Nội dung chính

Viêm dạ dày cấp được hiểu là căn bệnh gây nên do vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh lý này thường diễn biến vô cùng nhanh chóng và gây nên nhiều đau đớn. Vậy người bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm thiểu các cơn đau, đồng thời giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn? Hãy cùng tìm hiểu.

Thực đơn khuyến cáo dành cho người bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp được hiểu là tình trạng bị sưng và viêm đột ngột ở lớp niêm mạc dạ dày, gây nên cảm giác đau đớn khó chịu tại đây. Viêm dạ dày cấp có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như gặp phản ứng phụ của thuốc chống viêm không steroid, do cơ thể bị nhiễm virus, uống quá nhiều rượu, bị các bệnh về rối loạn tiêu hoá hay sử dụng các chất gây nghiện,…

Người bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn đồ dễ tiêu hoá để cơ thể hấp thụ tốt hơn
Người bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn đồ dễ tiêu hoá để cơ thể hấp thụ tốt hơn

Tuy nhiên, nguyên nhân chính nhất dẫn đến các căn bệnh có liên quan đến dạ dày đều là do thói quen ăn uống không đảm bảo. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị viêm dạ dày ruột cấp, hãy tham khảo thực đơn dưới đây mà Favina Hospital gợi ý:

Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

Người bệnh viêm dạ dày cấp nên bổ sung cho cơ thể những dinh dưỡng như sau:

  • Những thực phẩm tốt cho dạ dày: Thực phẩm tốt cho dạ dày là những loại đồ ăn có khả năng bảo vệ, làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và trung hòa axit dạ dày. Đó là những thực phẩm như rau xanh (cải thiện rối loạn tiêu hoá), sữa chua (có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột), ngũ cốc (cân bằng axit thừa trong dạ dày).
  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E: Khoai tây, khoai lang,… là những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E nên có tác dụng giúp tái cấu trúc niêm mạc dạ dày, làm tăng khả năng miễn dịch, từ đó phòng ngừa được sự tấn công của các vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ gây viêm loét. Đồng thời giúp người bệnh duy trì độ bền của niêm mạc và loại bỏ những tác nhân có hại với cơ quan tiêu hóa.
  • Thực phẩm có chất chống oxy hoá: Như nghệ, đu đủ, cải xanh, cà chua,… sẽ giúp làm lành niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, thúc đẩy việc phục hồi các tế bào niêm mạc dạ dày, hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và ngăn chặn những tổn thương tại thành trong dạ dày.
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Viêm dạ dày cấp nên ăn gì thì chắc chắn phải kể đến các loại thực phẩm dễ tiêu hoá như cháo, súp, canh,… (những món ăn lỏng). Bởi khi bị viêm dạ dày cấp, chắc chắn người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như chán ăn, cơ thể mệt mỏi, hấp thụ kém, suy nhược cơ thể. Vì vậy, những món ăn dễ tiêu hoá sẽ giúp cho đường ruột đỡ phải làm việc nhiều hơn, đồng thời giúp người bệnh dễ ăn và dễ bồi bổ.

Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Kiêng Gì Để Giảm Nhanh Các Cơn Đau?

Viêm dạ dày cấp nên hạn chế ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà người bệnh viêm dạ dày cấp nên bổ sung mỗi ngày thì cũng có một số loại thực phẩm nên kiêng. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế:

Hạn chế đồ chiên rán bởi rất có thể gây nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày và khiến gia tăng máu nhiễm mỡ
Hạn chế đồ chiên rán bởi rất có thể gây nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày và khiến gia tăng máu nhiễm mỡ
  • Thực phẩm đã lên men: Thực phẩm lên men có thể kể đến là dưa muối, mắm tôm, mắm tép,… Bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến cho axit dạ dày bị biến đổi, lâu dần nếu phát triển mạnh có thể thành bệnh ung thư.
  • Thực phẩm cay nóng: Ăn quá nhiều đồ cay nóng như ớt, gừng, tỏi cũng khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, nặng nhất cơ thể khiến xuất huyết dạ dày hay thủng dạ dày.
  • Thực phẩm chiên rán, chất kích thích hoặc đồ lạnh: Đây là những loại thực phẩm mà dạ dày rất khó tiêu hóa. Không những thế, những thực phẩm này cũng có thể chứa độc tố gây nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày. Nếu sử dụng đồ chiên rán thường xuyên sẽ còn làm cho người bệnh thêm khả năng mắc máu nhiễm mỡ.

Chuyên gia giải đáp: Đau dạ dày có nên uống vitamin C? Bổ sung thế nào đúng cách?

Lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân viêm dạ dày cấp

Có một vài lưu ý sau đây mà bạn nên biết khi lựa chọn thực đơn cho người bệnh viêm dạ dày cấp:

  • Ăn uống điều độ 3 bữa một ngày, ăn đúng giờ, đúng giấc. Không được để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no và đặc biệt là phải ăn đúng giờ.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Sau khi vừa ăn không nên uống nước ngay bởi dịch vị có thể bị loãng và khiến dạ dày đau rát. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng nước trái cây thay cho nước lọc để có thể vừa bổ sung nước và vừa bổ sung vitamin.
  • Tránh xa nước có ga bởi những loại nước này khi vào dạ dày, do có hàm lượng axit cao nên chúng có thể khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, lở loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, để tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, từ đó làm giảm axit và bão hòa axit có trong dạ dày.
  • Sau khi ăn no hạn chế vận động mạnh bởi rất có thể làm tổn thương ruột, gây đau dạ dày.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress, bởi yếu tố tâm lý rất có thể làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích, dẫn tới tạo ra nhiều axit hơn trong dạ dày.
Tránh xa nước có ga bởi rất dễ gây lở loét dạ dày nghiêm trọng
Tránh xa nước có ga bởi rất dễ gây lở loét dạ dày nghiêm trọng

Trên đây, Favina Hospital đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì và không ăn gì để đảm bảo sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp độc giả xây dựng được thực đơn phù hợp với cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe