Đau dạ dày nên ăn rau gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Lý do là bởi trong rau xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt với người bị đau dạ dày, tuy nhiên việc lựa chọn vẫn cần phải cân nhắc kỹ càng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về 16 loại rau người bị đau dạ dày nên sử dụng.
Đau dạ dày nên ăn rau gì – Top 16 loại người bệnh cần bổ sung
Nghiên cứu đã chỉ ra trong rau xanh có chứa một hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Thêm nữa, chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế, với hệ tiêu hóa, rau xanh là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng.
Tuy nhiên, với những ai đang có dấu hiệu bệnh đau dạ dày thì không phải loại rau nào cũng nên sử dụng. Chính vì thế, đau dạ dày nên ăn rau gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bệnh nhân có thể tham khảo tổng hợp 16 loại rau xanh trong phần dưới đây để có được thực đơn phong phú mỗi ngày.
Bắp cải
Bắp cải là loại rau được nhiều người ưa thích, tuy nhiên ít ai biết loại rau này còn có rất nhiều công dụng với những bệnh nhân bị đau dạ dày. Trong đó có thể kể tới những hiệu quả tuyệt vời sau đây:
- Tăng cường hàm lượng chất xơ và bổ sung nước cho hệ tiêu hóa.
- Thúc đầy phát triển lợi khuẩn có lợi với đường ruột cũng như tiêu hóa, trong đó có thể kể tới lactobacilli và bifidobacteria, từ đó giúp ngăn ngừa táo bón, phòng tránh các bệnh lý đường ruột.
- Thường xuyên sử dụng rau bắp cải còn giúp tăng khả năng kháng viêm, cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày.
Thực phẩm còn sở hữu nhiều công dụng khác như giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh lý ung thư và tim mạch.
Lưu ý: Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Giảm Nhanh Các Cơn Đau?
Cải bẹ xanh
Đáp án của câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì để giúp giảm đau, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa là cải bẹ xanh. Đây là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, vừa ngon miệng vừa tốt với hệ tiêu hóa.
Đông y cho rằng cải bẹ xanh là loại rau giúp giảm đau hiệu quả, bên cạnh đó chúng còn giúp lợi tiểu, an thần và giải cảm. Hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với lượng vitamin C lớn giúp tăng cường sức đề kháng và chống viêm hiệu quả.
Rau mồng tơi
Nếu bạn chưa biết đau dạ dày nên ăn rau gì thì rau mồng tơi là một gợi ý. Đây là loại rau phổ biến, dễ dàng tìm mua, có giá thành rẻ, cách chế biến cũng khá đơn giản. Công dụng tuyệt vời của loại rau này đã được cả Tây y và Đông y chỉ ra là:
- Rau mồng tơi giúp giải độc và thanh nhiệt hiệu quả cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
- Thành phần chất nhầy có trong rau mồng tơi tốt cho chống viêm và các lớp niêm mạc. Bên cạnh đó chúng cũng giúp kích thích nhu động ruột.
- Ngoài ra, rau mồng tơi còn có công dụng giúp làm đẹp da, giảm mụn nhọt hoặc chữa yếu sinh lý.
Xà lách
Thành phần dinh dưỡng có trong rau xà lách bao gồm vitamin, chất xơ và các khoáng chất. Vì thế, ăn rau này sẽ giúp cải thiện, phòng ngừa hiệu quả tình trạng táo bón, giảm đau, tăng nhu động ruột và rất tốt với hệ tiêu hóa.
Do đó, những người bị đau dạ dày nên bổ sung rau xà lách vào khẩu phần ăn hàng ngày để giảm gánh nặng cho cơ quan này, giảm đau, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Chưa hết, việc tăng cường các dưỡng chất có trong loại rau này còn giúp phòng ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày, đào thải độc tố, giảm cân và làm đẹp da.
Cần biết thêm: TOP 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Tỏi Đen Tại Nhà Hiệu Quả
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn được nhiều người gọi với cái tên bông cải xanh. Loại rau này được chứng minh là có chứa khá nhiều vitamin, tốt cho sức khỏe của dạ dày, có thể giúp giảm đau và cải thiện hệ miễn dịch. Các hoạt chất quan trọng có trong thành phần của bông cải xanh là riboflavin, folate và thinamin…
Ngoài ra, hoạt chất sulforaphane có trong loại rau này cũng có tác dụng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn helicobacter pylori (Hp). Do đó, nếu đang bạn đang băn khoăn không biết đau dạ dày nên ăn rau gì thì súp lơ xanh là một sự lựa chọn phù hợp để hỗ trợ cải thiện bệnh lý và phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.
Rau cần tây
Rau cần tây được nhiều người cho rằng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ việc điều trị tình trạng đau dạ dày. Nhờ đó, giúp làm giảm và phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Sở dĩ chúng có được các công dụng nói trên là nhờ trong thành phần có chứa hàm lượng Vitamin A, C, K, sắt và canxi dồi dào.
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng rau cần tây ép lấy nước uống hoặc kết hợp chúng trong món xào với nhiều loại thịt khác nhau, mang đến món ăn thơm ngon và tốt với những người bị đau dạ dày. Đây cũng là loại rau có giá thành không quá đắt đỏ nên bạn có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng.
Măng tây
Trong thành phần của măng tây có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào kèm theo nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, vitamin P. Loại rau này được đánh giá là rất tốt với những ai đang mắc chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày trong đêm.
Sử dụng các món ăn chế biến từ măng tây còn giúp ngăn chặn các axit độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhờ đó, giúp bạn có được một đường ruột khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
Rau ngót
Rau ngót được nhiều gia đình Việt ưa chuộng, rau có tính mát và rất tốt trong giải nhiệt cơ thể. Thành phần của rau ngót cũng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin B1, B2, B3, canxi, kali, magie,…
Sử dụng rau ngót mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời làm giảm chứng đầy bụng và đau dạ dày. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý thêm là rau ngót có thể gây co thắt tử cung, vì thế không nên sử dụng loại rau này với phụ nữ đang mang thai.
Rau thì là
Thêm một đáp án cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì, đây là loại rau có tên gọi đặc biệt – rau thì là. Loại rau này rất giàu hàm lượng vitamin và chất xơ nên tốt cho sức khỏe tổng thể, đồng thời cũng tốt với những ai đang bị đau dạ dày.
Chưa hết, chất chống oxy hóa là flavonoid có trong rau thì là sẽ giúp giảm viêm và xoa dịu hiện tượng co thắt cùng với các cơn đau ở dạ dày. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong rau thì là còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ việc điều trị căn bệnh trào ngược dạ dày.
Chuyên gia chia sẻ: Đau Dạ Dày Có Ăn Ngô Được Không? Lưu ý cần nhớ khi ăn ngô luộc
Rau chân vịt
Dịch chiết của rau chân vịt có khả năng chống loét, nhờ vậy, chúng có thể giúp bảo vệ lớp màng của dạ dày, giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, glyceroglycolipid có trong rau chân vịt còn giúp tăng cường sức mạnh cho lớp niêm mạc.
Rau chân vịt có chứa nhiều chất nên có thể giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra thành phần của loại rau này có tính chống viêm tốt, lượng protein dồi dào cũng giúp quá trình chuyển hóa vật chất nhanh, thúc đẩy hồi phục vết thương. Vì thế, bệnh nhân bị đau dạ dày nên bổ sung thêm rau chân vịt vào các bữa ăn hàng ngày.
Cải cúc
Cải cúc là loại rau tiếp theo có mặt trong danh sách các loại rau tốt với người bị đau dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra nguồn chất xơ dồi dào trong rau cải cúc giúp hoạt động tiêu hóa của dạ dày hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nguồn chất xơ có trong cải cúc giúp hoạt động của hệ tiêu hóa và dạ dày được tốt hơn. Loại rau này cũng có thể đào thải độc tố ở đường ruột, hạn chế tình trạng viêm và những bệnh lý liên quan. Thêm rau cải cúc vào các bữa ăn hàng ngày cũng giúp ổn định cảm xúc và làm thoải mái tinh thần, rất tốt với người đang bị đau dạ dày,
Rau càng cua
Rau càng cua được nhiều người lựa chọn vì có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Đông y cho rằng rau càng cua có khả năng giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả cho cơ thể.
Do đó khi mắc một số vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như đau dạ dày thì việc sử dụng loại rau này sẽ rất phù hợp. Tính hoạt huyết của rau giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tuần hoàn máu. Nhờ đó, các chất dinh dưỡng và oxy được đưa tới các hệ cơ quan thuận lợi. Rau càng cua chính là đáp án cho câu hỏi bị đau dạ dày nên ăn rau gì.
Rau muống
Thành phần của rau muống có chứa các vitamin B2, B1, C, canxi, chất xơ, sắt, photpho, rất tốt với dạ dày. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc thường xuyên sử dụng rau muống cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Rau muống là loại rau lành tính nên phù hợp để dùng với những người bị bệnh đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, rau muống cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, chống loãng xương, ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, những ai bị đau dạ dày không nên ăn nộm rau muống sống, ưu tiên dùng rau muống khi đã chế biến bằng phương pháp luộc, xào để đảm bảo an toàn.
Lá mơ tốt cho người bệnh dạ dày
Thêm một loại rau là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì, đó là lá mơ. Trong lá mơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, carotene, vitamin C và tinh dầu. Chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày, đồng thời cải thiện hiện tượng trào ngược.
Ngoài hiệu quả trong giảm đau, lá mơ còn có thể giúp thanh nhiệt, sát trùng, chữa bệnh xương khớp, bí tiểu, chướng bụng và giúp nhiều vết thương nhanh lành. Người bệnh dùng lá mơ để ăn kèm với những thực phẩm giàu đạm như thịt trâu hay thịt bò.
Đọc thêm: Bật Mí 5 Cách Dùng Lá Mơ Chữa Dạ Dày An Toàn
Rau dền
Rau dền cũng là một trong số những loại rau được khuyến cáo là nên sử dụng với người bị đau dạ dày. Trong rau dền có chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin E, vì thế việc sử dụng rau dền sẽ giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc, ngăn chặn táo bón và cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tía tô
Nếu bạn còn đang lo lắng không biết đau dạ dày nên ăn rau gì thì lá tía tô là một gợi ý. Nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của lá tía tô có chứa chất chống oxy hóa, chất chống viêm, chống dị ứng, dihydrocumin,…
Đây là những hoạt chất giúp làm lành tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, đồng thời điều tiết các axit ở dịch vị. Nhờ đó các cơn đau dạ dày sẽ được cải thiện một cách hiệu quả hơn. Lá tía tô cũng được đánh giá cao với hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện bệnh lý đường hô hấp, giúp thư giãn tinh thần, chống lão hóa và điều trị viêm khớp dạng thấp.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả cao
Những loại rau người đau dạ dày nên kiêng
Bên cạnh nắm chắc việc đau dạ dày nên ăn rau gì, người bệnh nên biết những loại rau cần hạn chế sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh gia tăng cơn đau sau đây:
- Bạc hà, húng chó: Những loại rau thơm này được cho là có thể làm mềm các cơ ở khí quản, khi đó nồng độ axit ở dạ dày gia tăng. Vì thế, người bệnh không nên tiêu hóa quá nhiều những thực phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, trà bạc hà hoặc sử dụng rau bạc hà sống.
- Cà chua: Trong cà chua có chứa lượng axit cao, chúng khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, vì thế, bệnh nhân không nên sử dụng quá nhiều cà chua vì sẽ gây ra hiện tượng ợ chua, trào ngược dạ dày hay nóng ruột.
- Hành tây sống: Trong hành tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, nếu chưa được nấu chín, thực phẩm này có thể gây đau bụng cho người sử dụng, vì thế người đang bị đau dạ dày không nên ăn hành tây.
Xem thêm: Bị đau dạ dày có ăn được cà chua không và ăn như thế thì tốt cho sức khỏe
Bị đau dạ dày cần lưu ý điều gì khi sử dụng các loại rau?
Bên cạnh việc xác định rõ đau dạ dày nên ăn rau gì đảm bảo an toàn thì bệnh nhân nên lưu ý thêm một số vấn đề liên quan tới cách sử dụng để không làm mất đi chất dinh dưỡng và vẫn đảm bảo an toàn. Dưới đây là những việc chuyên gia khuyên người bệnh nên làm:
- Sau khi chế biến, các món rau nên được ăn ngay để tránh hao hụt lượng vitamin và các chất dinh dưỡng.
- Khi chế biến bằng phương pháp xào, luộc, nấu canh, bạn không nên nấu quá lâu vì điều này có thể làm mất chất.
- Bệnh nhân bị đau dạ dày nên hạn chế việc làm rau quá mặn, thay vào đó hãy sử dụng các món ăn thanh đạm tốt hơn cho dạ dày.
- Bệnh nhân cũng cần thay đổi các loại rau có trong thực đơn thường xuyên để tránh nhàm chán và cơ thể được cung cấp nhiều dưỡng chất nhất.
- Người bệnh nên hạn chế việc sử dụng bia, rượu, nước ngọt hay đồ uống có ga để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích, giúp bệnh nhân có được chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và an toàn.
Tin liên quan:
- Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Dưa Chuột Không? [Bác Sĩ Tư Vấn]
- Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Bưởi Giúp Giảm Nhanh Triệu Chứng