Nội dung chính

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để kiểm soát tình trạng viêm và đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Ngược lại, nếu trẻ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên ăn và nên kiêng bạn có thể tham khảo.

Trẻ bị viêm tai giữa cần được ăn uống đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả
Trẻ bị viêm tai giữa cần được ăn uống đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả

Viêm tai giữa là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ em. Bệnh khởi phát khi vi khuẩn hoặc virus tấn công vào vùng tai giữa gây viêm nhiễm. Viêm tai giữa thường là biến chứng của một số bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,…. Y khoa chia bệnh viêm tai giữa thành hai dạng chính là cấp tính và có tiết dịch. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ khởi phát bệnh rất cao do đăc điểm giải phẫu tai và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu chưa có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại.

Tìm hiểu khái niệm: Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chế độ ăn uống cho trẻ em bị viêm tai giữa

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Ăn uống thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương, thậm chí là khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, nếu người bệnh có chế độ ăn uống giàu dưỡng chất sẽ giúp nâng cao đề kháng cơ thể và tăng khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Khi bệnh viêm tai giữa khởi phát ở trẻ em, bố mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ăn uống khoa học giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh.  Một số nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn ăn uống dành cho trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần nắm rõ là:

  • Cho bé bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với bé. Đồng thời, trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé bú nằm, tránh tình trạng sữa chảy ngược vào tai khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chế biến món ăn dưới dạng mềm và dễ nuốt như cháo, soup, canh,… cho bé sử dụng. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa và giảm thất thoát thức ăn khi nôn ói.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cân bằng các nhóm dưỡng chất nạp vào cơ thể để hỗ trợ tăng đề kháng và đảm bảo cân nặng cho trẻ. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bổ sung vào lượng nước mà cơ thể bị thiếu hụt do tiêu chảy, đẩy nhanh tốc độ hạ sốt.
  • Nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ví dụ như rau củ màu anh đậm, trái cây giàu vitamin C,…

ĐỪNG BỎ LỠ: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Một Số Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh

Nên cho bé ăn đồ ăn lỏng dễ tiêu để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa
Nên cho bé ăn đồ ăn lỏng dễ tiêu để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa

Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì?

Ăn uống kiêng khem hợp lý là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa an toàn và hiệu quả. Khi trẻ bệnh viêm tai giữa, bố mẹ cần tránh cho bé tiêu thụ các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là:

  • Thực phẩm nhiều đường: Trẻ bị viêm tai giữa cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… Hàm lượng đường trong nhóm thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ gây ức chế hệ miễn dịch, tăng đường huyết đột ngột và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Đồ ăn cứng dai: Khi ăn các loại đồ ăn thô cứng, trẻ phải nhai nhiều hơn và cơ hàm phải hoạt động mạnh hơn. Điều này có tác động không tốt đến quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa và kéo dài quá trình phục hồi tổn thương. Vì thế, đây là nhóm thực phẩm mẹ cần tránh cho bé tiêu thụ khi bệnh viêm tai giữa đang khởi phát.
  • Thực phẩm sấy khô: Các loại trái cây sấy khô như chuối, mít, chà là khô,… cũng cần loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Tiêu thụ quá nhiều trái cây sấy khô sẽ làm tăng huyết áp, gây ù tai và khiến trẻ bị chóng mặt.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Đây là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi tổn thương tại tai. Trong sữa và chế phẩm sữa chứa rất nhiều carbohydrate làm tăng sinh mủ, khiến viêm nhiễm trở nặng và ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
  • Đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ: Khi trẻ bị viêm tai giữa, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vì thế, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu để tránh gây áp lực lên cơ quan này. Ví dụ như gà rán, khoai tây chiên, đồ chiên xào,… Khi nấu ăn, mẹ có thể thay thế mỡ động vật thành các loại dầu thực vật giàu vitamin như dầu hướng dương, dầu óc chó,…
  • Thực phẩm dễ gây viêm: Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây viêm và dị ứng như tôm, cua, cá biển, thịt đỏ,… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh rán, xôi,… để tránh tăng sinh mủ và khiến bệnh tình chuyển biến xấu.

Tìm hiểu thêm: Viêm Tai Giữa Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng khem ở trên, bố mẹ cũng nên khuyến khích bé tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Thành phần dưỡng chất trong các loại thực phẩm này có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm, hỗ trợ chữa lành tổn thương và nâng cao đề kháng cơ thể. Các loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường bổ sung cho trẻ bị viêm tai giữa là:

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng đề kháng
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng đề kháng
  • Đồ ăn giàu kẽm: Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị viêm tai giữa nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm để phòng ngừa tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 là thành phần dưỡng chất có dụng kháng viêm và hỗ trợ nâng cao đề kháng. Vì thế, các loại thực phẩm giàu omega-3 được khuyến khích nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, giúp tình trạng viêm tai giữa nhanh chóng được cải thiện. Các loại thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến là rong biển, hàu, cá,…
  • Thực phẩm giàu sắt: Trẻ bị viêm tai giữa cần được bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể, đặc biệt là những trường hợp bị ù tai nặng do thiếu máu. Các loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ có thể cho bé tiêu thụ là rau dền, rau muống, rau cải,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên ống tai giữa và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, trẻ bị viêm tai giữa nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin C sẽ hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm tại vùng tai giữa và đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Vì thế, các loại thực phẩm vitamin C như trái cây tươi, bông cải xanh,… cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị viêm tai giữa. Vitamin A có tác dụng duy trì sức khỏe tổng thể và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp bằng cách tăng miễn dịch và giảm viêm. Các loại thực phẩm giàu vitamin A là cà rốt, khoai lang, trứng, cải bó xôi,…
  • Thịt gà: Thịt gà là thực phẩm rất giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, canxi, magie,… Thường xuyên tiêu thụ thịt gà sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh theo mùa. Vì thế, thịt gà cũng là thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị viêm tai giữa.

BẠN CÓ BIẾT: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách, ngăn không cho tình trạng bệnh tiến triển nặng và phát sinh biến chứng. Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần nắm rõ là:

Bố mẹ cần vệ sinh tai cho bé đúng cách giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm
Bố mẹ cần vệ sinh tai cho bé đúng cách giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm
  • Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách, tránh để tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn. Không nên dùng tăm bông mà hãy dùng bông gòn quấn lại để vệ sinh tai cho trẻ với tần suất 3 lần/ngày. Tránh vệ sinh quá sâu khiến tai bị tổn thương và gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn hoặc bú ở tư thế nằm, tránh tình trạng sặc sữa khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi trẻ nôn trớ quá nhiều, mẹ nên đặt trẻ ở tư thế cúi đầu xuống, tránh để dịch nôn chảy vào tai và phổi.
  • Không để nước chảy vào tai trẻ khi tắm, nước sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm lâu lành hơn. Bố mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ đi bơi trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, môi trường chứa nhiều khói thuốc lá,… Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để giữ cho môi trường sống thông thoáng và sạch sẽ.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc điều trị bệnh khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng dùng thuốc quá liều hoặc sai cách, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm trẻ nên ăn và không nên ăn khi bị viêm tai giữa bạn có thể tham khảo. Khi bệnh khởi phát, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên khoa và hướng dẫn điều trị đúng cách. Đồng thời, đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp, giúp quá trình phục hồi bệnh ở trẻ diễn ra một cách tốt nhất.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe