Một số loại nước có thể giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Ngược lại, có những thức uống lại gây kích thích, làm tăng nặng cảm giác khó chịu. Việc nắm rõ “bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và kiêng dùng loại nào” sẽ giúp người bệnh tránh được những sai lầm khi bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
ĐỪNG BỎ QUA: Trào Ngược Dạ Dày Nên Kiêng Gì? Tránh ngay những thực phẩm này
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? – 10 loại tốt nhất cho người bệnh
Bệnh trào ngược dạ dày được đặc trưng bởi tình trạng thức ăn, axit cùng các chất có trong dịch vị đi ngược lên trên thực quản do co thắt thực quản dưới bị suy yếu, đóng mở không đúng cách. Một số loại thức uống có thể giúp giảm nồng độ axit, thúc đẩy tiêu hóa và hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày – thực quản do ảnh hưởng của bệnh.
Vậy bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho người bệnh:
1. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một trong những thức uống lý tưởng nhất cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Theo nghiên cứu, hoạt chất bisabolol được tìm thấy trong hoa có tác dụng ức chế rõ ràng đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh, giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn Hp – thủ phạm gây ra hàng loạt các ca trào ngược axit dạ dày.
XEM THÊM: Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và cách điều trị tận gốc
Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng an thần, làm giảm kích ứng ở niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng, bớt căng thẳng và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị và ngay cả sau khi đã kiểm soát được bệnh trào ngược dạ dạ, bạn vẫn nên duy trì thói quen uống 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày.
2. Trà gừng mật ong giảm trào ngược axit dạ dày
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng hay mật ong hẳn không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Mỗi nguyên liệu đều có những tác dụng hữu ích, góp phần tích cực vào việc kiểm soát các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh.
Các thành phần singerol, shogaol và Gingerol hoạt động tích cực trong việc kháng viêm, xoa dịu cơn đau, kích thích tiêu hóa, trung hòa axit và thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tăng lưu lượng máu đem theo các dưỡng chất đến sửa chữa tổn thương, vết loét trong dạ dày. Trong khi đó, mật ong ngoài tác dụng chống oxy hóa, diệt khuẩn còn tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc.
Hai nguyên liệu trên được kết hợp với nhau làm trà. Đây được xem là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên đang được nhiều bệnh nhân sử dụng để khắc phục bệnh tại nhà.
BỎ TÚI NGAY: 12 Mẹo dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày cực nhạy
3. Trào ngược dạ dày nên uống nước lọc, nước khoáng thiên nhiên
Nước lọc hay nước khoáng thiên nhiên đều là những thức uống thông dụng trong đời sống hàng ngày và khá rẻ tiền. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung một phần nhu cầu chất lỏng trong ngày thông qua những loại nước này.
Cả nước lọc và nước khoáng đều sở hữu độ pH trung tính nên khi sử dụng có thể giúp làm giảm nồng độ axit trong dịch vị. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng trào ngược axit, giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh hồi phục.
*Một số lưu ý khi uống nước lọc, nước khoáng:
- Không uống quá nhiều nước cùng lúc gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, tức bụng, mất cân bằng khoáng chất và khiến tình trạng trào ngược tái phát.
- Chia lượng nước uống trong ngày làm nhiều lần, mỗi lần chỉ nên uống lượng vừa đủ.
- Không uống nhiều nước ngay trước, trong và sau khi ăn. Lúc này, nước sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
4. Các loại sữa hạt
Bao gồm
- Sữa đậu nành
- Sữa đậu xanh
- Sữa hạnh nhân
- Sữa hạt óc chó
- Sữa hạt lanh…
Các loại sữa hạt chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho người bị trào ngược dạ dày. Chúng cung cấp nguồn protein từ thực vật dễ tiêu hóa nhưng lại không chứa lactose nên người bệnh không phải lo ngại về tình trạng đau bụng, tiêu chảy như khi sử dụng các loại sữa động vật.
Một số loại sữa hạt còn cung cấp nhiều omega 3, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở lớp lót dạ dày, thực quản, giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.
Bệnh nhân có thể tự xay sữa hạt ở nhà uống để đảm bảo nguyên chất và tiết kiệm chi phí. Trường hợp không có thời gian thì có thể tìm mua sữa hạt bán sẵn tại các cửa hàng uy tín.
THAM KHẢO THÊM: Trào Ngược Dạ Dày Gây Mệt Mỏi Phải Làm Sao?
5. Trà cam thảo
Nếu đang thắc mắc “bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?”, bạn không nên bỏ qua trà cam thảo. Nghiên cứu cho thấy, thành phần glycyrrhizin được tìm thấy trong rễ cam thảo có tác dụng làm tăng chất nhầy. Điều này sẽ giúp củng cố sự vững chắc cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như thực quản, giảm thiểu tác hại của axit đến các mô.
Cách đơn giản nhất để tận dụng đặc tính tuyệt vời trên đó là uống trà cam thảo. Người bệnh chỉ cần lấy vài lát rễ cam thảo khô đem hãm và ủ với nước sôi trong khoảng 15 phút là đã có ngay một ly trà ngon miệng để thưởng thức nhằm hỗ trợ kiểm soát tốt tình trạng trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, tiêu thụ glycyrrhizin quá mức có thể gây một số tác dụng phụ cho cơ thể. Mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên dùng dưới 15g cam thảo và trẻ em dùng từ 4 – 5g. Tránh lạm dụng quá mức hoặc sử dụng kéo dài.
6. Sữa ít béo hoặc tách béo
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống được sữa tươi (sữa bò, sữa dê,…) để bổ sung thêm chất dinh dưỡng bị thiếu hụt do ăn uống kém. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc đã trải qua quá trình tách béo hoàn toàn. Chúng sẽ giúp tránh được tình trạng tăng cân, đầy bụng và giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn.
Một số bệnh nhân không thể dung nạp thành phần lactose có trong sữa. Vì vậy, hãy tránh các sản phẩm sữa có chứa chất này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được tình trạng đầy hơi, tiêu chảy.
7. Trà thì là
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng được khuyến cáo nên uống trà thì là mỗi ngày. Các hoạt chất trong hoa và thân cây có khả năng kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng ợ hơi, khó tiêu.
Hơn nữa, trà thì là còn có đặc tính chống viêm mạnh, chống co thắt, giảm đau thượng vị, giúp trung hòa axit, ngăn chặn sự tiến triển của vết loét ở dạ dày và thực quản do ảnh hưởng bởi quá trình ăn mòn từ axit. Loại trà này có vị thơm đặc trưng của thì là, vị cay nhẹ và rất dễ uống.
TÌM HIỂU NGAY: Cách điều trị đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì
8. Nước dừa
Duy trì uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày. Thức uống này được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh vì những lý do sau:
- Bổ sung nhiều kali, magie và các khoáng chất, giúp cân bằng điện giải
- Cân bằng nồng độ pH trong dịch vị, giảm axit dư thừa
- Bổ sung vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt gốc tự do gây ung thư, chữa lành tổn thương cho các mô và cải thiện khả năng miễn dịch.
- Kiểm soát đường huyết, huyết áp.
- Ngăn ngừa mất nước do bị tiêu chảy, nôn ói nhiều.
9. Sữa chua uống
Các sản phẩm sữa chua uống bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Chúng giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn, thúc đẩy tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sữa chua uống thường được bảo quản trong tủ lạnh. Vì vậy, trước khi uống người bệnh nên để sản phẩm ra ngoài cho hết lạnh hoàn toàn nhằm tránh gây kích ứng cho dạ dày, thực quản. Nếu đang dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày có kháng sinh thì nên dùng thức uống này cách thời điểm dùng thuốc khoảng 3 tiếng.
XEM CHI TIẾT: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? [Bác sĩ giải đáp]
10. Nước ép rau củ quả có tính kiềm
Một số loại rau củ quả có tính kiềm nên giúp trung hòa axit, giảm nồng độ axit trong dịch vị dạ dày một cách tự nhiên. Hơn nữa, chúng còn cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, giảm mệt mỏi và hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Người bị trào ngược dạ dày nên uống các loại nước ép sau:
- Nước dưa hấu
- Nước ép cà rốt
- Nước nha đam
- Nước ép rau bina
- Nước ép dưa chuột,…
Để thay đổi khẩu vị, người bệnh cũng có thể dùng các thực phẩm trên để xay sinh tố uống nhằm tận dụng được tối đa nguồn chất xơ cùng các dưỡng chất tuyệt vời có trong rau củ quả.
Các thức uống không nên sử dụng khi bị trào ngược dạ dày
Một số thức uống có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng tìm hiểu kỹ và loại bỏ ngay các đồ uống gây bất lợi cho dù đó là thức uống khoái khẩu.
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên tránh dùng các đồ uống sau:
- Bia, rượu: Lạm dụng bia rượu hay các đồ uống chứa cồn khác chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, các thức uống này còn khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng như viêm loét dạ dày, loét thực quản, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày. Do vậy, hãy tránh xa đồ uống này nếu muốn bệnh trào ngược dạ dày nhanh khỏi.
- Đồ uống chứa nhiều axit: Các loại nước ép trái cây bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày thì nên tránh sử dụng thức uống có vị chua mạnh và chứa nhiều axit. Chẳng hạn như nước cam ép, nước ép cà chua…
- Nước ngọt có gas: Thức uống này có tính giải khát tốt nhưng lại chứa nhiều đường, chất phụ gia. Người bệnh trào ngược dạ dày uống nhiều nước ngọt có gas sẽ làm tăng nặng triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc tăng tiết axit dạ dày và khó kiểm soát được cân nặng.
- Trà sữa, trà đặc, cà phê: Chúng chứa một lượng lớn cafein gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đến đây thì hẳn bạn đã biết được bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và kiêng sử dụng các thức uống nào. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, người bệnh nên thường xuyên sử dụng các đồ uống có lợi nhưng cần chú ý về liều lượng được khuyến cáo của mỗi loại. Tránh tình trạng lệ thuộc vào chỉ một loại nước.
GÓC GIẢI ĐÁP: Người bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Thịt Gà Không?