Nội dung chính

Viêm tai xương chũm có Cholesteatoma là tình trạng người bệnh bị viêm tai xương chũm, có sự xuất hiện của khối Cholesteatom (khối sừng hóa do sự tích tụ của các tế bào chết dưới da tạo thành). Đây là tình trạng rất hiếm gặp, theo thống kê, chỉ có khoảng 9 – 12 trường hợp viêm tai có cholesteatom trên 100.000 người lớn.

Bệnh viêm tai xương chũm có Cholesteatoma là gì?

Xương chũm là một khối xương nhỏ, nằm ở ngay phía sau vành tai, lồi ra, có thể sờ thấy được. Xương này nằm ở vị trí dưới – sau – ngoài của xương thái dương, tiếp giáp với màng não, não, mạch máu và các dây thần kinh quan trọng. Xương chũm là một trong những cấu trúc quan trọng của tai trong, có tác dụng điều chỉnh áp lực vùng tai, bảo vệ các tế bào lông nhỏ và xương thái dương.

Bệnh viêm tai xương chũm có cholesteatoma gây ra triệu chứng đau tai, chảy mủ tai kéo dài nhiều tháng
Bệnh viêm tai xương chũm có cholesteatoma gây ra triệu chứng đau tai, chảy mủ tai kéo dài nhiều tháng

Viêm tai xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm ở quanh sào bào và tai giữa. Hay nói cách khác, đây là bệnh lý xảy ra khi tai giữa bị vi khuẩn tấn công qua niêm mạc ở hòm tai và thông bào của xương chũm. Bệnh có thể xảy ra ở người lớn hoặc trẻ em, trong đó hay gặp nhất là ở trẻ em.

Cholesteatoma là một khối trắng, mềm giống như bã đậu, bên trong có chứa lớp sừng keratin. Thực tế, cholesteatoma là một khối sừng hóa ở tai giữa, xương chũm của tai, xuất hiện do sự tích tụ bất thường các tế bào da chết tạo thành. Viêm xương chũm có cholesteatoma là một dạng viêm tai giữa mạn lành tính tróc vảy. Bao gồm tình trạng viêm tai, có thêm sự xuất hiện của một khối bị sừng hóa và các tế bào chết.

Xương chũm có một chất gọi là cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương. Khi mủ tai có mùi thối khẳn như cóc chết cần đặc biệt thận trọng. Lý do là đây chính là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo trong tai có chứa chất cholesteatoma. Chất này có khả năng ăn mòn xương, chiếm đến 70% các nguyên nhân gây biến chứng nội sọ…

Viêm tai xương chũm cholesteatoma chủ yếu là viêm tắc mạch máu xương, viêm loãng xương. Đồng thời, các vách ngăn giữa các tế bào xương cũng dần bị phá hủy. Viêm tai xương chũm cũng gây ra tình trạng các ổ mủ tập trung thành túi mủ, đôi khi cũng gây chết từng khối xương, biến thành xương mục và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Tai Giữa Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Triệu chứng của viêm tai xương chũm cholesteatoma 

Viêm tai xương chũm gồm 2 loại là viêm tai xương chũm cấp tính và viêm tai xương chũm mạn tính. Trong đó, viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau viêm tai giữa. Theo các tài liệu y khoa, triệu chứng của viêm tai có cholesteatoma được mô tả như sau:

  • Có các triệu chứng viêm tai điển hình như đau nhức ở tai
  • Đau có thể lan xuống cổ, nửa bên đầu
  • Màng nhĩ đỏ, khả năng nghe kém
  • Ở bề mặt xương chũm bị đỏ, sưng, ấn vào có cảm giác đau
  • Viêm tai có triệu chứng chảy mủ mùi thối
  • Có mủ tạo vảy và tổn thương thủng màng tai vùng màng chùng
  • Đôi khi có thể gặp phải triệu chứng nôn, co giật, cứng gáy, mủ ở tai đặc và nhiều…

Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển của các loại thuốc kháng sinh cùng với việc lạm dụng kháng sinh, các triệu chứng của bệnh thường không điển hình, khó nhận biết. Nếu chỉ thông qua thăm khám lâm sàng đơn giản, rất dễ bỏ sót triệu chứng bệnh và nhầm lẫn với các bệnh viêm tai, thủng màng tai thông thường khác.

Xem thêm: Bệnh Viêm Tai Xương Chũm Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Viêm tai xương chũm cholesteatoma có nguy hiểm không?

Viêm tai xương chũm cholesteatoma có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm tai xương chũm có cholesteatoma là một dạng của viêm tai giữa mạn lành tính tróc vảy. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm tai, có sự xuất hiện của một khối sừng hóa và các tế bào chết.

Viêm tai xương chũm và viêm tai xương chũm có cholesteatoma đều là những bệnh nguy hiểm, khó điều trị
Viêm tai xương chũm và viêm tai xương chũm có cholesteatoma đều là những bệnh nguy hiểm, khó điều trị

Mặc dù không có tính chất ác tính, thế nhưng nếu người bệnh chủ quan, không sớm thăm khám kịp thời, sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh viêm tai xương chũm được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7
  • Chóng mặt do tổn thương tiền đình ngoại biên
  • Tổn thương tràn vào tai trong hoặc não gây viêm màng não…

Không chỉ vậy, bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng như áp xe não, viêm các xương xung quanh hộp sọ, viêm màng não, áp xe cổ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt… Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến chức năng nghe của tai. Đồng thời cũng rất khó điều trị vì khí có thể thấm đủ sâu vào xương chũm.

Viêm tai xương chũm thường xuất phát từ bệnh viêm tai, khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như mủ tai đặc có mùi thối, nghe kém, đau tai, sốt từ 39 – 40 độ, đau theo từng nhịp mạch đập, đau nghiêm trọng dữ dội sâu trong vùng chũm tai và vùng thái dương đầu.

Bệnh thường khó chẩn đoán, dễ bị bỏ qua do tính chất ít gặp hoặc khi kinh nghiệm của bác sĩ không đủ, thăm khám thiếu tỉ mỉ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi có các triệu chứng đau tai, chảy mủ tai, mủ có mùi thối bất thường, hoặc có các triệu chứng về thần kinh, sọ não, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh tật nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra.

Đọc thêm: Viêm Tai Xương Chũm Xuất Ngoại Là Tình Trạng Gì? Cách Trị Bệnh Dứt Điểm

Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là bệnh ít gặp. Theo Viện Y học về sức khỏe quốc gia Mỹ, mỗi năm, chỉ có khoảng 9 – 12/100.000 trường hợp mắc bệnh viêm tai có cholesteatoma. Tuy nhiên, đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng.

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến là do nhiễm trùng trực tiếp bởi các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Haemophilus influenza hoặc Streptococcus. Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp, viêm tai xương chũm có cholesteatoma là biến chứng của bệnh viêm tai giữa, do người bệnh chủ quan, không sớm phát hiện và điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Một số nguyên nhân khác có thể gây viêm tai xương chũm có thể kể đến như:

  • Viêm tai giữa sau các bệnh bạch hầu, cúm, sởi, ho gà
  • Biến chứng của viêm tai giữa mãn tính
  • Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính, phổ biến là viêm tai giữa hoại tử, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh đề kháng yếu.

Vừa qua, vào tháng 5/2023, bệnh viện TWQĐ 108 đã thông tin về một trường hợp mắc viêm tai xương chũm có Cholesteatoma hiếm gặp. Bệnh nhân thăm khám với các triệu chứng như đau tai, chảy mủ tai kéo dài nhiều tháng. Sau khi được thăm khám lâm sàng, các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị bằng phẫu thuật để tiệt căn xương chũm và lấy bỏ khối cholesteatoma.

ĐỌC NGAY: Viêm Tai Giữa Cấp Tính: Dấu Hiệu, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán viêm tai xương chũm có cholesteatoma

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp. Khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, khai thác các triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh. Quan sát tình trạng tai của bệnh nhân, nếu nghi ngờ viêm tai xương chũm sẽ được chỉ định thực hiện:

  • Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương: Thường là chụp CT Scanner, chụp tư thế coronal, chụp tư thế axial để đánh giá sự tổn thương. Với người bị viêm xương chũm khi chụp CT scanner thấy sào bào mở rộng, bên trong chứa các tổ chức viêm…
  • Đo thính lực: Là phương pháp để kiểm tra thính lực, chức năng nghe của tai, khả năng nghe của người bệnh. Khi bị viêm tai, người bệnh có khả năng nghe kém, dẫn truyền nặng, có thể gặp phải tình trạng hỗn hợp nghiêng về dẫn truyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khả năng nghe không giảm nhiều do tổ chức cholesteatoma tạo ra cầu nối để đảm bảo sự liên tục của chuỗi xương con.
  • Chẩn đoán phân biệt: Các chẩn đoán kinh điển là xương có màu đặc ngà, xuất hiện khối cholesteatoma, quá trình viêm kéo dài…
  • Chẩn đoán theo tính chất của cholesteatoma: Khối sừng hóa ướt gây hôi viêm, khi ăn thông với ổ viêm xương thường có mủ, có mùi thối. Nếu khối sừng hóa khô thì mủ tai chảy ít, vỏ bọc ngoài còn nguyên vẹn.

Đối với ca bệnh đã đề cập, các bác sĩ đã chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng. Sau khi thăm khám, nghi ngờ có tổn thương ở vùng sau trên ống tai ngoài bên phải, đã chỉ định người bệnh chụp CT Scan xương thái dương. Sau đó phát hiện người bệnh bị viêm tai xương chũm có khối cholesteatoma trong xương chũm.

Chuyên gia giải đáp: Mổ Viêm Tai Giữa Khi Nào? Chi Phí Phẫu Thuật Như Thế Nào?

Cách xử lý khi bị viêm tai xương có khối cholesteatoma

Với viêm tai xương chũm có khối sừng hóa, để điều trị, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp. Đa phần, khi phát hiện có khối sừng hóa lớn, bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật để tiệt căn xương chũm ngay và lấy bỏ toàn bộ khối cholesteatoma.

Cần tiến hành phẫu thuật để điều trị tình trạng này
Cần tiến hành phẫu thuật để điều trị tình trạng này

Khối tổ chức sừng hóa này nếu tiếp tục phát triển sẽ gây ra các tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong tai, vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, điều trước tiên cần làm chính là phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, việc phẫu thuật phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục, vị trí, tính chất của bệnh.

Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định điều trị bằng các thuốc nhỏ tai như Chloromycetin, Polymyxin, Gentamycin.. Hoặc có thể phối hợp với nhóm kháng viêm steroid để tăng hiệu quả kháng viêm. Đồng thời cần kết hợp rửa nước muối sinh lý, hút rửa mủ để làm sạch tai. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách:

  • Phẫu thuật cắt khối sừng hóa kết hợp với điều trị bằng kháng sinh phổ rộng
  • Phẫu thuật khi có túi mủ, khối sừng hóa hoặc bệnh nhân tích xương nặng, gây ra các triệu chứng toàn thân như mất ngủ, điếc, đau đầu
  • Phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm, cắt bỏ hoặc chỉnh sửa xương chũm.

Xem thêm: Tổng Quan Về Giải Pháp Phẫu Thuật Viêm Tai Xương Chũm Dành Cho Bạn

Biện pháp phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa viêm xương tai chũm có cholesteatoma tốt nhất chính là phòng tránh để không bị viêm tai. Có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Giữ vệ sinh tai sạch sẽ, tránh để nước vào tai, khi vệ sinh tai cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai
  • Vệ sinh tay sạch sẽ, tránh đưa tay ngoáy tai, tránh đưa tay vào tai khi tiếp xúc với bụi bẩn
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm lành mạnh
  • Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, uống đủ nước, ngủ đúng giờ
  • Thăm khám và điều trị dứt điểm khi mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, thậm chí có thể gây điếc, viêm màng não… Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm tai, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, cách tốt nhất là bạn nên sớm thăm khám các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp