Nội dung chính

Ngoài sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân còn tận dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản. Đây là mẹo chữa dựa trên kinh nghiệm dân gian nhưng hiện nay vẫn được áp dụng khá phổ biến. Các mẹo chữa từ thảo dược này có thể giảm nhẹ phần nào các triệu chứng khó chịu và cải thiện chức năng tiêu hóa. 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều bệnh nhân áp dụng
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều bệnh nhân áp dụng

Công dụng chữa trào ngược dạ dày của lá tía tô

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiêu hóa phổ biến ở người trưởng thành. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh lý này tăng lên đáng kể do áp lực từ công việc, học tập và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh trào ngược dạ dày đặc trưng bởi tình trạng ợ nóng, trớ thức ăn, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,…

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm các mẹo dân gian để giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh. Trong đó, dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản là mẹo được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Vốn là loại rau gia vị có mặt trong nhiều món ăn, lá tía tô được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, tán phong hàn, giải uất và hóa đờm. Với công năng đa dạng, tía tô được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hô hấp và tiêu hóa.

Lá tía tô có tác dụng kích thích tiêu hóa và hỗ trợ trung hòa axit dạ dày
Lá tía tô có tác dụng kích thích tiêu hóa và hỗ trợ trung hòa axit dạ dày

Tương tự như các loại rau xanh khác, lá tía tô chứa hàm lượng chất xơ cao có khả năng trung hòa dịch vị và giảm tần suất trào ngược axit dạ dày đáng kể. Bên cạnh đó, tinh dầu từ thảo dược này còn có tác dụng thư giãn cơ thực quản – dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng thực quản co thắt quá mức gây trào ngược dịch vị cùng với thức ăn lên trên thực quản, thanh quản và vòm họng.

Không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa, chiết xuất từ lá tía tô còn có tác dụng giảm ho và ức chế hiện tượng bài tiết dịch của phế quản. Vì vậy, các mẹo chữa từ lá tía tô còn hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm và viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra.

Nhìn chung, các cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có độ an toàn cao, lành tính và dễ thực hiện. Hơn nữa, tía tô cũng là loại rau ăn quen thuộc có hương vị thơm ngon và cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng có thể sử dụng thảo dược này để hỗ trợ quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Họng Thanh Quản Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa

Hướng dẫn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Có rất nhiều cách dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là 4 cách được lưu truyền và áp dụng rộng rãi nhất:

1. Dùng lá tía tô ăn sống

Dùng lá tía tô ăn sống là cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Tương tự như các loại rau xanh khác, tía tô chứa nhiều chất xơ và khoáng chất dồi dào có khả năng trung hòa dịch vị dư thừa. Bổ sung tía tô vào chế độ ăn hằng ngày có thể giảm tình trạng trào ngược và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng lá tía tô sống còn có đặc tính giải độc khi dùng thực phẩm có tính hàn, lạnh như cua, cá và các loại hải sản. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng loại rau này cùng với các loại thực phẩm khó tiêu hóa để phòng ngừa dị ứng và khó tiêu.

2. Trà tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài cách sử dụng tía tô sống, bệnh nhân cũng có thể dùng trà tía tô để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trà tía tô có vị nhạt, mùi thơm dễ chịu và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể với chứng trào ngược dạ dày thực quản, chất tannin trong thảo dược này có khả năng làm lành vết xước và loét ở niêm mạc thực quản.

Trà tía tô còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chức năng tiêu hóa của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên bổ sung loại trà này để hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh.

Trà tía tô có tác dụng giảm nhẹ chứng trào ngược dạ dày và hỗ trợ thanh lọc, giải độc cơ thể
Trà tía tô có tác dụng giảm nhẹ chứng trào ngược dạ dày và hỗ trợ thanh lọc, giải độc cơ thể

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá tía tô tươi, 2 lít nước lọc và 1/4 quả chanh tươi
  • Ngâm rửa lá tía tô với nước muối pha loãng trong 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch thêm vài lần để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và nấm mốc
  • Đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp
  • Đợi trà tía tô nguội thì cho vắt chanh vào, khuấy đều và dùng uống thay nước hằng ngày

Tham khảo thêm: Bị Trào Ngược Có Nên Uống Trà Không? Chuyên Gia Giải Đáp

3. Bài thuốc từ tía tô và các thảo dược khác

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng bài thuốc từ tía tô kết hợp với một số thảo dược khác.

Bệnh nhân cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp tía tô cùng với các loại thảo dược khác
Bệnh nhân cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp tía tô cùng với các loại thảo dược khác
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đương quy, trần bì, bạch thược và đảng sâm mỗi thứ 12g, sinh khương, xuyên khung, đại phúc bì và tía tô mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang. Bài thuốc này thích hợp với người bị trào ngược gặp phải tình trạng bụng, sườn đau, khó tiêu, ngực đầy trướng.
  • Bài thuốc 2: Dùng tang bạch bì, đại phúc bì, phục linh, sinh khương và cát cánh mỗi thứ 12g, thảo quả, chích cam thảo và ngũ vị tử mỗi thứ 4g, tía tô 8g. Cho dược liệu sắc lấy nước uống, khi uống thêm vào 1 ít muối. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân bị trào ngược thiên về hàn gặp phải các triệu chứng như tâm hạ đầy trướng, nôn mửa, ăn uống khó khăn.

Để áp dụng bài thuốc phù hợp, bệnh nhân nên tìm gặp thầy thuốc. Dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, thầy thuốc sẽ gia giảm dược liệu tùy theo tình trạng sức khỏe.

Bài viết cực hay: TOP 6 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Nghệ Đen Tốt Nhất Cho Bạn

4. Dùng các món ăn từ tía tô

Tía tô không chỉ được sử dụng bằng cách ăn sống mà còn được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Ngoài tác dụng tăng hương vị món ăn và kích thích vị giác, các món ăn từ lá tía tô còn cung cấp cho cơ thể vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa với tác dụng kích thích tiêu hóa, các món ăn từ tía tô tương đối dễ tiêu hóa, ít gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng.

Các món ăn từ lá tía tô mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng
Các món ăn từ lá tía tô mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng

Các món ăn từ lá tía tô tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Cháo tía tô: Chuẩn bị 1 chén gạo tẻ, 1 nắm lá tía tô tươi, 1 quả trứng gà ta và gia vị vừa đủ. Vo gạo và nấu nhừ thành cháo. Trong thời gian đợi cháo chín, đem lá tía tô rửa sạch và xắt nhỏ. Sau khi cháo chín nhừ, cho lá tía tô và đập trứng vào khuấy đều. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng khi cháo còn nóng.
  • Chả ức gà tía tô: Chuẩn bị 300g ức gà, 1 quả trứng gà, 1 nắm lá tía tô và gia vị vừa đủ. Rửa sạch ức gà, sau đó cho vào máy xay nhuyễn với gừng, hành tím, lá tía tô và gia vị. Sau đó, cho chả ức gà vào lá tía tô và cuộn lại. Dùng chả chiên với 1 ít dầu cho chín và dùng ăn với cơm.
  • Trứng chiên lá tía tô: Chuẩn bị khoảng 3 quả trứng gà, 1 ít lá tía tô xắt nhỏ và gia vị vừa đủ. Đập trứng vào tô, sau đó cho lá tía tô và nêm nêm gia vị vào. Sau đó, đánh đều và chiên chín với 1 ít dầu. Dùng trứng chiên lá tía tô ăn khi còn nóng.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Cần chú ý điều khi khi sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản?

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Mẹo chữa này được đánh giá có hiệu quả cao, lành tính, an toàn và cũng rất dễ thực hiện. Do đó, bệnh nhân ngoài việc sử dụng thuốc, hoàn toàn có thể kết hợp thêm lá tía tô nhưng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Các biện pháp sử dụng lá tía tô chỉ là những cách thức hỗ trợ, giúp giảm nhẹ một số biểu hiện của bệnh. Do vậy, để có thể kiểm soát hoàn toàn trào ngược dạ dày, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ nghiêm chỉnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn từ các bác sĩ.
  • Bạn cần ngâm rửa lá tía tô với nước muối pha loãng, kết hợp rửa thêm vài lần với nước sạch trước khi dùng để đảm bảo nguyên liệu đã sạch hẳn. Lá tía tô nếu không được loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn sẽ có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy.
  • Những mẹo chữa bệnh trong dân gian với lá tía tô thường cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng, do đó bệnh nhân phải kiên trì khi áp dụng những biện pháp này.
Ngoài cách dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Ngoài cách dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Đồng thời, để cách chữa trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô đạt hiệu quả cao, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Không dùng các thức uống rượu, bia, cà phê, các thức ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng hoặc dầu mỡ.
  • Bệnh nhân cũng hạn chế việc lo âu, căng thẳng quá mức, không thức khuya vì đây đều là những yếu tố làm bệnh chuyển nặng hơn, hiệu quả từ các cách điều trị cũng sẽ bị giảm rõ rệt.
  • Ngoài mẹo chữa từ lá tía tô, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian khác như chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong, gừng tươi, lá trầu không, mơ lông,…

Lá tía tô đúng là có công dụng hỗ trợ trong việc làm giảm các triệu chứng của trào ngược thực quản. Tuy nhiên chỉ mang tính bổ trợ, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị khỏi bằng đông y hoặc tây y. Nhưng xét về sự an toàn cũng như hiệu quả, đông y vẫn được người bệnh đánh giá cao hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một bài thuốc đông y đặc trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Bài thuốc đã được đánh giá cao từ người bệnh và chuyên gia. Đó là dạ dày Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa