Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại lá tắm có khả năng giảm viêm, sát trùng và làm dịu tổn thương da một cách tự nhiên, an toàn. Hơn nữa, áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược còn hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc bôi và thuốc uống. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Favina Hospital nhé.
Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì? Top 5+ lá tắm an toàn, hiệu quả nhất
Viêm da cơ địa là tình trạng tổn thương lớp nông của da kèm theo ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Bệnh có tính chất dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Bệnh lý này thường khởi phát ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Vì căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nên hiện nay, điều trị viêm da cơ địa chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc da đúng cách để giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô, sần sùi và bong tróc. Bên cạnh các phương pháp y tế, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số loại lá tắm có đặc tính giảm ngứa, tiêu viêm, sát khuẩn để giảm tình trạng ngứa ngáy, da viêm đỏ, rỉ dịch và phù nề.
Thực tế cho thấy, việc tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để nấu nước tắm có thể giảm nhẹ triệu chứng của viêm da cơ địa. Từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lạm dụng thuốc bôi và thuốc uống quá mức.
Nếu đang băn khoăn về vấn đề “Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì?”, phụ huynh có thể tham khảo một số loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến trong nội dung sau:
1. Chè xanh – Lá tắm trị viêm da cơ địa ở trẻ em
Chè xanh (trà xanh) là cây thuốc nam quen thuộc thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da như nổi mề đay mẩn ngứa, tổ đỉa, dị ứng thời tiết và viêm da cơ địa. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị chát, hơi đắng, mùi thơm, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và se da. Tắm lá chè xanh có thể giảm ngứa ngáy, giải độc tố tích tụ ở da và giảm nhẹ tổn thương do các bệnh da liễu gây ra.
Hiện nay, cách tắm lá chè xanh chữa viêm da cơ địa cũng được một số bác sĩ da liễu khuyến khích áp dụng để hạn chế tần suất – thời gian sử dụng thuốc. Bởi các thành phần trong thảo dược này vitamin C, E, EGCG, quercetin và kaempferol có khả năng làm mềm da, giảm ngứa, phục hồi vùng da tổn thương và cải thiện tình trạng khô ráp đáng kể.
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính và ít khi xảy ra tình trạng dị ứng, kích ứng khi sử dụng. Do đó, phụ huynh có thể dùng thảo dược này nấu nước tắm cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên áp dụng mẹo chữa từ lá chè xanh cho trẻ trên 1 tuổi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, đem lặt bỏ lá sâu, già, bệnh
- Sau đó, ngâm rửa với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch thêm 3 – 4 lần
- Đun 2 lít nước đến khi sôi thì cho lá trà vào
- Đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp và đổ ra thau
- Hòa thêm nước mát vào đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa (khoảng 37 – 39 độ C)
- Dùng nước tắm cho trẻ để làm mềm da, giảm vảy bong và ngứa ngáy.
Da có thể bị mất nước và khô ráp nếu tắm quá lâu. Do đó, chỉ nên tắm cho trẻ trong tối đa 10 phút. Khi tắm, nên massage nhẹ nhàng ở những vùng da khô ráp để làm mềm da, giảm ngứa và cải thiện tình trạng da dày sừng, thâm nhiễm.
Xem thêm: Review Top 10 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
2. Tắm lá đinh lăng giảm viêm da cơ địa cho bé
Lá đinh lăng thường được sử dụng để làm rau ăn kèm với các món ăn chính hoặc dùng để nấu canh cùng với tôm, thịt, cá. Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để nấu nước tắm giúp giảm ngứa, tiêu viêm và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương do viêm da cơ địa gây ra. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, công năng chống dị ứng và giải độc. Do đó, tắm nước lá đinh lăng có thể làm dịu da, giảm ngứa và hỗ trợ cải thiện tổn thương da do các bệnh da liễu gây ra.
Ngoài ra, một số loại vitamin trong thảo dược này còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng da tổn thương. Với công năng đa dạng, lành tính và an toàn, lá đinh lăng được sử dụng khá phổ biến trong nhiều mẹo chữa các bệnh da liễu. Vì vậy, phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng lá đinh lăng nấu nước tắm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch và để ráo nước
- Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho lá đinh lăng vào
- Đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào
- Dùng nước để làm sạch cơ thể cho bé, đồng thời giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm ở vùng da tổn thương
- Thời gian tắm không nên quá 10 phút vì có thể khiến da mất nước, khô ráp và bong tróc mạnh
Với những trẻ lớn, phụ huynh có thể cho trẻ dùng các món ăn từ đinh lăng như canh đinh lăng nấu thịt, cháo cá đinh lăng,… để làm mát cơ thể, giải độc và giảm ngứa. Ngoài tác dụng chống dị ứng, món ăn từ đinh lăng còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
3. Tắm lá bạc hà chữa viêm da cơ địa cho bé
Lá bạc hà thường được sử dụng để điều trị ho, đau họng và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra, với đặc tính làm mát da, giảm ngứa và tiêu viêm, thảo dược này còn được tận dụng để giảm nhẹ triệu chứng của viêm da cơ địa, tổ đỉa, mề đay mẩn ngứa và phát ban do dị ứng thức ăn.
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà được chứng minh có tác dụng làm mát, giảm đau rát và ngứa ngáy rõ rệt. Ngoài ra, axit rosmarinic trong thảo dược này còn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn. Vì vậy, tắm nước lá bạc hà không chỉ hỗ trợ giảm ngứa, cải thiện tổn thương da mà còn hỗ trợ phòng ngừa bội nhiễm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem bỏ lá sâu bệnh rồi ngâm rửa với nước muối pha loãng
- Đun sôi khoảng 0.5 lít nước rồi cho lá bạc hà vào, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
- Hòa thêm nước mát vào và rồi dùng nước tắm cho trẻ
- Sau khi tắm, có thể dùng bã đắp lên vùng da tổn thương để tiêu viêm, giảm ngứa
4. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách tắm nước lá khế
Tắm lá khế là một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng dân gian được áp dụng phổ biến. Theo kinh nghiệm dân gian, lá khế có vị chua, hơi chát, tính mát, tác dụng chống dị ứng, giải độc và tiêu viêm. Do đó, nhân dân thường tận dụng thảo dược này để nấu nước tắm nhằm giảm ngứa, tiêu viêm do mề đay mẩn ngứa, dị ứng thời tiết và viêm da cơ địa.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả điều trị của lá khế nhưng đến nay, cách chữa này vẫn được áp dụng khá phổ biến. Lá khế là nguyên liệu tự nhiên nên tương đối an toàn và lành tính. Do đó, phụ huynh có thể dùng thảo dược này nấu nước tắm cho trẻ bị viêm da cơ địa. Để hạn chế nguy cơ dị ứng, chỉ nên áp dụng cách chữa này cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá khế tươi, có thể sử dụng kèm với bông khế
- Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và để ráo
- Đun sôi 1.5 lít nước và cho lá khế vào đun thêm 2 – 4 phút rồi tắt bếp
- Cho nước ra thau, hòa thêm nước mát vào và dùng nước tắm cho trẻ
- Áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để giảm viêm đỏ, ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra
Xem thêm: Bật Mí 10 Loại Sữa Tắm Cho Người Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Không Kích Ứng Bạn Không Nên Bỏ Qua
5. Trị viêm da cơ địa cho trẻ bằng cây sài đất
Sài đất là loài thực vật thân bò, mọc hoang nhiều ở những mảnh đất trống và bờ bụi ven đường. Lá sài đất thường được ăn sống như loại rau gia vị và được sử dụng để nấu nước tắm trị các bệnh da liễu thường gặp như rôm sảy, lở loét ngoài da, viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa,…
Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Tắm lá sài đất tươi có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và cải thiện mụn nước, đám sẩn do viêm da cơ địa. Ngoài ra, nhân dân còn tận dụng bã sài đất đắp lên vùng da tổn thương để giảm tình trạng da đỏ rát, phù nề.
Các bài thuốc tắm trị viêm da cơ địa cho trẻ từ lá sài đất:
- Bài thuốc 1: Dùng lá sài đất tươi, đem ngâm rửa sạch và đun lấy nước tắm. Có thể thêm vào 1 ít muối biển vào để tăng tác dụng sát trùng và tiêu viêm.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị sài đất và kim ngân hoa mỗi thứ 30g, lá khế 10g, rau má và kinh giới mỗi thứ 15g. Đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu lấy nước. Sau đó, dùng khăn thấm nước còn ấm để lau ngoài da giúp giảm ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra.
Tham khảo thêm: Các bài thuốc đông y chữa viêm da cơ địa được nhiều người sử dụng
Một số lưu ý khi dùng lá tắm trị viêm da cơ địa cho trẻ
Dùng lá tắm trị viêm da cơ địa là cách chữa theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm, giảm ngứa, chống dị ứng và sát trùng để cắt cơn ngứa và giảm nhẹ tổn thương ngoài da.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ có làn da khá nhạy cảm, mỏng và dễ kích ứng. Do đó khi áp dụng mẹo chữa này, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chú ý thời gian, nhiệt độ nước tắm
Da của trẻ nhỏ – đặc biệt là ở trẻ bị viêm da cơ địa rất dễ bị mất nước, khô ráp và bong tróc do thiếu hụt filaggrin – một loại protein có chức năng liên kết keratin trong các tế bào biểu mô. Do đó, phụ huynh chỉ nên cho trẻ tắm tối đa từ 7 – 10 phút và tuyệt đối không tắm hơn 15 phút.
Tắm quá lâu có thể khiến màng lipid trên bề mặt da bị phá vỡ khiến da thất thoát hơi nước và kết quả là trở nên khô căng, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội. Ngoài ra, nên chú ý nhiệt độ nước tắm của trẻ. Theo các chuyên gia, nên đảm bảo nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải (khoảng 37 – 39 độ C) để làm mềm vùng da tổn thương, giảm ngứa và hỗ trợ loại bỏ vảy bong. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
2. Tần suất áp dụng
Khác với người lớn, trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên có thể bị kích ứng, dị ứng khi áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên. Thay vì áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày như người lớn, phụ huynh chỉ nên cho trẻ tắm lá thảo dược 2 – 3 lần/ tuần. Vào giai đoạn bệnh ổn định, nên duy trì áp dụng 1 lần/ tuần để cải thiện cơn ngứa, làm mềm da và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
3. Các vấn đề cần lưu ý khác
Ngoài những vấn đề trên, phụ huynh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khi cho trẻ tắm các loại lá thảo dược để giảm viêm da cơ địa như:
- Một số trẻ có thể bị dị ứng với các loại lá tắm. Để hạn chế tình trạng này, phụ huynh nên thử 1 ít nước tắm lên 1 vùng nhỏ của bé (tay hoặc chân) và xem phản ứng của da trước khi dùng để tắm toàn thân.
- Không áp dụng cách chữa này cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ cao dẫn đến dị ứng và sốc phản vệ.
- Sử dụng thảo dược nấu nước tắm là mẹo trị viêm da cơ địa tương đối an toàn. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, phụ huynh cần sử dụng thuốc bôi trị viêm da cơ địa cho bé trong trường hợp cần thiết.
- Khi sử dụng lá tắm, nên ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, xác côn trùng và vi khuẩn. Nếu không vệ sinh nguyên liệu kỹ, vùng da tổn thương có thể bị bội nhiễm, sưng đỏ, phù nề và đau nhức.
- Ngoài các mẹo chữa từ dân gian, cần áp dụng đồng thời với các biện pháp chăm sóc như dưỡng ẩm da thường xuyên, ăn uống điều độ, tránh chà xát, ma sát lên da và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng.
- Ngưng áp dụng cách dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa cho bé nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng như phát ban da, da đỏ rát, ngứa ngáy dữ dội,…
- Trong trường hợp tổn thương da lan rộng và có dấu hiệu bội nhiễm, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các mẹo chữa từ dân gian thường không mang lại hiệu quả trong những trường hợp bệnh tiến triển và có mức độ nặng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì?” và đề cập đến những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi áp dụng. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Do đó, phụ huynh nên kết hợp với sử dụng thuốc và chăm sóc da cho trẻ đúng cách để quản lý triệu chứng của bệnh hoàn toàn.
- Tham khảo thêm: Tác Dụng “Thần Kỳ” Của Dầu Dừa Chữa Viêm Da Cơ Địa Ít Ai Biết [Click Ngay]