Chữa viêm da cơ địa bằng muối là cách trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa của muối để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Mặc dù chỉ có tác dụng hỗ trợ nhưng các mẹo chữa từ muối có thể hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
Có nên chữa viêm da cơ địa bằng muối?
Hiện nay bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân bị viêm da cơ địa còn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa ngáy và làm dịu da. Các mẹo chữa tự nhiên có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ lạm dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống trong thời gian dài. Ở giai đoạn bệnh ổn định, bệnh nhân cũng có thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc bằng các phương pháp tự nhiên và cách chăm sóc tại nhà.
Chữa viêm da cơ địa bằng muối là mẹo trị bệnh đơn giản và được áp dụng khá phổ biến. Ngoài tác dụng cân bằng hương vị món ăn, muối còn được sử dụng như vị thuốc chữa bệnh. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng thanh tâm, tả hỏa, giải độc và lương huyết. Dùng muối trị viêm da cơ địa có thể giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da sưng nóng và phù nề đáng kể.
Ngoài ra, hiệu quả sát trùng và giảm viêm của muối cũng đã được chứng minh qua cơ sở khoa học. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm da cơ địa có thể tận dụng nguyên liệu này để kiểm soát cơn ngứa và làm dịu tổn thương da. Qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tần suất và thời gian sử dụng thuốc bôi, thuốc uống.
Tuy nhiên, khi áp dụng cần chú ý mẹo chữa từ muối chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và không thể thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng thuốc. Do đó trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh (giai đoạn vượng), nên kết hợp mẹo trị viêm da cơ địa tại nhà bằng thảo dược tự nhiên với điều trị y tế để mang lại hiệu quả tối ưu.
- Xem Thêm: Viêm Da Cơ Địa Tắm Lá Gì Cho Khỏi? Thử Ngay Để Thấy Hiệu Quả Bất Ngờ
Cách chữa viêm da cơ địa bằng muối đơn giản
Muối là loại gia vị quen thuộc luôn có mặt trong căn bếp. Vì vậy, bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng muối để thực hiện các mẹo chữa viêm da cơ địa khi triệu chứng bùng phát. Ngoài tác dụng tiêu viêm và sát trùng, muối còn có đặc tính dẫn các vị thuốc vào kinh mạch. Do đó bên cạnh cách ngâm nước muối, tắm nước muối, nhân dân còn kết hợp muối cùng với các loại thảo dược tự nhiên để gia tăng hiệu quả.
Dưới đây là một số cách dùng muối trị viêm da cơ địa bệnh nhân có thể tham khảo:
1. Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa
Tắm nước muối là cách đơn giản nhất để giảm ngứa và làm dịu tổn thương da. Với tác dụng tiêu viêm, sát trùng và khử khuẩn, mẹo chữa này giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa ở cả giai đoạn cấp, bán cấp và mãn tính. Ngoài ra, việc vệ sinh cơ thể bằng nước muối pha loãng còn giúp phòng ngừa viêm da bội nhiễm do vi khuẩn và nấm men.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi đổ nước vào thau
- Hòa thêm nước mát vào đến khi nước tắm có nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C
- Thêm 2 – 4 thìa cà phê muối biển vào, khuấy đều cho hòa tan và dùng nước tắm
- Khi tắm, nên chú ý massage ở những vị trí da bị khô ráp, bong tróc để làm mềm tế bào sừng, loại bỏ vảy bong và giảm ngứa
- Tắm trong 10 phút, sau đó tắm sơ lại với nước sạch và lau khô
- Toàn bộ quá trình tắm không được quá 15 phút. Bởi tắm quá lâu có thể khiến da mất độ ẩm tự nhiên, trở nên khô căng và bong tróc mạnh
- Tắm nước muối 1 lần/ ngày trong giai đoạn cấp tính và 2 – 3 ngày/ lần trong giai đoạn bán cấp, mãn tính
Tham khảo thêm: Phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng máy Acthyderm
2. Ngâm rửa da với nước muối ấm
Nếu tổn thương da chỉ khu trú ở tay hoặc chân, bệnh nhân có thể dùng nước muối ấm ngâm rửa thay vì tắm toàn thân. Tương tự như mẹo chữa trên, cách chữa này có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa và làm mềm vùng da khô ráp, bong tróc. Ngoài ra, ngâm rửa với nước muối còn hạn chế nhiễm khuẩn và nhiễm nấm ở các kẽ chân, tay.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 700 – 1000ml nước và đợi sôi
- Sau đó, cho nước vào thau và hòa thêm nước mát vào đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải (khoảng 35 – 38 độ C)
- Hòa thêm 1 thìa cà phê muối biển, khuấy đều và dùng nước ngâm chân
- Ngâm trong 5 – 7 phút, sau đó dùng tay massage nhẹ để loại bỏ vảy da chết
- Cuối cùng, rửa sạch da với nước lạnh, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm
- Xem Thêm: Hé Lộ 10 Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay 2023
3. Làm dịu da với nước muối sinh lý
Da có thể bị xót, rát khi áp dụng các cách chữa từ muối tự nhiên – đặc biệt là trong trường hợp da khô ráp và nứt nẻ nhiều. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) có bán tại các nhà thuốc tư nhân để làm dịu da. NaCl 0.9% có tính chất tương tự như dịch trong cơ thể (nước mắt,…) nên hoàn toàn không gây rát hay khó chịu khi thoa lên da.
Bên cạnh tác dụng sát trùng, nước muối sinh lý còn giúp làm dịu da, hỗ trợ cải thiện tình trạng da khô ráp và nứt nẻ. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa này để giảm cảm giác khó chịu do viêm da cơ địa gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng bông gòn thấm nước muối sinh lý và thoa nhẹ lên vùng da tổn thương
- Có thể tẩm ướt bông gạc và đắp lên da trong 3 – 5 phút
- Dung dịch nước muối sinh lý sẽ nhanh chóng làm mềm các tế bào sừng bị nứt nẻ và giảm ngứa ngáy rõ rệt
- Sau đó, dùng thêm 1 miếng bông thấm nước muối lau khô các vùng da xung quanh để hạn chế bội nhiễm
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh da trước khi thoa thuốc để giảm vảy bong. Qua đó giúp tăng khả năng hấp thu thuốc và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
4. Kết hợp muối cùng với các thảo dược tự nhiên
Theo quan niệm từ y học cổ truyền, muối có tác dụng dẫn các vị thuốc vào kinh mạch. Do đó, muối thường được dùng kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên khác trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Với bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể kết hợp muối cùng với các thảo dược sau:
- Lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng kháng sinh tự nhiên, hiệu quả với các loại vi khuẩn, nấm và virus thường gây viêm nhiễm da. Ngoài ra, hoạt chất Eugenol trong thảo dược này còn giúp làm mát da, giảm ngứa và đau nhức tại chỗ. Bệnh nhân có thể nấu nước lá trầu không cùng với muối biển để tắm hoặc ngâm rửa da nhằm giảm ngứa ngáy, làm mềm da và phòng ngừa bội nhiễm.
- Lá khế: Dùng lá khế + muối biển tắm là cách giảm viêm da cơ địa và mề đay mẩn ngứa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng trên thực tế, cách chữa này mang lại cải thiện khá rõ rệt đối với tình trạng ngứa ngáy, ban dát đỏ, da dày sừng và nứt nẻ.
- Lá tía tô: Các chất Perillaldehyd, aldehyde, xeton,… trong lá tía tô được chứng minh có tác dụng chống dị ứng, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy. Do đó, bệnh nhân cũng có thể kết hợp lá tía tô và muối biển để tắm, ngâm rửa da nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Ngoài những loại thảo dược trên, bệnh nhân cũng có thể kết hợp muối cùng với các cây thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa khác như nghệ, lá đu đủ, kinh giới, lá lốt,… để giảm viêm da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Xem thêm thông tin: Lá kinh giới cải thiện bệnh viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Một số lưu ý khi dùng muối trị viêm da cơ địa
Dùng muối trị viêm da cơ địa là mẹo dân gian đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Vì có sẵn trong căn bếp nên các cách chữa từ muối thường có chi phí thấp. Hơn nữa, mẹo chữa này có vai trò không nhỏ trong việc giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tần suất – thời gian dùng thuốc.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi áp dụng, nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cách chữa từ muối chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng thuốc bôi và thuốc uống trong trường hợp cần thiết. Phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa dân gian trong giai đoạn vượng có thể khiến tổn thương da lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội.
- Muối có tính chất sát trùng, giảm ngứa và tiêu viêm. Tuy nhiên, nguyên liệu này không có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho da. Vì vậy, chỉ nên áp dụng cách chữa từ muối 1 lần/ ngày vào giai đoạn cấp và 2 – 3 ngày/ lần ở giai đoạn mãn tính. Bên cạnh đó, nên sử dụng kem dưỡng ẩm 2 – 4 lần/ ngày để làm mềm và ngăn ngừa khô da.
- Nên sử dụng muối biển để tăng hiệu quả điều trị. Các khoáng chất trong muối biển có khả năng tái tạo, phục hồi da và giảm ngứa ngáy rõ rệt.
- Cần rửa lại da với nước sạch sau khi dùng nước muối ngâm/ tắm để tránh tình trạng da rít, khô căng và xót.
- Bên cạnh mẹo chữa từ muối, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề như tránh gãi cào lên da, hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất và thức ăn gây dị ứng. Nếu không chú ý các vấn đề này, hiệu quả của cách chữa từ muối và các phương pháp y tế đều giảm đi đáng kể.
Chữa viêm da cơ địa bằng muối là mẹo dân gian an toàn, đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và hoàn toàn không thay thế cho các phương pháp y tế. Bên cạnh đó, cần chú ý cách ly với các yếu tố kích thích để giảm nguy cơ bệnh tái phát.
- Tham khảo thêm: Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Ở Mặt Hiệu Quả Nhanh Chóng, Không Để Lại Sẹo [Đừng Bỏ Lỡ]