Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở lớp niêm mạc. Tùy theo mức độ viêm nhiễm mà người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau.
Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Niêm mạc dạ dày là lớp cuối cùng trong tổng số 5 lớp khác nhau của dạ dày. Niêm mạc có chức năng làm màng chắn, bảo vệ dạ dày trước những tác nhân gây hại. Ngoài ra, bộ phần này còn giữ vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, nội tiết.
Lớp niêm mạc dạ dày rất dễ bị tổn thương. Nếu không điều chỉnh, sau một thời gian chất nhầy của niêm mạc mất dần khiến chúng bị bào mòn, nhiễm khuẩn hình thành lên các vết loét. Người bị viêm niêm mạc dạ dày thường cảm nhận được các triệu chứng khó chịu.
Tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc được chia thành 2 dạng chính là cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường bị đau bụng, ợ hơi, khó tiêu,…điều trị ngay từ giai đoạn này khả năng chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mãn tính, lúc này người bệnh gặp nhiều triệu chứng nặng hơn, viêm nhiễm, vết loét có dấu hiệu lan rộng, khó điều trị.
Bài viết tham khảo: Viêm Dạ Dày Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm niêm mạc dạ dày nguyên nhân do đâu?
Viêm niêm mạc dạ dày cho đến hiện nay chưa xác định cụ thể do nguyên nhân nào gây ra. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố chính khiến bệnh bùng phát như:
- Nhiễm khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp xâm nhập và gây hại cho dạ dày là tình trạng phổ biến. Theo thống kê, có đến gần 90% người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, dạ dày có liên quan đến loại vi khuẩn này. Chúng đi vào cơ quan tiêu hóa, phát triển và phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gây ra những tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Đây là một trong những yếu tố gây nên nhiều vấn đề cho dạ dày. Đặc biệt, người có thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…có nguy cơ cao mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Nếu không điều chỉnh, lựa chọn lại thực phẩm dung nạp vào cơ thể, lâu dần các tổn thương sẽ có chiều hướng nặng nề hơn.
- Lạm dụng chất kích thích: Nghiện rượu, bia, đồ uống có cồn, chất kích thích,…khiến cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch. Bởi những thức uống, thức ăn có chứa thành phần chất kích thích gây co thắt dạ dày, làm rối loạn chức năng của cơ quan này. Theo đó, lượng axit dịch vị tiết ra ồ ạt làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn, viêm nhiễm nhanh chóng.
- Ảnh hưởng bởi tâm lý: Người thường xuyên chịu nhiều áp lực, căng thẳng, stress,…cũng gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa. Điển hình là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Khi đó, cơ thể người bệnh bị mất cân bằng hormone, não bộ gây tác động đến hoạt động của ruột, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa hình thành tình trạng viêm nhiễm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, nhất là thuốc giảm đau, kháng sinh,…Chúng có thể gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Trong đó, tình trạng đau dạ dày do tác dụng phụ của thuốc khá phổ biến. Ngoài ra, những người đã thực hiện điều trị bệnh bằng hóa trị, xạ trị cũng có khả năng cao bị viêm niêm mạc dạ dày.
Tìm ra yếu tố nguy cơ gây bệnh, sau đó dựa vào tình trạng viêm mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng lạ như đau bụng, ợ chua,…Vì trường hợp uống sai thuốc, quá liều có thể khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Có thể bạn quan tâm: Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm
Triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày
Triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày có nhiều điểm tương đồng với những vấn đề khác của hệ tiêu hóa. Do đó, nhiều người còn chủ quan khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ. Bạn đọc nên tìm hiểu vấn đề này, sớm phát hiện bệnh và điều trị sẽ có nhiều cơ hội chữa trị dứt điểm. Một số triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày như sau:
- Người bệnh có biểu hiện đau bụng khi đói hoặc khi đã ăn no 1 – 2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, một số người khi ăn phải thực phẩm không phù hợp sẽ nhanh chóng bùng phát cơn đau. Vùng thượng vị nóng rát, bụng đau âm ỉ.
- Bụng đầy hơi, khó tiêu, có cảm giác như bụng chướng lên khá rõ. Tình trạng này xuất hiện ngay cả khi người bệnh ăn uống bình thường, không ăn quá nhiều nhưng bụng vẫn như no căng, không muốn ăn kèm theo dấu hiệu ợ hơi.
- Buồn nôn hoặc nôn xộc tới bất chợt là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Người bệnh lúc này còn thấy xuất hiện các cơn ho khan, ho kéo dài khá khó chịu.
- Suy nhược cơ thể do không ăn uống ngon miệng, chán ăn khiến cân nặng sụt giảm, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, tâm trạng luôn khó chịu.
Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có những biểu hiện khác như khô môi, khát nước thường xuyên,…Lúc này, để nhận biết chính xác tình trạng bệnh lý của cơ thể, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Dạ Dày Ruột Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa
Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc dạ dày nếu được phát hiện từ giai đoạn đầu việc điều trị khá dễ dàng. Đa số người bệnh không phải can thiệp quá chuyên sâu, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống một thời gian để cơ thể điều chỉnh, tự phục hồi.
Tuy nhiên, trường hợp bệnh ủ lâu ngày, tình trạng tổn thương niêm mạc đã lan rộng, ăn sâu và có nhiều trị chứng nặng nề hơn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Mặt khác, người bệnh khi không điều trị đúng phương pháp, kịp thời, khả năng bệnh gây biến chứng cũng khá cao. Cụ thể:
- Viêm dẫn đến xuất huyết: Tổn thương ăn sâu vào bên trong hình thành những vết loét khiến cho lớp niêm mạc dạ dày phù nề xung huyết, lâu dần khiến dạ dày bị xuất huyết nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Thủng dạ dày: Niêm mạc bị viêm nhiễm ăn sâu lâu dần có thể khiến thủng dạ dày. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để hạn chế rủi ro không mong muốn.
- Ung thư dạ dày: Người bệnh viêm niêm mạc dạ dày có thể biến chứng gây ung thư. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 10 năm, khó phát hiện ngay từ giai đoạn đầu. Do đó, ung thư thường có tỷ lệ tử vong cao, người bệnh không thể chủ quan.
Viêm niêm mạc dạ dày hay những viêm nhiễm tại cơ quan tiêu hóa cần được khắc phục sớm. Bởi những biến chứng có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để tìm hiểu tình trạng và dạng bệnh lý để sớm điều trị.
Nên đọc: Các Phương Pháp Chẩn Đoán Ung Thư Dạ Dày Và Một Số Lưu Ý Cho Bạn
Phương pháp điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Theo đó, dưới đây là những cách được sử dụng phổ biến hiện nay:
Điều trị viêm niêm mạc không dùng thuốc
Trường hợp người bệnh phát hiện sớm tình trạng viêm ở giai đoạn khởi phát, lúc này có thể không cần điều trị chuyên sâu với thuốc trị viêm. Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cơ thể điều chỉnh lại, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.
Những lưu ý giúp bạn đọc điều chỉnh thói quen như sau:
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, một ngày có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, tránh ăn quá nhiều, quá no khiến dạ dày quá tải.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau, trái cây tươi, các loại cá,…Chế biến dưới dạng món ăn mềm như cháo, súp,…giúp việc tiêu hóa thuận lợi hơn, giảm áp lực cho dạ dày.
- Không vận động ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi thư giãn sau bữa ăn 20 – 30 phút. Có thể đi bộ nhẹ nhàng sau đó để giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Không nên nằm hoặc ngủ khi vừa ăn no.
- Hạn chế ăn những món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh ăn đồ muối chua, đồ ăn quá nhiều gia vị,…chúng có thể gây kích ứng, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.
- Tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga, hoặc sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, không nên hút thuốc lá,…
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, stress, căng thẳng khiến cho cơ thể bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
ĐỪNG BỎ QUA: TOP 20+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà Hiệu Quả
Trên đây là một số điều người bệnh nên điều chỉnh, hạn chế để giúp viêm niêm mạc sớm phục hồi, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, những lưu ý này cũng phù hợp cho những đối tượng chưa mắc bệnh nhằm phòng ngừa chứng bệnh hệ tiêu hóa khó chịu này.
Điều trị can thiệp bằng thuốc Tây y
Trường hợp viêm niêm mạc dạ dày đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, có nhiều trị chứng khó chịu. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống một số thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm,..để loại bỏ vi khuẩn Hp, thúc đẩy phục hồi các tổn thương trong niêm mạc.
Tuy nhiên, thuốc tân dược luôn có mặt lợi và mặt hại. Theo đó, mặc dù thời gian phát huy tác dụng điều trị nhanh chóng nhưng khả năng gây tác dụng phụ cũng khá cao. Điển hình như ình trạng kháng thuốc, đau bụng, cảm giác buồn nôn, sử dụng nhiều có thể khiến tăng nguy cơ bào mòn dạ dày,…
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ về loại thuốc, liều dùng để sức khỏe sớm cải thiện, phòng tránh các nguy cơ không mong muốn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như sau:
- Thuốc kháng sinh như thuốc kháng histamin, kháng axit,….giúp giảm triệu chứng khó chịu khi niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau bụng, chán ăn, đầy bụng được phục hồi đáng kể.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc điển hình như prostaglandin, sucralfate, bismuth subcitrat,…Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại,
- Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày như phosphalugel, yumangel, gastropulgite,…có công dụng giúp ổn định axit dịch vị dạ dày, phòng trào ngược, buồn nôn…
Xem thêm: TOP 9 thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất trên thị trường
Người bệnh nên sử dụng các dạng thuốc được bác sĩ kê toa. Không tự ý kết hợp hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Một số trường hợp uống sai thuốc, quá liều, người bệnh rơi vào tình trạng sốc thuốc, tương tác thuốc có thể đe dọa tính mạng.
Điều trị viêm niêm mạc bằng Đông y
Thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân mắc chứng viêm niêm mạc dạ dày. Các vị thuốc Đông y hầu hết đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể bệnh nhân.
Bạn nên tìm hiểu cơ sở thăm khám uy tín để tiến hành điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thận trọng, tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, loại thuốc với nhau khi chưa được thầy thuốc yêu cầu.
Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng chung thuốc Đông – Tây y với nhau khi chưa được hướng dẫn. Bởi, những tương tác dược tính của thuốc có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Nhiều trường hợp cơ thể người bệnh bị sốc thuốc vô cùng nguy hiểm.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Bất Ngờ
Điều trị viêm niêm mạc dạ dày bằng mẹo dân gian
Ngoài những biện pháp kể trên, người bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị viêm nhiễm. Đa số nguyên liệu sử dụng đều là thảo dược thiên nhiên, gần gũi với nhiều người. Tham khảo các cách như:
- Giảm đau khó chịu bằng bạc hà: Bạc hà có công dụng trong điều trị những vấn đề của cơ thể như viêm họng, cảm cúm,…Ngoài ra, loại cây này còn được tận dụng trong việc điều trị tình trạng đau dạ dày do viêm nhiễm gây ra, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thuận tiện hơn. Người bị viêm niêm mạc dạ dày có thể sử dụng một vài lá bạc hà tươi, ăn sống hoặc lấy nước ép uống mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
- Giảm viêm với củ gừng: Gừng có tính ấm, giúp kháng viêm, giảm sưng đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Sử dụng gừng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Do đó, người bệnh có thể yên tâm áp dụng. Khi tình trạng viêm khởi phát, người bệnh có thể sử dụng một ít nước gừng ấm uống với mật ong vào buổi sáng để tăng đề kháng cho dạ dày, giảm đau, cải thiện bệnh hiệu quả.
- Phục hồi tổn thương với nha đam: Nha đam có tính mát, ngoài công dụng dưỡng da còn có hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày. Không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa, nha đam còn giúp kiểm soát lượng axit dạ dày, chóng tình trạng loét nghiêm trọng hơn. Người bệnh sử dụng một ít bẹ nha đam tươi, gọt vỏ, lấy phần nhựa trong nấu nước với đường phèn uống mỗi ngày.
Đây là một vài mẹo chữa được nhiều người bệnh áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo. Vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả sẽ chậm hơn so với những biện pháp điều trị khác. Do đó người bệnh nên kiên trì thực hiện, đồng thời kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tình trạng viêm niêm mạc dạ dày có những chuyển biến như thế nào.
Đọc thêm: TOP 7 Thực Phẩm Điều Trị Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay
Địa chỉ điều trị bệnh viêm dạ dày uy tín
Viêm niêm mạc dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh. Mỗi khi xuất hiện những cơn đau kéo dài, người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm. Dưới đây là danh sách những địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng, bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Thanh Nhàn: Đây là bệnh viện công lập đa khoa hạng I của thành phố, chuyên điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh viện được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc đạt chuẩn cùng hệ thống phòng mổ, phòng xét nghiệm hiện đại. Người bệnh có thể tới khám tại địa chỉ số 42 Thanh Nhàn, Hà Nội. Điện thoại: 024 3971 4363.
- Bệnh viện Bạch Mai: Khoa tiêu hóa của bệnh viện là địa chỉ uy tín hàng đầu về khám và điều trị các bệnh về dạ dày tá tràng. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên gia hàng đầu cả nước, cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại, giúp quá trình khám và điều trị bệnh nhanh và chính xác hơn. Người bệnh liên hệ với bệnh viện theo địa chỉ Tầng 3 nhà P Bệnh viện Bạch Mai số 78 đường Giải Phóng, Hà Nội. Điện thoại: 0869 587 728.
- Bệnh viện Việt Đức: Là bệnh viện tuyến Trung ương hạng đặc biệt, bệnh viện Việt Đức có thể mạnh về thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Đơn vị đã nhiều lần điều trị thành công các ca bệnh khó bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó người bệnh có thể yên tâm khi tới đây điều trị. Địa chỉ tại số 16-18 đường Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024 3825 3531.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng được nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm dạ dày. Ngoài các thiết bị nội soi hiện đại, bệnh viện còn có các máy siêu âm, máy chụp chụp X-quang, máy xét nghiệm Hp qua hơi thở. Địa chỉ tại khu nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Điện thoại: 1900 6422.
- Bệnh viện đa khoa Favina: Người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày có thể đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Favina. Đơn vị này hiện được trang bị đầy đủ các hệ thống thiết bị nhập khẩu nguyên chiếc từ châu u bao gồm: Máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm 4D, máy chụp X-quang, hệ thống xét nghiệm 300 test/h. Bệnh viện có địa chỉ tại số 135 Thanh Ấm, Phùng Xá, Ứng Hòa, Hà Nội. Điện thoại: 024 3398 9666.
Tham khảo thêm: Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào? TOP 11 Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Tốt Nhất Cả Nước
Phòng ngừa bệnh viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả
Việc phòng ngừa bệnh viêm niêm mạc dạ dày không quá khó như bạn nghĩ. Với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh viêm dạ dày nói chung và các bệnh về đường tiêu hóa nói riêng. Cụ thể như:
- Không bỏ bữa hoặc không ăn quá no, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chia bữa ăn của mình ra thành 4-5 bữa thay vì 2-3 bữa như mọi người vẫn áp dụng. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp cơ quan tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ quá chua, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc chứa nhiều chất béo. Những loại thực phẩm này không chỉ làm ảnh hưởng đến dạ dày mà còn gây hại cho gan, thận và tim mạch.
- Để phòng tránh bệnh viêm niêm mạc dạ dày, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê, nước ngọt có ga.
- Sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi, không nên nằm ngay hoặc chạy nhảy vận động mạnh để dạ dày có thể nhào trộn thức ăn trước khi đưa xuống ruột non.
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đồng thời nên uống nhiều nước, nước ép hoặc sinh tố để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
- Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng, tránh thức khuya và làm việc quá sức để không làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và dạ dày. Bạn có thể làm giảm căng thẳng, stress bằng cách tập yoga hoặc thiền.
- Một số loại thuốc Tây y gây tác động xấu lên niêm mạc dạ dày như thuốc chống viêm phi steroid – aspirin, ketoprofen ibuprofen, và naproxen. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, xem xét việc ngưng sử dụng thuốc hoặc thay thế một loại thuốc điều trị khác như thuốc giảm đau chứa acetaminophen.
- Ngay khi phát hiện các vấn đề bất thường về hệ tiêu hóa, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra ngay. Người bệnh tuyệt đối không được chần chừ sẽ khiến bệnh nặng thêm và khó điều trị dứt điểm.
Viêm niêm mạc dày dày nếu phát hiện sớm và điều trị có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng phương pháp, để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, tốt nhất bạn đọc nên chủ động thăm khám y tế và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Nghệ Mật Ong Chữa Viêm Loét Dạ Dày Có Tốt Không? Cách Dùng Hiệu Quả
- TOP 13 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Bằng Dân Gian Cực Hay