Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có cơ chế phức tạp. Bệnh không thể tự khỏi nếu không can thiệp các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Tham khảo ngay bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Điều trị bao lâu?
Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Viêm da cơ địa thể tạng là một dạng tổn thương da mãn tính, có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh có biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, độ tuổi và cơ địa của từng bệnh nhân. Trong đó, điểm chung ở tất cả các giai đoạn của bệnh là tổn thương lớp nông của da đi kèm với ngứa ngáy dai dẳng. Ở giai đoạn cấp, tổn thương da có thể gây đau và nóng rát nhẹ nhưng không kéo dài.
Dù là chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng viêm da cơ địa có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch (thể địa dị ứng/ cơ địa mẫn cảm), yếu tố di truyền và hàng rào bảo vệ da suy giảm. Những yếu tố này khiến cho cơ thể nhạy cảm với các tác động nội sinh, ngoại sinh và kết quả là kích hoạt triệu chứng của bệnh bùng phát.
Có thể thấy, đây là bệnh da liễu mãn tính, do đó viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng. Vậy bệnh lý này có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia Da liễu, hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm da cơ địa. Ngay cả khi tích cực điều trị, bệnh cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó nếu không can thiệp các phương pháp điều trị, viêm da cơ địa không thể tự khỏi. Ngược lại còn khiến bệnh tiến triển nặng gây ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc và nứt nẻ da nghiêm trọng.
Mặc dù chưa thể điều trị hoàn toàn nhưng việc áp dụng các biện pháp y tế và chăm sóc đúng cách có thể giảm ngứa, cải thiện tổn thương da và kiểm soát tiến triển của bệnh. Ở những bệnh nhân tích cực điều trị, tổn thương da có thể duy trì ổn định và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc sống.
Trong khi đó, trường hợp chủ quan, không điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm da cơ địa bội nhiễm, chứng đỏ da toàn thân (thường xảy ra ở trẻ nhỏ), viêm da thần kinh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng ở một số trường hợp, viêm da cơ địa có thể tự thuyên giảm khi lên 3 tuổi. Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh tiến triển đến tuổi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, hiện tượng bệnh tự thuyên giảm là nhờ hệ miễn dịch phát triển hoàn chỉnh theo thời gian. Qua đó giúp giảm mức độ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (dị nguyên). Vì vậy khi tiếp xúc với những yếu tố này, cơ thể không gây viêm đỏ, nứt nẻ da và ngứa ngáy như trước.
Tuy nhiên, không hẳn trường hợp nào cũng bệnh cũng tự thuyên giảm khi trưởng thành. Do đó, việc chủ động kiểm soát bệnh là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
- Xem Thêm: Viêm da cơ địa có lây không? Có di truyền không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả [Không Nên Bỏ Qua]
Điều trị viêm da cơ địa trong bao lâu thì hết?
Ngoài vấn đề “Viêm da cơ địa có tự khỏi không?”, điều trị bệnh trong bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Như đã đề cập, bệnh lý này có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và tiến triển mãn tính. Do đó, điều trị bệnh có thể kéo dài trong vài tháng đến vài năm.
Tuy nhiên, viêm da cơ địa là bệnh có tiến triển theo từng đợt. Bệnh có thể phát triển rầm rộ, bùng phát mạnh, ồ ạt gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Tuy nhiên cũng có những giai đoạn bệnh ổn định, không gây viêm đỏ hay ngứa ngáy. Do đó, cần phải linh động thay đổi các phương pháp điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh.
Trong giai đoạn cấp, cần điều trị bằng các loại thuốc bôi và thuốc uống để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và phòng ngừa – điều trị bội nhiễm. Trong khi đó, ở giai đoạn bệnh ổn định, nên sử dụng kem bôi dưỡng ẩm và các loại thuốc có tác dụng tái tạo, phục hồi để củng cố hàng rào bảo vệ da.
Trên thực tế, điều trị viêm da cơ địa phải kéo dài trong vài tháng đến nhiều năm tùy theo mức độ bệnh, phạm vi ảnh hưởng, độ tuổi, khả năng đáp ứng với điều trị, tần suất bệnh tái phát,… Do đó, thời gian điều trị bệnh lý này có sự khác biệt ở từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Tắm Lá Gì Chữa Viêm Da Cơ Địa Thì Nhanh Khỏi? Mách Bạn 13 Loại Lá Tắm Cực Hữu Hiệu, Có Ngay Tại Nhà
Lời khuyên cho bệnh nhân viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tổn thương da mãn tính, có tính chất tái phát và dai dẳng. Dù đã được nghiên cứu qua nhiều năm nhưng hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Cũng chính vì vậy mà điều trị bệnh còn gặp nhiều vấn đề bất lợi.
Tuy nhiên, viêm da cơ địa là bệnh lành tính, chủ yếu gây ngứa ngáy và tổn thương ngoài da. Bệnh ít khi gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Để quản lý triệu chứng và tiến triển của bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên:
- Tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm da cơ địa. Đồng thời nên tuân thủ các phương án điều trị được bác sĩ chỉ định. Không nên tự ý dùng các loại thuốc và thuốc bôi khi chưa tham vấn y khoa.
- Dưỡng ẩm được xem là biện pháp căn bản giúp kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm cho da bị viêm da cơ địa lành tính, nhẹ dịu 2 – 4 lần/ ngày tùy theo mức độ khô của da. Ngoài ra, nên duy trì sử dụng ngay cả khi da không bị nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.
- Tránh các yếu tố có khả năng kích hoạt bệnh bùng phát như xà phòng, phấn hoa, chất len dạ, nấm mốc, mủ thực vật, côn trùng,…
- Kiểm soát các yếu tố nội sinh làm bùng phát hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, xúc động quá mức,…
- Hệ miễn dịch kém làm tăng mức độ nhạy cảm với các yếu tố kích thích. Do đó, bệnh nhân nên tổ chức lại lối sống nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện chức năng miễn dịch. Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh tái phát hoàn toàn nhưng biện pháp này có thể giảm tần suất và mức độ tái phát đáng kể.
- Có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc. Thực tế cho thấy, đa phần bệnh nhân gặp phải biến chứng đều liên quan đến lạm dụng và phụ thuộc thuốc quá mức.
- Vấn đề đáng lo ngại nhất ở bệnh viêm da cơ địa là vòng xoắn bệnh “ngứa – gãi – ngứa dữ dội – tổn thương da nặng hơn”. Do đó, cần tránh gãi cào, chà xát lên da và mặc quần áo rộng, thoáng để giảm ma sát lên vùng da tổn thương. Trong trường hợp ngứa nhiều, nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.
Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Điều trị trong vòng bao lâu?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về bệnh lý này và có các phương án kiểm soát triệu chứng – tiến triển của bệnh. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
- Tham khảo thêm: Viêm Da Cơ Địa Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Ra Sao Cho Nhanh Khỏi? [Tham Khảo Từ Chuyên Gia]