da bị chai cứng, dày sừng.
Ngứa da:
- Cảm giác ngứa thường xuyên xuất hiện một cách dữ dội.
- Càng gãi người bệnh càng cảm thấy ngứa nhiều hơn
- Cơn ngứa có thể xuất hiện cả vào ban đêm gây bứt rứt, mất ngủ.
Tiết dịch:
- Vùng da bị tổn thương có thể tiết dịch khi mụn nước vỡ ra.
- Khu vực này nếu không được vệ sinh tốt có thể nhiễm trùng, đau xót.
Da dày sừng, đóng vảy, bong tróc:
- Mụn nước vỡ ra, tiết dịch và khô lại tạo thành một lớp vảy màu vàng nâu trên bề mặt.
- Sau một thời gian, vảy sừng tự bong tróc ra ngoài để lộ ra lớp da non có màu hồng nhạt.
⇒ Tìm hiểu thêm: Nhận Biết và Điều Trị Sớm Bị Tổ Đỉa Khi Mang Thai
Bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam có nguy hiểm không?
Tổ địa chàm dạng trứng sam không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khuynh hướng tái đi tái lại nhiều lần. Từ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh thường xuyên bị tra tấn bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu. Bệnh tiến triển nặng còn gây ảnh hưởng đến móng tay, móng chân và mang đến nhiều tác hại khác cho sức khỏe, tâm lý bệnh nhân.
Các biến chứng có thể gặp ở người mắc bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam bao gồm:
- Nhiễm trùng:
Đây là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tổn thương thông qua vết thương hở được tạo thành sau khi bệnh nhân cào gãi mạnh gây trầy xước da hoặc khiến mụn nước bể ra.
Tình trạng nhiễm trùng khiến cho vùng da tổn thương có hiện tượng sưng, viêm đỏ. Vi khuẩn phát triển mạnh còn làm mủ và gây lở loét, khiến bệnh nhân bị sốt hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Biến dạng móng:
Biến chứng này xảy ra khi tổ đỉa chàm dạng trứng sam từ lòng bàn tay, bàn chân hoặc các kẽ ngón lây lan đến móng. Chúng khiến móng bị khô, dễ gãy hoặc thay đổi hình dáng bất thường.
- Tác hại về mặt tâm lý:
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam kéo dài không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, lo lắng mà còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Sự xuất hiện của các nốt mụn nước cùng tình trạng bong tróc da, khô da còn gây mất thẩm mỹ. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy mặc cảm, tự ti với làn da sần sùi khiếm khuyết của mình.
Việc lo âu, căng thẳng quá mức cũng làm các triệu chứng bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam bùng phát mạnh hơn, từ đó gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Để giảm thiểu nguy cơ gặp những rủi ro và biến chứng của bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam, bạn nên tích cực chủ động trong thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Việc tiến hành điều trị ngay từ khi các dấu hiệu còn nhẹ, tổn thương chưa nghiêm trọng sẽ giúp dễ dàng kiểm soát bệnh hơn, hạn chế để lại di chứng cho vùng da bị bệnh.
Điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Để xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp, trước tiên bệnh nhân cần được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa – huyết học, test da… nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cùng căn nguyên gây bệnh.
Những sự lựa chọn trong điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam bao gồm:
1. Dùng thuốc trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Chúng có tác dụng nhanh trong việc kiểm soát các triệu chứng như ngứa da, khô da, đồng thời giảm viêm, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trên bề mặt tổn thương.
+ Thuốc bôi:
- Bạc nitrat 0.5%: Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch dùng bôi ngoài da có tác dụng sát trùng nhẹ và xoa dịu cơn ngứa.
- Thuốc tím: Bao gồm Methyl 1% hoặc Milian: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ ở vùng tổn thương, ức chế sự lan rộng của nhiễm trùng.
- Kem corticoid: Kháng viêm mạnh, ức chế phản ứng dị ứng, làm dịu nhanh cơn ngứa và tình trạng viêm đỏ trên da. Không dùng thuốc quá 7 ngày mà chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
- Thuốc chứa chất kháng sinh, chống nấm: Dùng khi phát hiện ra vùng tổn thương có vi khuẩn, nấm.
- Acid salicylic: Đây là một loại kem bạt dừng có tác dụng sát trùng nhẹ, đồng thời làm giảm hiện tượng khô da, bong tróc da. Đôi khi, bác sĩ còn chỉ định dùng Acid salicylic kết hợp với kem bôi corticoid, giúp thuốc thẩm thấu và phát huy hiệu quả nhanh hơn.
- Tacrolimus: Loại thuốc này được chỉ định thay thế cho corticoid nhằm giúp kháng viêm, giảm ngứa, ức chế phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
Các loại thuốc bôi chữa tổ đỉa chàm dạng trứng sam chỉ có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ bôi lên vùng tổn thương và không sử dụng quá liều lượng, tần suất được khuyến cáo.
⇒ Tìm hiểu ngay: 10+ Thuốc Bôi Điều Trị Bệnh Tổ Đỉa Hiệu Quả, Thường Được Bác Sĩ Kê Đơn
+ Thuốc uống:
Thuốc uống có tác dụng điều trị toàn thân, thích hợp cho người bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam mức độ nặng, tổn thương lan rộng hoặc dùng thuốc bôi không có hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thuốc chữa chàm tổ đỉa dạng trứng sam thông dụng:
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, ức chế dị ứng và làm giảm hoạt động của histamine – một chất hóa học trung gian có thể kích hoạt phản ứng viêm, ngứa da. Thường được chỉ định cho người bệnh là Clorpheniramin hay Cetirizin,… Thuốc có thể gây buồn ngủ, nên tránh sử dụng trước khi phải điều khiển máy móc, xe cộ hoặc làm những công việc đòi hỏi sự tập trung.
- Thuốc corticoid đường uống: Nhóm thuốc này được chỉ định điều trị trong ngắn hạn khi có tổn thương viêm nặng, không đáp ứng được với thuốc kháng viêm thông thường. Thuốc corticoid dạng uống có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến thượng thận, gây loãng xương hoặc nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng kéo dài.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho người bị nhiễm trùng, bội nhiễm. Người bệnh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh nhóm Penicillin.
- Thuốc chống nấm: Griseofulvin và một số loại thuốc kháng nấm khác theo đường uống được chỉ định cho bệnh nhân bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam có biểu hiện nhiễm nấm nặng.
⇒ Đừng bỏ qua: TOP 7 Thuốc Chữa Tổ Đỉa Của Nhật Hiệu Quả, Được Review Tốt
2. Cách chữa tổ đỉa chàm dạng trứng sam bằng công nghệ cao
Liệu pháp ánh sáng hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam và nhiều bệnh lý khác như vảy nến, viêm da cơ địa , bạch biến, Lichen phẳng, á sừng, rụng tóc… Phương pháp này còn có tên gọi khác là quang trị liệu.
Với liệu pháp ánh sáng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chiếu các tia UVA và UVB nhân tạo chiếu trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Quá trình điều trị có thể được kết hợp chung với thuốc Psosralene nhằm giảm nhẹ triệu chứng bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam và ngăn chặn sự phát triển của tổn thương.
Bức xạ từ tia UV còn tham gia ngăn chặn tổng hợp ADN, ức chế hoạt động sản sinh chất tiền viêm ở hệ miễn dịch. Điều này có thể giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy khó chịu và cải thiện tình trạng viêm da.
Thận trọng khi sử dụng liệu pháp ánh sáng chữa tổ đỉa chàm dạng trứng sam cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, tăng sắc tố hoặc lão hóa sớm. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm rõ tất cả những rủi ro bạn có thể gặp phải khi điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam bằng quang trị liệu và cân nhắc kỹ về lợi ích trước khi thực hiện.
3. Mẹo hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng tổ đỉa chàm dạng trứng sam tại nhà
Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do tổ đỉa chàm dạng trứng sam gây ra và nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị y khoa, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên như:
- Chườm lạnh:
Dùng một túi nước đá hay khăn lạnh chườm lên vùng tổn thương khoảng 10 – 15 phút, cơn ngứa sẽ được xoa dịu đáng kể. Nhiệt độ lạnh cũng giúp giảm hiện tượng sưng viêm ngoài khu vực tổn thương nếu có.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Mỗi đợt chườm nóng nên cách nhau khoảng 3 tiếng. Tránh dùng cục đá lạnh chườm trực tiếp lên da gây bỏng nhiệt.
- Chườm nóng:
Phương pháp này có thể giúp làm thư giãn các mô và dây thần kinh, giảm ngứa, tăng cường tuần hoàn máu đến chữa lành tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam gây ra.
Với cách này, người bệnh chỉ cần lấy túi nước nóng hay rang nóng muối ăn lên và gói lại rồi chườm bên ngoài vùng da bị bệnh là được. Thời gian chườm khoảng 15 – 20 phút.
- Dùng lá trầu không:
Lá trầu không chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm ngứa, diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da bị tổ đỉa chàm dạng trứng sữa.
Bạn lấy 3 – 5 là trầu không bánh tẻ đem rửa sạch sẽ và giã nát với vài hạt muối ăn. Lấy nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 hoặc 3 lần. Đây là một trong những công thức trị tổ đỉa bằng lá trầu không đơn giản, đang được nhiều bệnh nhân chia sẻ và áp dụng.
- Bài thuốc từ lá khế:
Nguyên liệu này khá dễ kiếm, có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng, diệt khuẩn tốt nên được dân gian sử dụng để chữa tổ đỉa chàm dạng trứng sam tại nhà. Để điều trị bệnh, lá khế tươi được đem nấu nước để ngâm rửa hoặc sao nóng đắp lên vùng tổn thương.
⇒ Mách bạn: 10 Cách Trị Tổ Đỉa Tại Nhà Cực Hay Từ Dân Gian
Cách chăm sóc khi bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà còn có tác dụng ngăn ngừa, giảm nguy cơ tái phát tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích cho người bệnh:
- Thoa kem dưỡng ẩm ở vùng da bị bệnh mỗi ngày để làm dịu cơn ngứa, giảm kích ứng da và cải thiện tình trạng thô ráp, bong tróc da.
- Giữ cho khu vực bị bệnh luôn sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thường xuyên rửa tay với chất diệt khuẩn, không trực tiếp chạm vào tổn thương.
- Để mụn nước vỡ tự nhiên. Không tự lấy kim hoặc móng tay làm bể mụn nước.
- Hạn chế gãi ngứa. Nếu quá khó chịu, bạn có thể đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc giảm ngứa kết hợp chườm lạnh để giảm bớt cơn ngứa. Tránh dùng móng tay hoặc vật cứng cào gãi mạnh.
- Không tự cạy vảy ở vùng da tổn thương. Hãy để vảy da tự bong tróc ra ngoài để tránh gây tổn thương sâu vào da dẫn đến sẹo xấu.
- Mang bao tay bảo vệ khi rửa chén, giặt đồ. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hay chất tẩy rửa.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, xăng dầu… Nếu không thể tránh được thì tốt nhất phải sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, ủng… để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến làn da.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch. Đặc biệt ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh và phục hồi làn da sau những tổn thương.
- Loại bỏ các thực phẩm có thể khiến bạn bị dị ứng ra khỏi thực đơn.
- Tránh stress, giữ tinh thần luôn vui vẻ
- Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao khả năng miễn dịch. Tránh ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng đồ uống chứa cồn.
- Tái khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp khắc phục bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
⇒ Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh tổ đỉa ở tay chân và cách điều trị nhanh khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!