Nội dung chính

Viêm tai giữa xung huyết khởi phát do dịch nhầy tích tụ sau màng nhĩ khiến ống tai bị tổn thương. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh phát sinh biến chứng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Viêm tai giữa xung huyết gây đau nhức tai và ảnh hưởng đến thính lực
Viêm tai giữa xung huyết gây đau nhức tai và ảnh hưởng đến thính lực

Viêm tai giữa xung huyết là gì? Nguy hiểm không?

Viêm tai giữa xung huyết là giai đoạn nặng của bệnh viêm tai giữa. Đây là tình trạng ống tai eustachian sẽ bị tổn thương do viêm nhiễm, khiến không gian trong ống bị thu nhỏ hoặc đóng kín hoàn toàn. Lúc này, dịch tai sẽ bị ứ đọng sau màng nhĩ, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây hại. Đến một thời điểm nhất định, dịch nhầy dạng nước sẽ bắt đầu rỉ ra ngoài nhưng hoàn toàn không chứa mủ. Viêm tai giữa xung huyết có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm tai giữa là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, làm suy giảm thính lực và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu chủ quan trong việc điều trị hoặc điều trị sai cách, tổn thương bên trong ống tai giữa sẽ trở nặng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể gặp của bệnh viêm tai giữa xung huyết là nhiễm trùng, điếc vĩnh viễn, liệt dây thần kinh, viêm màng não,…

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân gây viêm tai giữa xung huyết

Thống kê y khoa cho biết, có khoảng 75% trường hợp bị viêm tai giữa xung huyết là do tổn thương ống eustachian. Lúc này, màng nhĩ sẽ bị thu hẹp hoặc đóng kín, tích tụ dịch bên trong và tăng sinh vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều phát triển từ bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản cấp,… Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Do nhiễm khuẩn: Staphylococcus pneumonia, haemophilus influenzae, diphtheroids,… là những loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp hiện nay. Nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mang các loại vi khuẩn này sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm tai giữa xung huyết.
  • Thói quen vệ sinh không sạch sẽ: Thói quen vệ sinh tai không sạch sẽ đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây bệnh. Vì thế, người bệnh cần chú ý vệ sinh tai thật kỹ sau khi bơi lội, lặn biển hoặc tắm,…
Thói quen vệ sinh tai không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh
Thói quen vệ sinh tai không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh
  • Môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa xung huyết. Ví dụ như sống trong khu công nghiệp nhiều khói bụi, làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi từ thiết bị động cơ,…
  • Yếu tố cơ thể: Viêm tai giữa xung huyết rất dễ khởi phát ở trẻ em từ 2 – 8 tuổi do cấu trúc và chức năng của ống eustachian của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện
  • Chủ quan trong điều trị bệnh: Khi bệnh viêm tai giữa mới khởi phát ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng không rõ ràng, gây khó khăn cho việc nhận biết và điều trị. Theo thời gian, bệnh sẽ dần tiến triển nặng và chuyển sang giai đoạn xung huyết.
  • Tư thế nằm: Nằm ngửa hoặc nằm ở tư thế úp tai xuống giường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, tư thế nằm này còn gây cản trở quá trình lưu thông không khí trong tai với môi trường xung quanh.

Tham khảo thêm: Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Và Một Số Lưu Ý

Triệu chứng viêm tai giữa xung huyết

Ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát, triệu chứng của bệnh viêm tai giữa xung huyết không quá rõ ràng. Lúc này, người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ trong tai và trở lại bình thường chỉ sau 1 – 2 tuần. Nhưng khi bệnh chuyển biến nặng sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu, sưng tấy vùng tai,… Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh láy này bạn cần nắm rõ:

  • Cảm giác ngứa ngáy và đau nhức tai dữ dội
  • Ù tai, nặng tai, suy giảm thính lực nghiêm trọng
  • Có dịch màu vàng rỉ ra ngoai tai
  • Nổi hạch sau tai, sốt cao, chán ăn, mệt mỏi và khó tập trung
  • Cơ thể bị thay đổi nhịp sinh học, rối loạn giấc ngủ
  • Trẻ em bị tiêu chảy, chướng bụng
  • Soi tai thấy bung mủ, chảy dịch hoặc thủng màng nhĩ
Viêm tai giữa xung huyết gây rò rỉ dịch vàng ra ngoài tai
Viêm tai giữa xung huyết gây rò rỉ dịch vàng ra ngoài tai

Ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng và lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu chủ quan trong việc điều trị, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng gây khó khăn cho quá trình điều trị và phát sinh biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

XEM NGAY: Viêm Tai Giữa Gây Ù Tai Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Cách điều trị viêm tai giữa xung huyết

Bệnh viêm tai giữa xung huyết cần được thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác mức độ bệnh trạng và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Dựa vào mức độ tiến triển bệnh lý ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là các cách điều trị viêm tai giữa xung huyết mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y để kiểm soát triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Việc dùng thuốc Tây trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết là:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Thường dùng là Macrolid, Cephalosporin.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Thường dùng là corticoid và NSAIDs.
  • Thuốc nhỏ: Thuốc có tác dụng sát khuẩn và tiêu viêm tại chỗ, giúp làm sạch vùng tai bị bệnh. Thường dùng là trivin, Coldi B, ffexin, cortiphenicol,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Được kê đơn với những trường hợp bị đau nhức ở mức độ nghiêm trọng hoặc sốt cao. Thường dùng là paracetamol.

Người bệnh không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Xem thêm: TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách

Trị bệnh bằng bài thuốc dân gian

Với trường hợp bệnh nhẹ chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, người bệnh có thể tiến hành điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Phương pháp điều trị này có độ lành tính cao, ít tốn kém và ít phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Trị bệnh bằng cây kinh giới: Rửa sạch một nắm rau kinh giới, ngâm trong nước muối loãng trong 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước bỏ bã. Nhỏ từ 2 – 3 giọt nước cốt cây kinh giới vào bên tai bị bệnh. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.

+ Dùng áp ong trị bệnh: Chuẩn bị sáp ong không có mật, đem cuộn trong tờ giấy mỏng cho giống với hình điếu thuốc. Đốt cháy một đầu giấy đã cuộn để tạo ra khói rồi úp đầu không đốt xuống vùng tai bị bệnh để xông hơi. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt.

Xem thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

Lưu ý khi bị viêm tai giữa xung huyết

Viêm tai giữa xung huyết khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến thính lực bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Bạn có thể phòng ngừa bệnh lý này thông qua các mẹo đơn giản sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh. Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chất kích thích hoặc chất hóa học.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng bông ngoáy tai sau mỗi lần tắm, bơi hoặc lặn. Để đảm bảo, bạn cũng có thể dùng thêm thuốc nhỏ hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý đến tư thế nằm ngủ và tư thế nằm bú của trẻ. Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống từ 2 – 3 lit nước/ngày giúp tăng trao đổi chất và bảo vệ hệ miễn dịch. Không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất kích thích gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,…
Uống nhiều nước giúp tăng đề kháng, chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại
Uống nhiều nước giúp tăng đề kháng, chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại
  • Duy trì thói quen sinh hoạt tích cực như ngủ nghỉ đúng giờ, không thức khuya,… Cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường bổ sung rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp lưu thông khí huyết và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,…

Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa xung huyết bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe người thân trong gia đình. Ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp