Dạ dày là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa của con người, nó là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Đối với người bệnh ung thư dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc ăn uống đúng cách khi bị bệnh có thể giúp tăng cường sức khỏe, kiểm soát và cải thiện sớm bệnh. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để có một chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày phù hợp.
Tìm hiểu vai trò chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày
Theo các chuyên gia, khi mắc ung thư dạ dày, người bệnh thường có cảm giác ăn nhanh no, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí không muốn ăn uống. Đặc biệt là những trường hợp đang điều trị bệnh như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị… Vì thế, lúc này người nhà cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày. Điều này sẽ giúp:
- Mang lại cho người bệnh cảm giác thỏa mái, dễ chịu hơn.
- Hỗ trợ bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì sức khỏe và cung cấp năng lượng.
- Duy trì cân nặng cho người bệnh và nguồn dinh dưỡng dự trữ.
- Giảm bớt các tổn thương do tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.
- Ngăn ngừa cũng như giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Giúp người bệnh có thể nhanh hồi phục các tổn thương.
Đọc thêm: Tìm hiểu ung thư dạ dày là bệnh gì? Cảnh báo các dấu hiệu ung thư dạ dày
Người bị ung thư dạ dày nên tránh những thực phẩm nào?
Có rất nhiều loại thực phẩm bạn cần tuyệt đối tránh thêm vào chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày. Cụ thể như sau:
Các loại chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm: Thuốc lá, cà phê, bia, rượu,… Đây đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh và làm cho tình trạng ung thư dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể như:
- Rượu có thể làm gia tăng tình trạng mất nước, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Tương tự, người bệnh cũng không nên sử dụng cà phê đen vì chúng cũng gây ra tình trạng mất nước.
Thực phẩm lên men hay đồ chua
Các loại thực phẩm lên men thường tạo cảm giác ngon miệng nên rất nhiều người thích ăn, đặc biệt là: Dưa muối, thịt muối, thịt ngâm, cà muối,… Tuy nhiên, chúng chính là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Còn đối với những người đang bị ung thư, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển, bởi vậy người bệnh nên tránh ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dạ dày cũng nên hạn chế ăn các loại đồ ăn, thức uống hay hoa quả chua gây hại cho dạ dày như: Bưởi, chanh, cam, dâu tây,…
Những thực phẩm chứa một hàm lượng đường cao
Người bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, thức uống chứa hàm lượng đường cao gây khó tiêu như:
- Một số loại rau gồm có giá đỗ, cần tây, măng tây, tỏi tây, hành tây, cải brussels, …. Nếu người bệnh nạp vào cơ thể, chúng sẽ không thể tiêu hóa hết và trực tiếp đi xuống đại tràng rồi thải ra ngoài.
- Các loại trái cây có hàm lượng fructose cao như dưa hấu, nho, anh đào, mận, lê, chà là,…. bệnh nhân ung thư dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân do nhóm thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể và gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.
- Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa thành phần đường đơn như: Bánh ngọt, kẹo, soda thường, bánh quy,…..
Đồ ăn nướng ở nhiệt độ cao
Đa phần những thực phẩm như cá nướng, thịt nướng,… đều là món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Tuy nhiên, khi chế biến các loại đồ ăn này ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một số chất gây ra ung thư dạ dày. Đồng thời làm cho tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn.
Hạn chế các chất phụ gia
Người nhà và bệnh nhân ung thư dạ dày nên tránh thêm quá nhiều gia vị vào quá trình chế biến và bảo quản đồ ăn, đặc biệt là muối. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu nạp quá nhiều muối (natri) có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Bởi vậy các khu vực có mức tiêu thụ chất này lớn (ví dụ như Nhật Bản) thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao.
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất xơ khó hòa tan
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ gây cản trở đến quá trình tiêu hóa của dạ dày. Cụ thể lúc này, dạ dày cần phải hoạt động, co bóp nhiều mới có thể bẻ gãy được sự liên kết trong đó để giúp cơ thể tiêu hóa được. Trong khi đó, cơ quan này người bệnh đang bị suy giảm chức năng, vì vậy điều này sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày.
Xem thêm thông tin: Xuất Huyết Dạ Dày Nhẹ: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả
Những thực phẩm nên ăn khi bị ung thư dạ dày
Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh có thể kể đến như:
Bổ sung rau củ quả
Rau củ quả chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết, giàu chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe. Do đó người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm đó gồm rau bắp cải, súp lơ, cà chua, các loại trái cây mọng.
Với rau củ quả, người nhà có thể chế biến dưới dạng luộc, hấp nhừ hoặc xay nhuyễn để cơ thể dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt ở giai đoạn điều trị bệnh, ăn uống kém. Người nhà cần tránh các món chiên xào vì chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu protein
Đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày. Nhóm thực phẩm giàu protein có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, giảm tác dụng phụ của quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Vì thế, người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa…
Các loại ngũ cốc
Nhiều người không có thói quen ăn ngũ cốc hoặc không biết hết công dụng của ngũ cốc đối với sức khỏe. Người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng của mình. Một số loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên ăn gồm các loại hạt đậu, ngô, lúa mạch… Bạn có thể dùng các loại ngũ cốc này nấu cháo hoặc xay để uống.
Nên xem: 13 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày
Để người bệnh hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng và đầy đủ hơn thì người nhà cần lưu ý:
- Nên chế biến món ăn đa dạng, hấp dẫn người bệnh, thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn thành nhiều bữa để giảm gánh nặng cho dạ dày
- Người bệnh nên nghỉ ngơi sau khi ăn, tránh vận động hoặc đi nằm ngay
- Theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh và tái khám kiểm tra đúng hẹn.
Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy…; các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; nước lọc, nước khoáng…
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày. Nhờ đó có thể chăm sóc, cải thiện bệnh và có một sức khỏe tốt hơn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN GIA ĐÌNH VIỆT NAM- FAVINA HOSPITAL
Favina Hospital, Khu vực Ứng Hòa
- Địa chỉ: 135, Thanh Ấm, Thị trấn Vân Đình- Ứng Hòa
- Điện thoại: 024.33.989.666 – 0963.396.115
Xem thêm:
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày và lưu ý quan trọng