Nội dung chính

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thuốc sát trùng, giảm đau, thuốc kháng sinh hay chống viêm… Mỗi loại thuốc có những khuyến cáo về liều lượng và đối tượng sử dụng nhất định. Bà bầu nên nhỏ thuốc đúng theo hướng dẫn để sớm trị khỏi bệnh mà không gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Khi nào nên dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu?

Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn so với bình thường. Vì vậy mà bà bầu dễ bị virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh nhiễm trùng ở tai mũi họng, trong đó có cả viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa khi mang thai có thể khiến chị em phải đối mặt với không ít triệu chứng khó chịu như đau tai, ù tai, nghe kém, chảy dịch từ trong tai, chóng mặt, mệt mỏi, sốt. Bệnh tiến triển nặng thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ.

Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Cho Bà Bầu
Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu loại nào hiệu quả và an toàn là thắc mắc chung của nhiều chị em

Tùy theo tình trạng bệnh mà bà bầu bị viêm tai giữa có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ, thuốc uống hay phẫu thuật. Trong đó, các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa được sử dụng phổ biến hơn cả bởi có ít tác dụng phụ, giúp các mẹ hạn chế được những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẹ bầu bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Viêm tai giữa đang tiến triển ở giai đoạn xung huyết, chưa gây thủng màng nhĩ
  • Bệnh tiến triển sau khi bị viêm tai ngoài.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ tai kết hợp cùng với các loại thuốc uống cho bà bầu bị viêm tai giữa nặng, có thủng màng nhĩ nhưng chưa được làm phẫu thuật. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn thuốc để tránh gây tổn thương cho màng nhĩ.

Chi tiết bài viết: Review TOP 9 Thuốc Nhỏ Trị Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Dành Cho Bạn

Lợi ích khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu

Thuốc nhỏ viêm tai giữa được sử dụng khá đơn giản và tiện lợi cho bà bầu. Thuốc thường được đóng gói trong các chai nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình khi đến nơi làm việc, khi ra ngoài hoặc đi xa nhà.

Tùy theo loại thuốc được chỉ định, việc sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu đúng cách mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho chị em như:

  • Hạn chế được tác dụng phụ cho mẹ và bé: Hầu hết các loại thuốc nhỏ tai đều chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ. Thành phần thuốc có hàm lượng vừa phải, không đi theo máu đến bào thai nên an toàn cho em bé trong bụng và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Giúp sát khuẩn cho vùng tổn thương
  • Hỗ trợ làm sạch mủ cùng dịch nhầy
  • Làm loãng dịch tiết, tạo điều kiện để dẫn lưu dịch tồn động trong khoang tai giữa ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Kháng viêm, kích thích tái tạo các mô bị tổn thương.
  • Ức chế phản ứng dị ứng là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở một số bà bầu.

Đọc thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

5 Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu an toàn

Có nhiều loại thuốc nhỏ viêm tai giữa được chỉ định cho bà bầu. Bao gồm các thuốc sát trùng, kháng viêm, kháng sinh, chống dị ứng hay thuốc làm loãng dịch tiết… Chúng được chỉ định với mục đích vệ sinh, làm sạch tai, cải thiện các triệu chứng khó chịu và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Dưới đây là những loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu an toàn thường được bác sĩ kê đơn:

1.Thuốc Hydrogen Peroxide

Hydrogen Peroxide thường được gọi là Oxy già. Thuốc được bào chế dưới dạng nhỏ, được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa có mủ cho mọi đối tượng. Loại thuốc này cũng an toàn khi dùng để vệ sinh tai, rửa tai cho bà bầu.

Khi sử dụng Hydrogen Peroxide sẽ giải phóng các phân tử oxygen làm phá vỡ cấu trúc của khối mủ và đẩy mủ cùng các mảnh mô vụn ra khỏi tổn thương. Nhờ đó, hốc tai giữa của bà bầu sẽ được làm sạch mủ, bớt sưng viêm và khô se mặt nhanh hơn.

Mặc dù có tác dụng tốt nhưng bà bầu được khuyến cáo không nên tự ý sử dụng Hydrogen Peroxide khi chưa được bác sĩ kê đơn. Việc lạm dụng thuốc bừa bãi có thể gây bỏng da ống tai, hoại tử da hoặc thậm chí thu hẹp ống tai. Cần chú ý lau sạch dung dịch oxy già còn sót lại bên trong sau khi rửa tai.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu nên đến bệnh viện hay phòng khám có chuyên môn để được bác sĩ hỗ trợ rửa tai bằng oxy già đúng cách. Việc tử xử lý tại nhà có thể không đảm bảo kỹ thuật hoặc làm sót oxy già trong tai giữa khiến cho tổn thương viêm thêm trầm trọng hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Nhanh Khỏi Bệnh

2. Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu loại nào tốt? – Otipax

Otipax cũng là loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu an toàn, đang được chỉ định rộng rãi. Chứa thành phần chính là Phenazone kết hợp với Lidocaine, thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ, đồng thời xoa dịu cơn đau, ức chế phản ứng viêm và chữa lành tổn thương.

Thuốc Otipax thích hợp sử dụng cho bà bầu trong các trường hợp sau:

  • Viêm tai giữa xung huyết cấp tính
  • Viêm tai giữa có bóng nước do virus cúm
  • Viêm tai giữa chấn thương do ảnh hưởng của áp suất.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu loại nào tốt? - Otipax
Thuốc nhỏ Otipax thích hợp cho bà bầu bị viêm tai giữa cấp tính giai đoạn xung huyết hoặc có bóng nước do virus cúm

Cách sử dụng:

  • Otipax được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào trong tai.
  • Bà bầu bị viêm tai giữa có thể nhỏ 4 giọt/lần x 2 – 3 lần/ngày vào bên tổn thương.
  • Trước khi sử dụng, chị em lên cầm thuốc trong lòng bàn tay để làm ấm. Tránh bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Không sử dụng thuốc quá 10 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Nhất

3. Thuốc Otinum trị viêm tai giữa cho bà bầu

Otinum thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm tai giữa cấp tính ở phụ nữ mang thai. Các trường hợp bị viêm tai ngoài viêm màng nhĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này.

Thành phần có trong Otinum bao gồm salicylate, glycerol, salicylate và một số loại tá dược khác. Khi nhỏ vào tai, glycerol sẽ nhanh chóng thẩm thấu và phát huy tác dụng làm mềm ráy tai, giúp dễ dàng loại bỏ chất cặn bẳn tích tụ bên trong ra ngoài. Trong khi đó, các hoạt chất choline và salicylate lại có tác dụng giảm đau, chống viêm tại chỗ, giúp bà bầu giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu Otinum không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bị thủng màng nhĩ, chảy máu tai, đau tai nặng kèm khả năng nghe kém. Trường hợp dưới 18 tuổi hoặc quá mẫn với thành phần thuốc cũng được chống chỉ định.

Cách sử dụng:

  • Nằm nghiêng để bên tai bị viêm hướng lên trên.
  • Nhỏ thuốc vào trong tai 3 – 4 giọt liên tục.
  • Lặp lại liều tiếp theo sau mỗi 6 – 8 tiếng.
  • Bà bầu chỉ nên dùng thuốc Otinum trị viêm tai giữa tối đa 3 ngày trừ khi được bác sĩ chỉ định sử dụng tiếp.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 5 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Tại Nhà Cực Hiệu Quả Cho Bạn

4. Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho bà bầu dạng nhỏ Polydexa

Thuốc nhỏ tai Polydexa thuộc nhóm kháng sinh, được chỉ định cho bà bầu bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Các thành phần chính có trong thuốc bao gồm Neomycin sulfate kết hợp với Acid citric, Dexamethasone natri metasulphobenzoate, Thiomersal, Polymyxin B sulphate cùng một số loại tá dược khác.

Polydexa chỉ thích hợp sử dụng khi màng nhĩ còn nguyên vẹn. Để chắc chắn điều này, bà bầu nên đến bệnh viện tìm gặp bác sĩ kiểm tra kỹ trước khi dùng thuốc. Polydexa không có hiệu quả đối với các trường hợp bị viêm tai giữa do virus. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trong thời gian tối đa 10 ngày, sau đó bà bầu nên tái khám để đánh giá kết quả và khả năng đáp ứng thuốc.

thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu an toàn
Polydexa là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng nhỏ tai, được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm tai giữa ở bà bầu

Cách sử dụng:

  • Làm ấm lọ thuốc nhỏ trong tay khoảng vài phút
  • Nghiêng đầu qua một bên rồi nhỏ từ 1 – 5 giọt vào trong tai bị viêm.
  • Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Ngừng sử dụng nếu thấy phản ứng dị ứng hoặc các dấu hiệu bất thường ghi ngờ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Đọc thêm: TOP 5 Thuốc Điều Trị Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Hiệu Quả, An Toàn

5. Thuốc Otofa

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu Otofa chứa hoạt chất kháng sinh Rifamycin. Chất này khá nhạy cảm với các chủng vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm và Gram dương. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp chuỗi ARN ngắn của vi khuẩn.

Otofa được chỉ định điều trị cho bà bầu và các đối tượng khác bị viêm tai giữa cấp tính, viêm tai mãn tính kèm mủ hoặc đã bị thủng màng nhĩ.

Cách sử dụng:

  • Nhỏ thuốc vào trong tai bị viêm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 giọt.
  • Thời gian điều trị mỗi đợt từ 7 – 10 ngày.

XEM NGAY: Viêm Tai Giữa Gây Ù Tai Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu

Bất cứ loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu nào cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro ngoài ý muốn khi bị lạm dụng bừa bãi và sử dụng không đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chị em cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng dưới đây:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc nhỏ tai do bác sĩ kê đơn, dù chỉ là thuốc sát trùng thông thường.
  • Nhỏ thuốc đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị đủ thời gian để bệnh được chữa khỏi dứt điểm và tránh hiện tượng lờn thuốc, nhất là với nhóm kháng sinh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh stress, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe