Nội dung chính

Các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y tác động toàn diện đến triệu chứng cũng như căn nguyên gây bệnh. Do đó, dù có tác dụng chậm hơn tân dược nhưng thuốc Đông y thường cho hiệu quả lâu dài, hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc và tránh trường hợp bệnh tái đi tái lại.

Có nên điều trị viêm tai giữa bằng Đông y?

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau một đợt bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… Nhiều trường hợp bệnh tự thuyên giảm nhưng cũng có khi tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần.

Đông y gọi bệnh viêm tai giữa là chứng nùng nhĩ. Bệnh được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Dù quan điểm có phần khác nhau nhưng cả Đông y và y học hiện đại đều cho rằng, chứng bệnh này liên quan đến sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khi thời tiết thay đổi hay còn gọi là nhiễm phong hàn.

chữa viêm tai giữa bằng đông y
Các bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa tác động toàn diện đến cả căn nguyên và triệu chứng

Ngoài ra, chứng nùng nhĩ cũng sinh ra khi can đởm hỏa nhiệt khiến cho chức năng phòng vệ của cơ thể suy giảm. Tạo điều kiện cho phong hàn xâm nhập, quấy rối gây nên tình trạng sốt, phù nề, đau tai, chảy mủ, giảm sức nghe…

Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị từ y học cổ truyền, nhiều người lựa chọn chữa viêm tai giữa bằng Đông y. Đông y cũng sử dụng thuốc dùng ngoài và thuốc uống để làm giảm triệu chứng, phục hồi niêm mạc bị tổn thương, tiêu trừ virus, vi khuẩn.

Mặt khác, các vị thuốc Đông y còn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng hô hấp. Về lâu dài, khả năng phòng vệ được nâng cao sẽ giúp hạn chế bệnh tái phát, chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng dai dẳng.

Nhìn chung, chữa viêm tai giữa bằng Đông y là lựa chọn đáng cân nhắc bên cạnh các phương pháp từ Tây y. Đông y có cả bài thuốc cho cả giai đoạn cấp tính, mãn tính từ thuốc uống cho đến thuốc dùng ngoài.

Tuy nhiên, Đông y không phải là giải pháp tối ưu nếu viêm tai giữa tiến triển nhanh kèm theo sốt cao. Những trường hợp này nên dùng Tây y để kiểm soát nhanh triệu chứng, phòng tránh co giật. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc, thuốc Đông y sẽ phù hợp với các thể cấp tính tiến triển không quá nhanh và viêm tai giữa thể mãn tính.

Tìm hiểu khái niêm: Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

7 Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y đặc trị hiệu quả

Đông y lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa viêm tai giữa. Mỗi bài thuốc sẽ có tác dụng, công năng riêng biệt phù hợp với từng thể lâm sàng.

Dưới đây là 7 bài thuốc uống, dùng ngoài đặc trị viêm tai giữa cấp và mãn tính:

1. Bài thuốc chữa viêm tai giữa thể cấp sưng đau, chảy mủ nhiều

Viêm tai giữa cấp tính có triệu chứng rầm rộ, dễ nhận biết. Trường hợp tai sưng đau kèm theo tiểu tiện vàng, sốt, mệt mỏi, họng khô, miệng đắng và tai chảy mủ nhiều nên dùng bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt. Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị phục linh, bạch truật, trạch tả và đẳng sâm mỗi thứ 12g, xa tiền tử, cam thảo và mộc thông mỗi thứ 8g, bán hạ 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bồ công anh, kim ngân hoa mỗi thứ 30g, ngưu hoàng và bạc hà mỗi thứ 10g, hoàng cầm, sơn chi tử và sài hồ mỗi thứ 12g, long đởm thảo 15g. Sắc uống ngày một thang, dùng đều đặn cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

2. Bài thuốc đặc trị viêm tai giữa cấp kèm tâm phiền

Với thể cấp tính có những biểu hiện tâm phiền như khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, tai chảy mủ ra khó khăn… nên dùng bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, an thần. Các bài thuốc Đông y cho thể bệnh này có tác dụng giảm triệu chứng rõ rệt, đồng thời giúp ngủ ngon, tinh thần trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.

điều trị viêm tai giữa bằng đông y
Bài thuốc đặc trị viêm tai giữa cấp kèm tâm phiền có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn và an thần

Đối với thể viêm tai giữa cấp kèm tâm phiền, có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Dùng địa cốt bì, bạch thược, hương phụ, bạch chỉ, đương quy, sài hồ và hoàng cầm mỗi thứ 10g, cam thảo 8g, long đởm thảo 6g, hoàng kỳ 15g. Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hoàng cầm, sơn chi tử, sài hồ, hạ khô thảo, long đởm thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, cúc hoa và liên kiều mỗi thứ 12g, bán hạ và cam thảo mỗi thứ 8g. Cho tất cả dược liệu vào nồi sắc đặc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

Tham khảo thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả

3. Bài thuốc chữa viêm tai giữa thể mạn tính tái phát nhiều lần

Viêm tai giữa cấp có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh tái đi tái lại thường xuyên gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt. Nếu bệnh trạng có các biểu hiện chính như triệu chứng tái phát nhiều lần, tai chảy mủ, mủ có màu vàng, trắng hoặc nâu sẫm kèm theo ù tai, nặng đầu… nên dùng bài thuốc sau.

  • Chuẩn bị: Ngũ bội tử 20g, nhi trà, huyết kiệt mỗi thứ 15g, ô tặc cốt 100g, băng khiến 2g, lỗ cam thạch nung 250g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu nghiền mịn và trộn đều. Chia đều thành 6g mỗi gói, ngày uống 2 – 3 lần mỗi lần 1 gói.

4. Bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa mạn tính tai chảy mủ loãng lâu ngày

Viêm tai giữa mạn tính có đặc điểm là hay tái phát. Trường hợp tai chảy mủ loãng, trong dài ngày kèm theo chảy nước mũi, tắc mũi, nghẹt mũi… nên dùng bài thuốc sau đây để cải thiện.

  • Chuẩn bị: Tân di hoa, tử tô, hoàng cầm, bạch chỉ, sinh thảo và ké đầu ngựa mỗi thứ 10g, kim ngân hoa và rễ lau mỗi thứ 15g, thạch xương bồ 8g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào sắc đặc, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi triệu chứng dứt điểm hoàn toàn.

5. Bài thuốc trị viêm tai giữa mạn chảy mủ kéo dài, chất đặc dính

Trường hợp tai chảy mủ kéo dài, chất mủ như keo, đặc dính gây giảm thính lực, ù tai kèm theo rêu lưỡi nhớt, nhiều đờm và sườn trướng khó chịu nên dùng bài thuốc sau để cải thiện.

thuốc đông y trị viêm tai giữa
Bài thuốc trị viêm tai giữa mạn chảy mủ kéo dài, chất đặc dính giúp giảm nhanh dịch ứ, cải thiện tình trạng phù nề, ù tai…
  • Chuẩn bị: Mần tưới, bán hạ, hồng hoa, sài hồ và hương phụ mỗi thứ 10g, đương quy 15g, xuyên khung, bạch linh và thạch xương bồ mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

6. Bài thuốc trị viêm tai giữa mạn đầu choáng, mủ loãng

So với thể cấp, viêm tai giữa mãn tính có biểu hiện đa dạng hơn. Trường hợp bệnh tiến triển dai dẳng, không dứt, tai chảy mủ lâu ngày, lúc chảy lúc không, chất mủ loãng kèm theo ù tai, choáng đầu, sắc mặt đỏ bừng, cơ thể suy nhược, lưng đùi yếu mỏi… có thể cải thiện bằng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 16g, thục địa 32g, phục linh, mẫu đơn, tri mẫu, trạch tả, bồ công anh, khổ sâm, kim ngân hoa, hoàng bá mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc đặc, ngày uống 1 thang. Chia thành 2 – 3 lần uống dùng cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

7. Bài thuốc rửa tại chỗ

Ngoài thuốc uống, Đông y còn có các bài thuốc rửa tại chỗ giúp làm sạch mủ, loại bỏ vảy tiết ở ống tai. Thuốc rửa sẽ có hiệu quả khi màng nhĩ đã bị thủng, nếu trường hợp màng nhĩ chưa thủng, thuốc khó tiếp cận vào bên trong tai giữa.

Bên cạnh các bài thuốc uống, bệnh nhân có thể thực hiện thêm một số bài thuốc rửa tại chỗ sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị băng phiến 4g, hoàng liên 10g. Cho tất cả nghiền mịn và trộn đều thành bột. Rửa tai bằng oxy để làm sạch và kháng khuẩn. Sau đó dùng khăn sạch lau cho khô và rắc một lượng thuốc vào. Ngày dùng 3 – 4 lần và duy trì vài ngày cho đến khi tai giữa phù nề, đau nhức.
  • Bài thuốc 2: Dùng rượu trắng 40ml, hoàng liên 5g, băng phiến 3g và ngũ bội tử 10g. Đem hoàng liên thái nhỏ, ngũ bội tử phơi khô và nghiền vụn. Cho tất cả các vị vào ngâm rượu trong 2 – 3 tuần. Khi dùng, sử dụng oxy già làm sạch tai và lau khô, sau đó nhỏ vài giọt rượu thuốc vào ống tai. Dùng đều đặn 3 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Đọc thêm: TOP 8 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Cho Trẻ Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng Đông y

Điều trị viêm tai giữa bằng Đông y hiện đang là xu hướng. Bởi tân dược dễ gây ra hiện tượng phụ thuộc và giảm đáp ứng nếu sử dụng dài ngày. Những trường hợp bệnh mãn tính, tái đi tái lại thường xuyên thường ưu tiên dùng thuốc Đông y vì độ an toàn cao, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài.

thuốc đông y đặc trị viêm tai giữa
Nên tìm gặp thầy thuốc để được bắt mạch, chẩn bệnh và tư vấn bài thuốc phù hợp với thể bệnh

Về cơ bản, tân dược hay thuốc Đông y đều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy khi áp dụng, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tùy tiện thực hiện các bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa. Nên đến bệnh viện/ phòng khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn bài thuốc phù hợp với thể bệnh.
  • Hiện nay, nhiều phòng khám sử dụng dược liệu kém chất liệu, không rõ nguồn gốc – xuất xứ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả cũng như độ an toàn của các bài thuốc. Vì vậy, bạn nên tìm nơi kinh doanh dược liệu uy tín, đáng tin cậy để tránh tình huống kể trên.
  • Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả chậm hơn so với tân dược. Để đạt được kết quả như mong đợi, nên duy trì đều đặn trong thời gian được chỉ định. Không tự ý ngưng uống thuốc khi triệu chứng thuyên giảm vì tình trạng này sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát.
  • Nếu gặp phải tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi mề đay, mẩn ngứa… nên thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Viêm tai giữa có mối liên hệ mật thiết với các bệnh về mũi họng. Do đó cần kết hợp điều trị các bệnh liên quan để đẩy lùi triệu chứng triệt để, hạn chế tái phát.
  • Nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc như vệ sinh tai mũi họng đúng cách, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ… để nâng cao sức đề kháng và dẩy lùi triệu chứng nhanh chóng.
  • Tránh tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải khói bụi, thuốc lá…

Không thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp chữa viêm tai giữa bằng Đông y. Tuy nhiên, cần phải xem xét bệnh trạng, mức độ triệu chứng và tốc độ tiến triển để lựa chọn giải pháp phù hợp. Nếu có ý định điều trị bằng Đông y, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa