Nội dung chính

Dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày là bí quyết trị bệnh tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi. Theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nhân có thể dùng lá sắc uống hoặc kết hợp với các thảo dược khác để giảm tiết axit dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn Hp, ức chế phản ứng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

MÁCH BẠN: Cách dùng nha đam trị trào ngược dạ dày hiệu quả, an toàn

Tác dụng chữa trào ngược dạ dày của lá khôi

Cây lá khôi là thảo dược khá quen thuộc với người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung. Cây sinh trưởng mạnh ở các khu rừng rậm hay vùng núi và được gọi bằng nhiều cái tên khác như khôi nhung, đơn tướng quân.

Với những tác dụng dược lý được phát hiện, lá khôi ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nhiều địa phương đã đưa loại cây này vào canh tác và trồng với số lượng lớn để cung ứng nguồn dược liệu chữa bệnh.

Lá Khôi Chữa Trào Ngược Dạ Dày
Sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian đang được đông đảo bệnh nhân tin dùng

Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra, lá khôi chứa các thành phần quan trọng là glycoside và tannin. Thử nghiệm trên động vật cho thấy, chiết xuất từ lá có tác dụng làm giảm axit dạ dày, giảm co thắt nhu động ruột. Đối với các trường hợp mắc bệnh dạ dày, cây lá khôi còn giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, khó tiêu, chống viêm, làm lành vết loét và xoa dịu cơn đau ở vùng thượng vị.

Đặc biệt, lá khôi tía còn có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn Hp. Đây được xem là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý ở dạ dày, bao gồm cả trào ngược dạ dày thực quản.

Chính vì lý do trên mà lá khôi hiện đang được nhiều bệnh nhân tin dùng trong điều trị trào ngược dạ dày. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này rộng rãi như một vị thuốc chữa bệnh quý, giúp khắc phục nhiều vấn đề về sức khỏe.

3 Cách dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày đơn giản

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây lá khôi đó là phần lá và ngọn. Thời điểm thu hoạch dược liệu tốt nhất là vào mùa hạ, đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm và bảo quản dùng dần.

1. Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc sắc độc vị từ lá khôi

Như đã phân tích ở trên, trong lá khôi chứa nhiều thành phần hoạt chất quý có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn Hp, làm nhanh lành vết loét và giảm tiết axit dạ dày. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá nguyên chất ở dạng tươi hoặc khô để khắc phục bệnh.

Thúc được sử dụng theo hình thức sắc uống với cách thực hiện đơn giản, không mất nhiều thời gian nên thích hợp cho những người bận rộn. Kiên trì uống nước lá khôi hàng ngày theo đúng liều lượng hướng dẫn để nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản.

Nguyên liệu:

  • Lá khôi: 20g khô ( hoặc gấp đôi lượng lá tươi)
  • Ấm sắc thuốc
chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi
Lá khôi tươi hoặc khô được đem sắc uống chữa trào ngược dạ dày thực quản

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá và để cho ráo nước
  • Bỏ dược liệu vào trong ấm rồi đổ thêm khoảng 500ml nước
  • Đun sôi ấm thuốc và tiếp tục sắc trên bếp với lửa nhỏ thêm 5 – 10 phút nữa.
  • Gạn nước lá khôi ra chén cho nguội bớt rồi dùng thay trà hàng ngày. Thuốc sắc không có vị đắng nên khá dễ uống.

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi kết hợp với khổ sâm, bồ công anh và cam thảo dây

Những thảo dược trên đều có tác dụng tốt đối với bệnh trào ngược dạ dày. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị của lá khôi mà còn có tác dụng giảm mệt mỏi, xoa dịu cơn đau vùng thượng vị và nâng cao thể trạng cho người bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá khôi: 60g
  • Khổ sâm (dã hòe): 12g
  • Bồ công anh (rau bồ cóc): 40g
  • Cam thảo dây: 20g
  • Nước lọc: 1,5 lít

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn cần rửa các nguyên liệu cho sạch tạp chất
  • Bỏ tất cả vào trong ấm, đổ thêm 1.5 lít nước đã chuẩn bị vào
  • Sắc ấm thuốc với lửa lớn cho khô rồi vặn nhỏ lửa. Sắc kỹ thuốc trong 20 phút để các hoạt chất trong dược liệu hòa tan vào nước, mang đến hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
  • Chia thuốc sắc thu được làm 3 phần uống khi đói bụng. Đây là công thức dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày đang được nhiều bệnh nhân áp dụng.

ĐÁNG CHÚ Ý: 10 cách dùng thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày cực hay

3. Dùng lá khôi chữa trào ngược dạ dày gây ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, viêm loét

Bệnh trào ngược axit không được điều trị tốt có thể gây biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua cùng nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác. Trường hợp này, bệnh nhân có thể dùng lá khôi kết hợp với một số thảo dược khác để cải thiện triệu chứng bệnh, giúp vết loét nhanh hồi phục.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá khôi tía, rau bồ cóc: Mỗi dược liệu 20g
  • Uất kim, củ gấu, hậu phác: Mỗi vị 8g
  • Dã hòe và cam thảo nam: Mỗi dược liệu 16g
lá khôi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Bệnh nhân có thể kết hợp lá khôi với các thảo dược khác để đạt được hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày nhanh hơn

Cách sử dụng:

  • Bỏ thuốc đã chuẩn bị vào trong ấm sau khi đã rửa qua 1 – 2 lần nước cho sạch tạp chất
  • Đổ ngập nước rồi sắc kỹ lấy nước uống
  • Chia thuốc sắc làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày và kiên trì sử dụng 1 tháng liền để bệnh có sự tiến triển rõ ràng.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi có hiệu quả không?

Cây lá khôi dù chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý tốt nhưng độ mạnh không thể so sánh được với các loại thuốc đặc trị bệnh tân dược. Khi sử dụng, thảo dược sẽ phát huy công dụng một cách từ từ và đòi hỏi cơ địa phù hợp cùng thời gian sử dụng lâu dài mới cho hiệu quả tốt.

Việc sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày chỉ được khuyến cáo áp dụng khi bệnh còn nhẹ và dùng với mục đích hỗ trợ là chính. Bài thuốc dân gian này không thể giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng trong giai đoạn nặng. Bệnh nhân nên kết hợp với phác đồ điều trị tại bệnh viện nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp tình trạng tương tác thuốc.

ĐỪNG BỎ QUA: Điều Trị Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Với 9 Cách Đơn Giản

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa