Nội dung chính

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là cách được nhiều bệnh nhân sử dụng, giúp kiểm soát những cơn đau trong thời gian dài và thường xuyên. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả ra sao và sử dụng lá trầu không như thế nào để chữa đau dạ dày tốt nhất? Sau đây là những giải đáp của các chuyên gia về vấn đề này.

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Tác dụng của lá trầu không đối với bệnh dạ dày

Khi nói đến việc chữa bệnh dạ dày, chúng ta thường nghĩ đến các loại thuốc tân dược với các tác dụng nhanh chóng, điều trị trong thời gian ngắn. Thuốc tân dược giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn như: dị ứng, giảm cân, suy nhược cơ thể, nóng trong người. Bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng, bộ phận khác trong cơ thể.

Vì vậy, nhiều người bệnh đã chuyển sang việc tìm kiếm và sử dụng các cách chữa đau dạ dày bằng phương pháp dân gian để an toàn và lành tính hơn. Trong đó sử dụng trầu không là một lựa chọn chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, được ông cha ta đánh giá cao và sử dụng từ lâu.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh lá trầu không chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, tiệt trùng rất tốt. Vì vậy, lá trầu không có nhiều tác dụng trong chữa trị nhiều căn bệnh như đau răng, đau nhức xương khớp, đau bụng, khó tiêu, bệnh lý về dạ dày, viêm âm đạo…

Theo Đông y:

  • Lá trầu không có vị cay nồng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, trung hòa acid trong dạ dày.
  • Vị cay nóng của lá trầu kích thích quá trình co thắt, làm giãn nở cơ vòng. Từ đó ngăn việc, tăng cường quá trình co bóp, tiêu hóa và góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng đúng cách lá trầu không thì bệnh nhân sẽ giảm thiểu các triệu chứng của đau dạ dày nhanh chóng. Các vết thương sẽ được làm lành một cách hiệu quả.

Theo y học hiện đại:

  • Lá trầu không có chứa tanin và các thành phần chống oxy hóa. Đây là những nhân tố có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Lá trầu không còn chứa các betel-phenol, là đồng phân của eugenol và chavicol. Đây là những chất có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh, đẩy lùi các tác nhân gây viêm loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn.

Vì vậy, chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đã đem lại cho người bệnh những hiệu quả trông thấy. Đây là phương pháp đã được ứng dụng trong dân gian từ lâu.

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả?

Khi bị bệnh dạ dày, người mắc sẽ thường xuyên bị đau bụng giữa và dưới, sau bữa ăn. Đi kèm với đó là các triệu chứng như: Đại tiện thất thường, bụng chướng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, chán ăn…. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Việc điều trị dạ dày chủ yếu kết hợp các phương pháp giúp trung hòa lượng acid thừa khi ăn, giảm đau, chống co thắt cho dạ dày, giảm thiểu quá trình sản sinh dịch vị quá mức và chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Đau dạ dày là hiện tượng tiết nhiều Acid
Đau dạ dày là hiện tượng tiết nhiều Acid

Trong khi đó, các thành phần trong lá trầu không giúp làm lành vết loét và các tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời có khả năng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào tự do.

Một nghiên cứu của môn Ký sinh, trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1956 đã chỉ ra lá trầu không có tính kháng khuẩn rất mạnh có thể dùng chữa đau dạ dày bằng lá trầu không. Một số thành phần hóa học có trong lá trầu không có tác dụng chống lại sự phát triển của các loại vi khuẩn như Subtilis, tụ cầu, trực trùng Coli,… Đây là nhóm vi khuẩn thường gặp trong niêm mạc dạ dày. Vì vậy, chữa đau dạ dày bằng lá trầu không được ứng dụng rộng rãi trong điều trị giảm cơn đau dạ dày.

Tuy nhiên, hiệu quả chữa đau dạ dày bằng lá trầu không còn tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh. Thực tế, phương pháp sử dụng lá trầu thích hợp với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Với trường hợp nặng, người bệnh cần kết hợp các phương pháp cải thiện nhanh chóng theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem ngay: Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh chóng

Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Để có thể phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh đau dạ dày bằng lá trầu không, bạn cần sử dụng đúng cách và khoa học. Người bệnh có thể tham khảo một số cách sử dụng tại nhà sau đây.

Cách 1: Uống nước lá trầu không

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 4 đến 6 lá trầu không loại bánh tẻ (không quá non).
  • Quy trình thực hiện: Lá trầu không đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó vò nát và đem hãm với nước lọc, chắt lấy nước để uống hàng ngày.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sau các bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ lấy nước trầu không đã hãm để uống. Sử dụng liên tục hằng ngày trong khoảng 1 tháng.
Cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không
Cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Nếu không muốn hãm uống, bạn cũng có thể đun sôi lá trầu không trong 5 phút và lấy nước uống. Việc chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đòi hỏi người bệnh phải tỉ mỉ và kiên trì khi sử dụng.

Cách 2: Nhai trực tiếp lá trầu

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 3 đến 4 lá trầu không loại lá non.
  • Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá trầu không để ráo nước và nhai trực tiếp rồi nuốt.
  • Cách dùng: Lá trầu không sử dụng để nhai và nuốt duy trì trong khoảng 30 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Việc nhai trực tiếp lá trầu không không hề dễ dàng với nhiều người trẻ hiện đại. Vì vậy, nhiều người đã không lựa chọn phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá trầu không này để điều trị bệnh.

Giải đáp nhanh: Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý rất dễ tái phát và chuyển sang tình trạng nghiêm trọng hơn bởi vi khuẩn tồn tại trong dạ dày rất dễ phát triển. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng, không tốt cho sức khỏe. Khi chữa đau dạ dày bằng lá trầu không, bệnh nhân lưu ý một số vấn đề sau đây.

  • Hiệu quả chữa đau dạ dày bằng lá trầu không rất chậm, người bệnh cần sử dụng kiên trì.
  • Lá trầu không có tác dụng chữa đau dạ dày tốt nhưng cần kết hợp với việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Như vậy mới đem đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
  • Không nên ăn thực phẩm có tác động làm gia tăng các ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày như: Các thực phẩm cay, nóng, các thực phẩm có vị chua, chứa nhiều dầu mỡ,… gây đầy bụng, khó tiêu, tăng sản sinh acid.
Người mắc bệnh đau dạ dày nên tránh đồ ăn cay nóng
Người mắc bệnh đau dạ dày nên tránh đồ ăn cay nóng
  • Cần ăn từ từ, chậm rãi.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như: Đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá,…
  • Dành thời gian để tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên mang vác quá nặng, gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe của dạ dày.
  • Có một lối sống tích cực, luôn lạc quan, vui vẻ, tránh suy nghĩ quá nhiều, hạn chế stress ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Cần có thời thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Có thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn để dạ dày tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm trước khi bắt đầu làm việc.
  • Không chữa đau dạ dày bằng lá trầu không khi bệnh tình trở nặng, xuất hiện các triệu chứng như: ho ra máu, đi đại tiện ra máu, sốt cao, co giật,…

Với những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng giúp bạn hiểu và có được câu trả lời chính xác chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, bạn nhé!

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa