Nội dung chính

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam có tác dụng tốt và an toàn đối với sức khỏe nên được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này mang lại hiệu quả rất chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định mới thấy tình trạng bệnh chuyển biến tốt. Bài viết dưới đây là 6 cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam được người bệnh đánh giá cao về hiệu quả mang lại bạn có thể tham khảo.

Viêm tai giữa gây đau nhức tai, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày
Viêm tai giữa gây đau nhức tai, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày

Cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam

Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm khuẩn một hoặc toàn bộ tai giữa với biểu hiện đặc trưng là chảy dịch và chảy mủ liên tục. Đây là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em, chỉ sau bệnh viêm đường hô hấp trên cấp. Viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngược lại, nếu không điều trị sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mãn tính,…

Dùng thuốc Nam điều trị bệnh viêm tai giữa là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà. Dược tính trong các loại thảo dược này khi được cơ thể hấp thụ sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Ưu điểm của phương pháp trị bệnh này là có cách thực hiện đơn giản, an toàn đối với sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp điều trị mang lại này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ bệnh lý, cách áp dụng,… nên sẽ có sự khác nhau ở từng người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo.

Tham khảo thêm: Viêm Tai Xương Chũm Cấp Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

1. Bài thuốc nam chữa viêm tai giữa từ cây diếp cá

Diếp cá là thảo dược có tính mát với tác dụng thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố, tán hàn,… Diếp cá còn chứa hàm lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp loại bỏ tác nhân gây viêm tồn tại bên trong cơ thể. Khi bị viêm tai giữa, bạn có thể tận dụng cây diếp cá để điều trị bệnh tại nhà, giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Khi dùng diếp cá trị bệnh, bạn nên dùng kết hợp bài thuốc uống với bài thuốc nhỏ để tình trạng bệnh nhanh chuyển biến tốt.

+ Cách thực hiện:

Bài thuốc uống:

  • Chuẩn bị 30 gram rau diếp cá và 10 gram táo đỏ. Diếp cá đem rửa sạch tạp chất bám quanh, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đem dược liệu đi phơi khô dưới trời nắng gắt.
  • Cho diếp cá và táo đỏ vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho đến khi cạn còn 200ml nước là được.
  • Đợi nước nguội thì chắt lấy nước và bỏ bã. Chia lượng nước thu được thành 3 phần bằng nhau rồi dùng để uống hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Bài thuốc nhỏ:

  • Diếp cá đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Giã nát dược liệu rồi vắt lấy nước cốt bỏ bã.
  • Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước cốt diếp cá vào bên tai bị viêm, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.

Đọc thêm: Chuyên Gia Hướng Dẫn 7 Bài Thuốc Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Đông Y Cực Hiệu Nghiệm

Tận dụng lá diếp cá trong vườn nhà để điều trị viêm tai giữa
Tận dụng lá diếp cá trong vườn nhà để điều trị viêm tai giữa

2. Dùng lá hẹ chữa bệnh tại nhà

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá hẹ tươi có tác dụng tán độc, ôn trung và hành khí. Ông cha ta thường sử dụng lá hẹ để điều trị chứng ra mồ hôi trộm, bệnh tiêu hóa, giảm sưng đau và ho. Khi bị viêm tai giữa, bạn cũng có thể tận dụng dược liệu này để điều trị bệnh tại nhà, giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50 gram lá hẹ tươi, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Đem dược liệu đi xay nát hoặc giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Bảo quản nước cốt lá hẹ trong lọ sạch và kín để dùng dần.
  • Nhỏ nước cốt lá hẹ vào bên tai bị viêm với tần suất 2 – 3 lần/ngày và mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

3. Bài thuốc nam trị viêm tai giữa từ tỏi tươi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một vị thuốc giúp cải thiện nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác nhau như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa,… Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chống virus rất tốt. Dược tính trong tỏi còn có khả năng kháng viêm và xoa dịu cơn đau. Với những bệnh nhân bị viêm tai giữa, nhỏ nước cốt tỏi vào tai là cách kiểm soát cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một tép tỏi tươi, lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Đem dược liệu đi ép lấy nước rồi pha với 5ml nước muối sinh lý.
  • Dùng hỗn hợp này để nhỏ vào tai với liều lượng 1 – 2 giọt, thực hiện khoảng 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh được kiểm soát.

Tìm hiểu thêm: TOP 8 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Cho Bé Tại Nhà Hiệu Quả Bất Ngờ

4. Lá mơ giúp hút bớt dịch mủ trong tai

Lá mơ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thường được tận dụng để điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa và bệnh tai mũi họng. Khi bệnh viêm tai giữa khởi phát, bạn có thể tận dụng dược liệu này để điều trị bệnh tại nhà. Trong lá mơ chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có lợi như vitamin C, acid amin, methylmercaptan, caroten,… Các chất này khi được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả tiêu viêm và tiêu mủ, cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Hàm lượng lớn paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphiot trong lá mơ còn hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa.

Lá mơ có tác dụng tốt trong việc hút dịch mủ ứ đọng trong tai
Lá mơ có tác dụng tốt trong việc hút dịch mủ ứ đọng trong tai

+ Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 3 – 4 lá mơ tươi, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Hơ lá mơ trên lửa nhỏ cho đến khi nóng lên thì vò nhỏ rồi nhét vào bên tai bị viêm.
  • Để như vậy rồi ngủ qua đêm để lá mơ hút bớt lượng dịch mủ tích tụ bên trong tai.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày một lần cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

ĐỪNG BỎ LỠ: Review TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường

5. Cây sống đời chữa viêm tai giữa

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, cây sống đời có tính mát với công dụng chính là kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Loại dược liệu này thường được sử dụng để chữa lành các vết thương ngoài da. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, cây sống đời có chứa hàm lượng lớn acid hữu cơ, phenolic và glycozit flavonoid. Các chất này có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm tai giữa và kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá cây sống đời, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho dược liệu vào cối giã nát rồi dùng vải mùng vắt lấy nước cốt bỏ bã. Dùng tăm bông thấm nước cốt lá cây sống đời rồi thấm vào bên tai bị viêm.
  • Thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần áp dụng sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.

6. Xông hơi tai bằng sáp ong

Sáp ong là dược liệu có tính bình với tác dụng chính là giảm đau tai, ngăn chảy máu và chảy dịch, hỗ trợ chữa lành tổn thương. Với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, sáp ong còn có tác dụng ức chế hoạt động của tác nhân gây hại và tiêu diệt chúng. Bệnh nhân bị viêm tai giữa hoàn toàn có thể tận dụng sáp ong để điều trị bệnh tại nhà. Dưỡng chất bên trong sáp ong còn có khả năng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về thính giác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một miếng sáp ong và một miếng giấy cuộn nhỏ.
  • Dùng miếng giấy cuộn miếng sáp ong thành hình giống như điếu thuốc. Đốt cháy một đầu giấy để tạo thành khói.
  • Nằm nghiêng xuống dưới giường sao cho tai bị viêm hướng lên trên, úp đầu giấy còn lại xuống tai với góc 90 độ để xông hơi lỗ tai.
  • Thực hiện cách trị bệnh này từ 1 – 2 lần/ngày và mỗi lần đốt từ 2 – 3 cuộn giấy là được.

ĐỌC NGAY: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Một Số Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh

Dùng sáp ong để xông tai giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm bên trong
Dùng sáp ong để xông tai giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm bên trong

Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam có độ an toàn cao, ít phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Đồng thời, dược liệu dùng để trị bệnh cũng rất dễ tìm, bạn có thể thấy trong vườn nhà hoặc mua với giá thành khá rẻ. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này vẫn còn tồn tại rất nhiều nhược điểm, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam bạn cần nắm rõ:

  • Hiệu quả điều trị mà các bài thuốc trên mang lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên sẽ có sự khác nhau ở mỗi người. Sau thời gian dài áp dụng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn cần thay đổi phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa, không sử dụng các loại thảo dược mà cơ thể bị dị ứng để trị bệnh tại nhà. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi trị bệnh bằng thuốc nam, cần ngưng thuốc rồi báo cho bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Chỉ nên dùng thuốc nam điều trị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ, mới khởi phát và triệu chứng của bệnh chưa quá nghiêm trọng. Không tự ý điều trị tại nhà khi bệnh đã chuyển biến nặng để tránh phát sinh biến chứng nghiêm trọng.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh ở trên. Bạn cũng có thể phối hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh nhanh chóng được kiểm soát.
  • Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Nam đúng cách và đúng liều lượng. Nếu bạn quá lạm dụng sẽ phát sinh tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, điển hình là ngộ độc.

Bài viết trên đây là hướng dẫn điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Nam bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tốt nhất, người bệnh vẫn nên thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa