Đau bao tử ăn khổ qua được không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người đang mắc bệnh đau dạ dày. Mướp đắng hay khổ qua là một trong những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt, chúng cũng được xem là dược liệu quý trong các bài thuốc Đông y. Vậy người bị đau dạ dày ăn mướp đắng được không, cần chế biến như thế nào để đảm bảo an toàn và gia tăng hiệu quả trị bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Favina để có lời giải đáp chính xác nhất.
Đau bao tử ăn khổ qua được không?
Đau bao tử – đau dạ dày là bệnh lý rất phổ biến ở mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Ngoài vấn đề về bệnh lý, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Vậy nên, có nhiều người thắc mắc rằng đau bao tử ăn khổ qua được không?
Khổ qua hay mướp đắng là thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao và thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Việt. Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, được sử dụng để loại bỏ các triệu chứng liên quan tới tâm, vị, can. Loại dược liệu này cũng được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y với tác dụng giải độc tố, thanh lọc cơ thể, bồi bổ dưỡng huyết, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mướp đắng sở hữu nhiều tác dụng tốt với hệ đường ruột và điều này đã được kiểm chứng trong y học hiện đại. Cụ thể như sau:
- Đây là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A cao nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các gốc tự do. Vitamin A, C cùng là những thành phần có tác dụng làm lành các vết viêm loét một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Glycosid, Tanin, Saponin, Alcaloid,… là những hợp chất có tính trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Từ đó giúp khôi phục hoạt động bình thường của dạ dày, làm lành các vết lở loét tạo phần niêm mạch và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Mướp đắng có khả năng chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày tốt trước sự tấn công của vi khuẩn Hp nhờ hoạt chất Momordicin.
- Với hàm lượng chất xơ dồi dào, khổ qua giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm áp lực cho dạ dày.
- Ngoài ra, trong khổ qua còn có chứa kẽm, sắt, folate, kali,…. làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn cho những người bị đau dạ dày cấp tính và mãn tính.
Từ những công dụng trên, bạn đọc đã có thể tự mình giải đáp câu hỏi “đau bao tử ăn khổ qua được không”?. Không những cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao, các chuyên gia còn nhận định, nếu sử dụng đúng thời điểm, đúng cách, khổ qua sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh liên quan tới dạ dày.
Mặc dù có thể giúp lưu thông mạch máu, giảm viêm, chống loét dạ dày tốt nhưng việc lạm dụng sử dụng mướp đắng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy xấu. Vậy nên, nếu đang gặp các bệnh lý hay có bệnh nền trong người, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh liều lượng và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn.
Chuyên gia chia sẻ thêm: Đau dạ dày có nên uống vitamin c – Hướng dẫn cách bổ sung vitamin C cho người đau dạ dày
Người bị đau bao tử nên sử dụng khổ qua như thế nào?
Bên cạnh câu hỏi đau bao từ ăn khổ qua được không, bệnh nhân bị đau dạ dày cũng nên chú ý đến việc nên ăn khổ qua như thế nào thì tốt. Trong trường hợp bệnh nhân đồng thời vừa mắc bệnh dạ dày, vừa gặp các vấn đề dưới đây thì tốt nhất không nên ăn mướp đắng. Chẳng hạn như:
- Phụ nữ có thai: Các thành phần có trong mướp đắng có chứa chất kích thích co bóp cổ tử cung. Việc mẹ bầu sử dụng quá nhiều mướp đắng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy nên các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu hạn chế hoặc không nên sử dụng mướp đắng trong suốt thời kỳ thai sản.
- Phụ nữ cho con bú: Các nghiên cứu cho thấy, một số thành phần có trong khổ qua có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thông qua đường sữa mẹ.
- Đối tượng bị thiếu canxi: Thành phần acid oxalic có trong mướp đắng sẽ hạn chế quá trình hấp thu canxi của cơ thể.
- Bệnh nhân mắc bệnh về gan, thận: Đây cũng là những đối tượng không được khuyến khích sử dụng khổ qua nếu bị đồng thời cả bệnh dạ dày.
- Bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp: Chất Polypeptid-P, Charantin và Vicine có trong khổ qua có thể khiến hạ lượng đường, dẫn tới tình trạng hạ huyết áp, làm bệnh tái phát nên cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài những trường hợp nêu trên, việc sử dụng khổ qua cho người đang bị đau dạ dày cũng cần hết sức thận trọng. Hãy dùng đúng cách, đúng liều lượng và sẽ tốt hơn nếu bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe
Hướng dẫn chế biến món ăn cho người bị đau bao tử
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên không phải món nào trong số đó cũng tốt với người bị đau dạ dày. Do đó, với những người bị đau dạ dày nên chế biến khổ qua theo 3 cách sau:
Đau bao tử ăn khổ qua được không? Làm canh khổ qua nhồi thịt
Khi được hỏi đau bao tử ăn khổ qua được không, nhiều người sẽ nghĩ vì chúng khá đắng nên không tốt cho dạ dày. Nhưng ít người biết rằng, việc ăn khổ qua với hàm lượng vừa đủ và đúng cách sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như dạ dày. Một trong những món ăn tốt cho người bị đau bao tử và được nhiều người yêu thích chính là canh khổ qua nhồi thịt.
Nguyên liệu: Thịt lợn xay, khổ qua, mộc nhĩ, hành lá, nấm hương, gia vị.
Cách chế biến:
- Đầu tiên bạn cần rửa sạch khổ qua, cắt khúc, bỏ ruột bên trong. Sau đó đem ngâm với nước đá hoặc nước muối pha loãng nhằm làm giảm bớt vị đắng.
- Mộc nhĩ, nấm hương cần ngâm với nước nóng cho nở, tiếp đó mang rửa sạch, băm nhuyễn.
- Hành lá cắt nhỏ.
- Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ, hành lá, thịt xay cùng các gia vị cho vừa ăn. Tiến hành ướp trong 20 phút rồi nhồi hỗn hợp trên vào khổ qua.
- Cho khổ qua đã được nhồi vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ hoặc có thể dùng nước hầm xương để nấu đều được.
- Đun đến khi khổ qua chín, bạn cho hành lá vào rồi lấy ra bát thưởng thức cùng cả nhà.
Đau bao tử ăn khổ qua được không? Canh khô qua và nấm
Đau bao tử ăn khổ qua được không? Đương nhiên là cá bạn có thể ăn được, nếu như chế biến thành món canh nấu cùng nấm. Đây cũng là một món ăn khá đơn giản, dễ làm, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Nguyên nhân: Nấm cơm, khổ qua, hành lá, tỏi và gia vị cần thiết.
Cách chế biến:
- Trước khi thái thành từng lát vừa ăn, bạn cần rửa khổ qua, loại bỏ phần ruột và hạt, bổ đôi quả khổ qua để thái cho dễ.
- Rửa sạch nấm, cắt đôi.
- Bóc tỏi, băm nhỏ, phi tỏi thơm thì cho nấm vào xào sơ qua.
- Bỏ khổ qua đã thái lát cùng với lượng nước vừa đủ, cho gia vị vào rồi nấu.
- Khi khổ qua chính, bạn cho hành lá đã thái nhỏ vào.
Đọc thêm: TOP 6 Cách Ăn Chuối Xanh Chữa Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Mướp đắng xào trứng
Mướp đắng hay khổ qua xào trứng là món ăn quen thuộc, được chế biến khá đơn giản nhưng lại mang tới công dụng kích thích tiêu hóa, làm giảm nhanh các triệu chứng do đau dạ dày gây nên.
Nguyên liệu: Trứng gà (trứng vịt), khổ qua, hành lá, hành khô, gia vị.
Cách chế biến:
- Rửa sạch khổ qua, bổ đôi, loại bỏ ruột bên trong và thái thành lát mỏng. Người bệnh có thể ngâm khổ qua với nước muối pha loãng trong 15 phút để làm giảm vị đắng.
- Hành lá cắt nhỏ, hành tươi đem đập dập, băm nhỏ.
- Đập trứng ra bát, cho gia vị vừa ăn vào và đánh đều tay.
- Phi hành, cho mướp đắng vào, xào cho tới khi vừa chín tới, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho trứng vào xào.
- Cuối cùng, bạn cho hành lá đảo lại vài lần là có thể lấy ra ăn.
Lưu ý khi ăn khổ qua với người bị đau bao tử
Các nghiên cứu đều cho thấy khổ qua rất có lợi cho tiêu hóa và có khả năng điều trị chứng đau dạ dàyư. Tuy nhiên nếu muốn dùng khổ qua an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Cần lựa chọn khổ qua có nguồn gốc rõ ràng, chỉ sử dụng những quả còn tươi, không bị nấm mốc, sâu bệnh hoặc hư thối.
- Không ăn khổ qua quá nhiều, liên tục trong nhiều ngày vì chúng có thể gây nên tình trạng tăng men gan, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu,…
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết, thiếu canxi thì không nên sử dụng mướp đắng.
- Không nấu mướp đắng với nhiều dầu mỡ không nấu quá chín. Bởi nếu làm vậy sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng có trong khổ qua.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn khổ qua, các bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể, điều trị kịp thời.
Như vậy, không chỉ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Đau bao tử ăn khổ qua được không”, bài viết còn hướng dẫn các bạn cách chế biến cùng những lưu ý khi sử dụng thực phẩm này. Mong rằng những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thể kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh đau dạ dày, bảo vệ tốt sức khỏe của mình.
Tin tức liên quan:
- Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng rễ sim mang lại hiệu quả cao
- Đau dạ dày có nên ăn bánh mì và nên ăn loại bánh mì nào?