Thuốc nhỏ tai thường được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn. Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa có nhiều loại, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì phải sử dụng đúng loại thuốc và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ viêm tai giữa tốt, được tin dùng mà bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của thuốc nhỏ tai với viêm tai giữa
Thuốc nhỏ tai là thuốc đầu tay được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa. Việc chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc nào còn phải phụ thuộc vào tình trạng của màng nhĩ. Thuốc nhỏ tai được chia làm 2 nhóm chính, để biết mình phù hợp với loại thuốc nào, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Nhóm thuốc dùng khi màng nhĩ chưa bị thủng được dùng để điều trị bệnh viêm tai. Thuốc có các thành phần kháng sinh kết hợp với kháng viêm, có tác dụng điều trị tại chỗ, thường giúp chống viêm và giảm đau. Đa phần được chỉ định khi bị viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết hay viêm tai bọng nước.
Thuốc nhỏ tai khi đã thủng màng nhĩ là nhóm thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa chính. Thuốc được bào chế bằng các kháng sinh an toàn, ít gây độc tính trên tai cho người sử dụng.
Thuốc nhỏ tai được phân thành 2 loại chính, thường là:
- Thuốc giảm đau chứa chất gây tê: có chứa các chất như benzocaine, lidocaine, có tác dụng giảm đau tai sau 30 phút. Dùng trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa, tức là khi chỉ có các triệu chứng như phồng căng màng nhĩ, xung huyết, màng nhĩ chưa bị thủng và chảy mủ.
- Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh: Thường chứa các kháng sinh như tobramycin, Ofloxacin, chloramphenicol, ciprofloxacin… Các thuốc này không mang lại tác dụng khi người bệnh bị viêm tai giữa cấp chưa thủng màng.
Tìm hiểu thêm: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
9 Loại thuốc nhỏ viêm tai giữa được đánh giá cao
Thuốc nhỏ viêm tai giữa có nhiều loại, tùy vào tình trạng viêm của tai mà người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp. Có nhiều loại thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa có thể kể đến như:
1. Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex
Ciprodex là thuốc nhỏ tai có chứa Iprofloxacin và Dexamethasone, là kháng sinh có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa, nhiễm trùng ống tai hoặc nhiễm trùng bên trong tai.
Sản phẩm dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ dùng để tai, tuyệt đối không được nhỏ mắt hoặc uống. Khi sử dụng, tránh chạm đầu của ống nhỏ vào bất kỳ bề mặt nào để tránh nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng cho tai. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên ngưng thuốc quá sớm hoặc tự ý tăng giảm liều lượng.
Tác dụng chính:
- Tiêu diệt mầm bệnh, các vi khuẩn gây nhiễm trùng tai
- Hạn chế chảy nước vàng và viêm tai chảy mủ
- Cải thiện các triệu chứng đau nhức tai, ù tai
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn cơ bắp
- Không dùng khi nhiễm virus thủy đậu, mụn rộp…
- Không dùng kết hợp với các thuốc khác như Clozapine, Duloxetine, Didanosine, Aspirin, Antacids…
- Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, ngứa, khó chịu ở tai… Khi gặp phải các triệu chứng này, nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Tham khảo thêm: Điểm Danh TOP 5 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay
2. Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa Betnesol-N
Betnesol-N là thuốc nhỏ tai chứa 2 thành phần chính là betamethason và neomycin, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, an toàn trên cả tai và mắt. Trong đó, betamethasone có tác dụng giảm viêm sưng, làm giảm các triệu chứng đau tai, đầy tai, đỏ, ngứa tai ở người bệnh.
Thuốc dùng được cho cả trẻ em và người lớn, hiệu quả tốt với trường hợp viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Thông thường, sau 1 tuần sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh viêm tai giữa thường được cải thiện đáng kể.
Tác dụng chính:
- Điều trị viêm tai giữa do nhiễm trùng trong tai
- Giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng đau, nhức, ngứa tai do viêm.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Liều dùng thông thường từ 3 – 4 giọt/lần
- Không sử dụng thuốc quá 10 ngày.
Betnesol-N là thuốc trị viêm tai giữa được đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho người bị viêm do nhiễm virus herpes, người cơ địa yếu, hệ miễn dịch kém. Thuốc có chứa benzalkonium clorua có thể gây kích ứng da.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
3. Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa Otosan
Nhỏ tai Otosan là sản phẩm có nguồn gốc từ Italy với 100% nguyên liệu tự nhiên hữu cơ sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Thành phần chính gồm tinh dầu hạnh nhân, tinh dầu cây tùng, tinh dầu lưu ly, dầu lý chua đen, tinh dầu đinh hương, tinh dầu hoa phong lữ, bisabolol, chiết xuất keo ong, tinh dầu tràm, vitamin E…
Nhỏ tai Otosan giúp cân bằng các vi sinh vật tự nhiên trong, làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm tai giữa gây ra đáng kể. Thông thường, thuốc được sử trong vòng 3 – 5, không dùng quá 10 ngày khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giúp làm sạch tai và điều trị viêm tai giữa, chỉ dùng khi viêm tai giữa gây đau tai; viêm da, chàm, vảy nến, nấm trong ống tai; ráy tai nhiều quá mức; da trong ống tai khô, bong tróc; bỏng rát, ửng đỏ ở ống tai ngoài.
Tác dụng chính:
- Điều trị viêm tai do chàm, vảy nến
- Trị viêm tai giữa, đau tai do nước vào tai, ráy tai nhiều
- Giảm ù tai, đầy tai, khó chịu ở tai…
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Sử dụng 2 – 4 lần/ngày trong 3 – 5 ngày khi ráy tai nhiều, ống tai đỏ, kích ứng
- Dùng 2 – 4 lần/ngày, theo dõi trong 10 – 20 ngày khi bị viêm tai, đau tai.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa
4. Thuốc nhỏ tai Earex Avance
Có rất nhiều thuốc đặc trị viêm tai giữa, nếu bạn đang bị nhiễm trùng tai thì có thể tham khảo thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa Earex Avance. Sản phẩm chứa hoạt chất Choline salicylate, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và loại bỏ ráy tai dễ dàng.
Đây là một trong những sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa cấp và mạn tính. Các thành phần hoạt chất trong thuốc nhỏ tai Earex Plus gồm: Choline salicylate, glycerin, ethylene oxide, axit hydrochloric, polyoxypropylene glycol, chlorbutol…
Tác dụng chính:
- Giảm triệu chứng đau tai do viêm tai giữa cấp và mãn tính, viêm tai ngoài
- Làm mềm ráy tai, hỗ trợ loại bỏ ráy tai ra ngoài dễ dàng hơn
Chống chỉ định:
- Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
- Không dùng cho người nhạy cảm với salicylat
- Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý: Sản phẩm chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối khi tự ý dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc.
Xem thêm: TOP 5 Thuốc Điều Trị Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em Tốt Nhất Hiện Nay
5. Thuốc nhỏ trị viêm tai giữa Ofloxacin Otic
Ofloxacin Otic là thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa nhiễm trùng do vi khuẩn, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Sản phẩm có chứa các thành phần chính gồm: Ofloxacin Otic, natri borat, axit hydrochloric, NaCl, Phenylmercuric…
Tác dụng chính:
- Giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn
- Trị viêm tai giữa do vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn sinh trưởng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
- Người lớn dùng 1 – 2 lần/ngày mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người bị viêm tai giữa do virus gây ra
- Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
- Không dùng cho người dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thuốc nhỏ tai Ofloxacin Otic chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng của thuốc. Sau khi nhỏ xong cần đậy kín nắp, bảo quản ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, không để đầu lọ chạm vào các bề mặt dễ nhiễm khuẩn.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban, ngứa da, mất vị giác, chảy nước hoặc mủ trong tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Khi gặp phải tác dụng phụ, cần ngưng thuốc, liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm: TOP 8 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Cho Trẻ Tại Nhà Nhanh Khỏi Nhất
6. Hydrocortison
Hydrocortison là kháng sinh chứa steroid có tác dụng điều trị nhiễm trùng tai. Có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tốt các biến chứng của bệnh.
Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa Hydrocortison chỉ sử dụng ở tai, tuyệt đối không nhỏ vào mắt, mũi, miệng.
Tác dụng chính:
- Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp tính, mãn tính có chảy mủ
- Tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tai
- Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công lên não bộ
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người bị vỡ ống tai
- Không có tác dụng với viêm tai giữa do virus thủy đậu hoặc herpes gây ra.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban, khó thở, sưng mặt, buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt… Nếu gặp các triệu chứng này thì nên ngưng dùng thuốc, liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị
7. Dung dịch nhỏ tai Otipax
Dung dịch nhỏ tai Otipax là thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa, viêm tai, dùng được cho trẻ trên 6 tháng tuổi và người lớn. Sản phẩm có thành phần chính là Phenazon và Lidocain hydroclorid. Trong đó, Phenazon là dẫn xuất pyrazol có tính chất kháng viêm, giảm đau; Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ nhóm amid, không khuếch tán toàn thân.
Sản phẩm thuộc phân loại thuốc giảm đau, kháng viêm dùng cho tai. Thường được chỉ định để điều trị viêm tai giữa xung huyết, có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, cần thận trọng khi sử dụng.
Tác dụng chính:
- Trị viêm tai giữa cấp sung huyết
- Viêm tai chấn thương do áp suất
- Viêm tai có bóng nước do virus
Hướng dẫn sử dụng:
- Nhỏ 4 giọt vào ống tai mỗi lần, dùng 2 – 3 lần/ngày
- Không sử dụng quá 10 ngày
Chống chỉ định:
- Thủng màng nhĩ do nhiễm trùng hoặc chấn thương
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Sản phẩm cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể kể đến như dị ứng, rát hoặc ửng đỏ ống tai. Cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Viêm Tai Giữa Xung Huyết Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
8. Thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin 0.3%
Thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin 0.3% là sản phẩm chứa Ciprofloxacin, thuộc nhóm Quinolon. Đây là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng, bao gồm cả gram âm, gram dương gây viêm tai giữa, viêm tai ngoài cũng như các nhiễm khuẩn khác.
Thuốc dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, tuy nhiên, không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ciprofloxacin là kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, do đó, việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng chính:
- Điều trị viêm tai giữa cấp và mạn tính có chảy mủ
- Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập tai giữa với người mới phẫu thuật xương chũm
Hướng dẫn sử dụng:
- Với nhiễm khuẩn tai, dùng 2 – 3 giọt/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng
- Dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng.
Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng. Trong quá trình sử dụng, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau rát, khó chịu, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Nếu gặp tác dụng phụ cần ngưng thuốc, liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.
XEM NGAY: TOP 5 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Tại Nhà Cực Hiệu Quả Cho Bạn
9. Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops
Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops là sản phẩm chứa dung dịch Lomefloxacin 0.3% có tác dụng điều trị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai. Thuốc chỉ được sử dụng để nhỏ tai, không dùng để nhỏ mũi. Được đánh giá là một trong những thuốc trị viêm tai giữa mang đến hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Tác dụng chính:
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại bằng cơ chế ngăn chặn tổng hợp protein của vi khuẩn
- Trị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai
Hướng dẫn sử dụng:
- Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ
- Trong quá trình sử dụng, cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
Không sử dụng sản phẩm cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trong quá trình dùng thuốc, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, đau tai, ngứa tai…
Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm
Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa
Có thể thấy, tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc nhỏ tai, ngoài tác dụng chính thì đều có những tác dụng phụ nhất định. Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được thăm khám để xác định tình trạng bệnh cụ thể. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để tư vấn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Khi dùng thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc mua thuốc theo hướng dẫn của người từng mắc bệnh, để tránh tình trạng thuốc không đúng bệnh.
- Nên sớm thăm khám và điều trị, không nên để bệnh kéo dài, có xu hướng nghiêm trọng mới đi khám bệnh.
- Kể cả khi sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau rát tai, ngứa tai, nổi mẩn, chóng mặt, đau nhức đầu, khó thở… Lúc này, bạn nên ngừng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.
- Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa đa phần là kháng sinh, cần thận trọng khi sử dụng, nhất là khi dùng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người đề kháng kém, có bệnh lý nền…
- Để sử dụng thuốc nhỏ tai an toàn, hiệu quả, trước khi sử dụng cần rửa sạch tay với xà phòng. Khi nhỏ nên ngồi nghiêng đầu sang một bên, kéo nhẹ vành tai hướng lên trên và ra sau.
- Trẻ dưới 3 tuổi, khi nhỏ tai mẹ nên cho bé nằm nghiêng sang một bên, kéo nhẹ vành tai ra sau và xuống dưới để dễ nhỏ.
- Dùng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian, nên kết hợp dùng thuốc nhỏ tai với việc vệ sinh tai hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thời gian điều trị bằng thuốc nhỏ tai là không quá 10 ngày. Liên hệ ngay bác sĩ nếu sau khi nhỏ thuốc thấy nóng, ngứa râm ran trên 15 phút, có cảm giác sưng, ù tai.
Trên đây là một số thuốc nhỏ viêm tai giữa thường được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa mà bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Tai Xương Chũm Nhanh Hồi Phục
- Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Một Số Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh