Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa được nhiều người lựa chọn bởi nó mang đến hiệu quả nhanh chóng, ít để lại sẹo trên da. Việc dùng thuốc cần có sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, không bị kích ứng. Dưới đây là TOP 10 thuốc bạn có thể sử dụng khi bị viêm da cơ địa.
6 loại thuốc trị viêm da cơ địa dùng bôi ngoài da
Chứng viêm da cơ địa là tình trạng tổn thương ngoài da với các triệu chứng như viêm đỏ da, ngứa ngáy, mưng mủ và phù nề da. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh phải đối mặt với tình trạng da bị khô, bong tróc và nứt nẻ, chảy máu.
Hiện nay, các loại thuốc trị viêm da cơ địa thường được chia thành hai dạng là thuốc bôi ngoài da hoặc sử dụng thuốc đường uống. Các nhóm thuốc bôi viêm da cơ địa thường được sử dụng phổ biến là:
Kem bôi làm dịu da và kháng khuẩn
Đây là nhóm thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng trong giai đoạn bệnh cấp tính ngoài da. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giúp giảm ngứa, làm dịu da rất tốt. Cùng với đó, việc sát trùng, kháng khuẩn cho da rất quan trọng.
Các loại thuốc bôi thông dụng trong nhóm thuốc này có tác dụng làm se vết thương, giúp da phục hồi nhanh chóng. Cụ thể:
- Hồ nước: Là hỗn hợp gồm bột Talc, Glycerin và kẽm Oxide. Hồ nước có tác dụng làm lành vết thương, giúp giảm viêm, giảm sung huyết và giúp ngừng chảy dịch. Người bệnh bôi hồ nước 2 lần mỗi ngày trên da khô và được làm sạch.
- Kẽm oxide 10%: Có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ da dịu nhẹ. Thuốc được sử dụng 2 lần mỗi ngày, thoa lên vùng da bị bệnh đã được làm sạch.
- Nhóm Chlorhexidine và Hexamidine: Đây là dung dịch giúp làm sạch da nhẹ nhàng, được sử dụng khi bị mụn nước và da có dấu hiệu lở loét.
- Xem Thêm: Viêm Da Cơ Địa Có Bị Lây Không? Có Gì Truyền Không? Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả
Nhóm thuốc đặc trị viêm da cơ địa có chứa Corticoid
Corticoid là hoạt chất rất phổ biến để điều trị các bệnh viêm da, trong đó có viêm da cơ địa. Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm nhanh chóng, giảm nhanh triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, khi sử dụng Corticoid, người bệnh cần hết sức thận trọng vì có thể gặp phải tác dụng phụ như bào mòn da, tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa bội nhiễm, ảnh hưởng đến gan, thận…
Các loại thuốc bôi có chứa Corticoid bao gồm: Betamethason dipropionat và Clobetason propionate, Fluocinolon acetonid, Betamethason valerat, Aclometason, Triamcinolon acetonid, Dexamethason…
Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ
Khi người bệnh bị viêm da cơ địa chuyển sang thể nhiễm trùng hoặc có nguy cơ bội nhiễm, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh bôi tại chỗ kết hợp với Corticoid để chống viêm, ngăn ngừa tình trạng sưng đỏ và chống tổn thương lan rộng.
Các loại thuốc kháng sinh bôi tại chỗ trị viêm da cơ địa là:
- Thuốc Zinc Acetate: Giúp ngừa nhiễm trùng da, tăng cường hệ miễn dịch.
- Isotretinoin: Giúp ngừa tiết dầu trên da hiệu quả.
- Benzoyl Peroxide: Giúp kháng khuẩn, làm bong lớp sừng trên da.
Thuốc ức chế miễn dịch
Nhóm thuốc giúp ức chế miễn dịch hay còn gọi là Tacrolimus cũng là một trong những nhóm thuốc chữa viêm da cơ địa tốt nhất. Công dụng của các loại thuốc này khá giống với Corticoid nhưng an toàn hơn, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc này để giảm nguy cơ viêm nhiễm và ung thư da.
Thuốc mỡ có Acid Salicylic điều trị viêm da cơ địa
Hoạt chất Acid Salicylic có tác dụng bạt sừng được sử dụng cho người bệnh bị viêm da cơ địa. Hoạt chất này có thể tan trong dầu, giúp làm sạch da dịu nhẹ và tăng hiệu quả hiệu quả điều trị bội nhiễm da. Không sử dụng Acid Salicylic cho vết thương hở.
Kem làm mềm da
Nếu người bệnh bị viêm da cơ địa gây tổn thương da, khiến da bị bong tróc, nứt nẻ thì có thể dùng một số kem bôi giúp làm mềm da như:
- Lacticare-HC Lotion 1%: Đây là sữa dưỡng da giúp phục hồi làn da bị khô ráp, bong tróc, hỗ trợ làm mềm da nhanh chóng. Thành phần chính của sản phẩm là Lactic Acid 5% và Sodium Pyrrolidone Carboxylate 1%.
- Physiogel Cream: Đây là một sản phẩm dạng kem bôi với công dụng chính là dưỡng ẩm và làm mềm da, phục hồi những tổn thương. Sản phẩm chứa Palmitamide MEA giúp giữ ẩm da, giảm khô da, ngứa da và phục hồi vùng da bị đỏ rát, đồng thời làm dày lớp màng bảo vệ da. Ngoài ra, kem bôi còn chứa Zinc oxide và Methoxycinnamate, Methylbenzylidene Camphor giúp bảo vệ da tối đa trước tác động xấu.
- Kem dưỡng chứa vitamin E: Vitamin E là một thành phần dưỡng ẩm và làm dịu da rất tốt. Nếu tình trạng viêm da cơ địa gây khô da, da bong tróc, ngứa da bạn có thể dùng các sản phẩm chứa vitamin E để hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng.
- Xem Thêm: Kem Bôi Viêm Da Cơ Địa Cho Bé An Toàn, Nhanh Khỏi Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
4 thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống hàng đầu
Ngoài việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống trị viêm da cơ địa cũng thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh có triệu chứng nặng. Các nhóm thuốc uống trị viêm da cơ địa phổ biến là:
Nhóm thuốc kháng Histamin
Đây là thuốc được kê đơn theo chỉ định, có tác dụng giảm ngứa, giảm nứt nẻ và bong tróc da. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm phản ứng dị ứng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy và bùng phát viêm da cơ địa.
Các loại thuốc uống thuộc nhóm thuốc này gồm: Hydroxyzine, Thuốc Cyclixine và Desloratadin.
Corticoid đường uống
Không chỉ có thuốc bôi tại chỗ, Corticoid còn có thể sử dụng đường uống để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Các loại thuốc uống chứa Corticoid trị viêm da cơ địa là:
- Metasone: Đây là tổng hợp Corticosteroid loại mạnh.
- Medrol: Được dùng cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhờn nặng giúp kiểm soát tình trạng viêm da.
- Prednison: Có tác dụng trị viêm da, giảm dị ứng và giảm kích ứng da ở dạng nặng.
- Xem Thêm: Bệnh Viêm Da Cơ Địa Nên Kiêng Ăn Gì? Tránh Xa Ngay Những Loại Thực Phẩm Này Nếu Không Muốn Tình Trạng Viêm Thêm Trầm Trọng
Thuốc kháng sinh đường uống
Nhóm thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng khi người bệnh có tình trạng nặng, nguy cơ bội nhiễm cao. Thuốc giúp điều trị từ bên trong, có tác dụng diệt khuẩn và phục hồi da. Các nhóm kháng sinh thường dùng là Amoxicilin hoặc Cephalosporin…
Thuốc giảm đau kháng viêm
Nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa gây phù nề, sưng viêm và đau rát kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc cũng đáp ứng với những trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm làm đau nhức cơ thể hoặc tăng thân nhiệt.
Với thuốc giảm đau, Paracetamol là loại phổ biến và được dùng nhiều nhất, giúp đẩy lùi cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc chống viêm thì gồm Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Meloxicam được bác sĩ khuyên dùng. Thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm có tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên người bệnh hết sức thận trọng khi dùng.
Dùng các thuốc trị viêm da cơ địa cần lưu ý điều gì?
Việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa là giải pháp phù hợp để đẩy lùi triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, việc sử dụng cần hết sức cẩn thận để không gặp tác dụng phụ cũng như rủi ro ngoài ý muốn.
Một số lưu ý bạn cần nhớ khi dùng các loại thuốc này đó là:
- Người bệnh chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ da liễu, kể cả thuốc bôi hay thuốc uống.
- Không tự ý thay đổi liều dùng mà chưa có hướng dẫn hay chỉ định từ bác sĩ.
- Các thuốc dạng bôi cần dùng nước muối sinh lý vệ sinh da sạch sẽ rồi mới thoa để đảm bảo hiệu quả.
- Không dùng thuốc nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm, nên đọc kỹ bảng thành phần.
- Nếu có dấu hiệu kích ứng, da ửng đỏ, tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn thì cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
- Người bệnh cũng nên bảo vệ da bằng cách che chắn thật kỹ, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
- Việc dùng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học, bạn nên chú ý để da có thể nhanh chóng phục hồi.
Trên đây là 10 thuốc trị viêm da cơ địa được nhiều bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng. Nếu như đang gặp khó khăn trong điều trị bệnh thì bạn đọc có thể tham khảo và chọn lựa những thuốc này. Bạn lưu ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn để đảm bảo bệnh nhanh khỏi, da mềm mượt và không để lại sẹo.
- XEM THÊM: Thực Hư Lá Lốt Chữa Viêm Da Cơ Địa Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia